Thay đổi thành con người mới

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu gần đây trải qua sự mất mát, thất bại trong sự nghiệp, hay đơn giản là không cảm thấy hài lòng với những gì đang diễn ra, đã đến lúc bạn cần thay đổi thành con người mới. Để bắt đầu lại từ đầu cần có nhiều thời gian, và là một quá trình lâu dài.[1] Học cách bắt đầu chương mới trong cuộc sống có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng và phát triển.

Các bước[sửa]

Từ bỏ thói quen xấu[sửa]

  1. Nhận diện thói quen xấu. Một số thói quen có hại cho sức khỏe thể chất hoặc sức khỏe tinh thần hay cảm xúc của bạn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thói quen có ích, và việc duy trì thói quen giúp bạn định hướng thế giới mỗi ngày.[2] Khi xem xét những hoạt động hằng ngày, bạn nên nhận biết thói quen nào là xấu, gây hại, hoặc cản trả khả năng thành công của mình. Điều này giúp bạn nhận ra và tách biệt thói quen cần điều chỉnh.[2]
    • Ghi danh sách những hoạt động hằng ngày của bạn. Bắt đầu bằng những việc làm mỗi khi thức dậy, diễn ra trong một ngày bình thường, và công việc cuối cùng trước khi đi ngủ.
    • Ghi những hoạt động mà bạn không nghĩ đây là thói quen. Thậm chí những hoạt động độc lập cũng có thể trở thành một phần thói quen thường ngày.
  2. Xác định nguyên nhân thật sự. Thói quen thường trở nên quá phổ biến đến nỗi bạn dễ quên đi lý do tại sao thói quen này được hình thành lúc ban đầu. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy bản thân thường xuyên đi mua sắm hoặc ăn vô độ, đây là những hoạt động có tác dụng giảm căng thẳng hoặc buồn bã. Nếu xem tivi hoặc lướt web quá nhiều, có lẽ bạn đang tránh tiếp xúc với người thân trong nhà.[2]
    • Mỗi hành động đều có động cơ thúc đẩy, cho dù bạn có nhận ra hay không.[2]
    • Trước khi thay đổi thói quen xấu, bạn cần tìm ra nguyên nhân tại sao lại thực hiện thói quen đó. Thành thật với bản thân, và tự hỏi liệu duy trì thói quen này có giúp bạn tránh khỏi những điều phiền muộn hay chỉ là cách xử lý không hiệu quả.[2] Ví dụ, bạn hay cắn móng tay khi cảm thấy lo lắng; thói quen xấu này có thể là cơ chế phản ứng đối với cảm xúc của bạn.
  3. Đối mặt với vấn đề. Nhằm loại bỏ thói quen xấu, bạn cần giải quyết nguyên nhân tiềm ẩn. Đây không phải là điều dễ dàng, nhưng là cách duy nhất để kết thúc vòng luẩn quẩn của việc né tránh và dẫn đến hành vi không mong muốn. Nếu cảm thấy khó khăn khi đối mặt với vấn đề, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa có trình độ.[2]
    • Để thay đổi hành vi tiêu cực, bạn cần thay thế bằng hành vi tích cực. Thay vì ăn uống vô độ nhằm tránh né cảm xúc đau buồn, bạn nên nhận thức cảm giác của bản thân và tâm sự với người khác về vấn đề này.[2]
    • Tìm bác sĩ chuyên khoa có trình độ tại địa phương trên internet, hoặc đề nghị bác sĩ giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa có khả năng giúp bạn giải quyết cảm xúc hoặc tình huống khó khăn trong cuộc sống.
  4. Trao đổi với người khác. Cách tốt nhất để khắc phục thói quen xấu đó là tạo dựng mạng lưới hỗ trợ. Bạn nên tìm đến đối tác, vợ/chồng, người thân, bạn thân, hoặc nhóm người trong nhóm hỗ trợ để tâm sự những điều đang diễn ra và đề nghị giúp đỡ. Nếu bạn tìm được đối tác hỗ trợ cũng đang cố gắng loại bỏ thói quen xấu, cả hai sẽ hỗ trợ lẫn nhau dễ dàng hơn.[2]
  5. Kiên nhẫn. Từ bỏ thói quen xấu cần nhiều thời gian, và đôi lúc bạn sẽ mắc sai lầm. Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ đó là những thất bại này là hoàn toàn bình thường, và rằng sự thay đổi lớn trong cuộc sống không chỉ diễn ra trong một đêm. Bạn nên xem việc từ bỏ thói quen xấu giống như đang cố gắng bỏ thuốc hoặc cai rượu bia. Những điều này không phải dễ dàng, và cần rất nhiều sự kiên trì cũng như nỗ lực. Tha thứ cho bản thân vì đã mắc lỗi lầm, và dùng những kinh nghiệm đó để tăng cường động lực thay đổi.[2]

Tạo cơ hội thành công cho bản thân[sửa]

  1. Tìm nguồn vui cho chính mình. Điều quan trọng là bạn nên theo đuổi niềm vui trong công việc và cuộc sống. Hầu hết mọi người đến có sở thích hay những hoạt động mà họ muốn làm trong thời gian rảnh, vậy còn công việc thì như thế nào? Nếu đang bắt đầu chương mới trong cuộc sống, bạn nên tập trung vào việc tìm kiếm công việc mang lại niềm vui và sự tràn đầy cho mình.
    • Thay vì theo đuổi địa vị và tiền bạc (đây là hai thứ quan trọng), bạn nên tìm công việc có thể mang lại thách thức và trách nhiệm cho mình. Điều này giúp bạn luôn cải thiện và phát triển mang lại kết quả về lâu về dài.[3]
    • Làm những điều mình thích, hoặc dành thời gian mỗi ngày cho những người mà bạn quan tâm. Điều này giúp bạn ghi nhớ rằng mình có thể tự tạo dựng tương lai cho bản thân.[4]
  2. Thiết lập mục tiêu mới. Một phần trong quá trình thay đổi thành con người mới đó là từ bỏ những thứ mà bạn từng muốn có trong cuộc đời mình. Không nhất thiết bạn phải từ bỏ mục tiêu chung (chẳng hạn như có công việc ổn định hoặc tìm đối tác hỗ trợ), nhưng có thể bạn phải loại bỏ một vài chi tiết trong mục tiêu trước đây và điều chỉnh với hoàn cảnh mới. Học cách xem đây là điều tốt, và là sự bắt đầu của khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc sống, sẽ giúp bạn thích nghi tốt với sự chuyển đổi.[4] Đưa ra mục tiêu theo tiêu chí S.M.A.R.T, đó là phải cụ thể (specific), vừa phải (measurable), có thể đạt được (achievable), tập trung vào kết quả (results-focused), và ràng buộc thời gian (time-bound).[5]
    • Cụ thể — Mục tiêu cần có nền tảng vững chắc, động cơ thúc đẩy, và kế hoạch thực hiện.[5]
    • Vừa phải —Mỗi mục tiêu phải có kết quả rõ ràng và cách định lượng thành công trên con đường đi.[5]
    • Có thể đạt được — Mục tiêu nên có sự thách thức, nhưng phải thực tế và có khả năng đạt được.[5]
    • Tập trung vào kết quả — Mục tiêu cần định lượng kết quả cụ thể, thay vì chỉ có hành động định lượng. Tập trung vào những mục tiêu giúp bạn thấy rõ kết quả rõ ràng, và nỗ lực hết sức cho đến khi đạt được những kết quả đó.[5]
    • Ràng buộc thời gian — Thời gian thực hiện mục tiêu cần phải hợp lý để tạo nên nhận thức cấp bách và thúc đẩy, nhưng vẫn phải đủ thực tế dành cho những biến cố hoặc lỗi sai không tránh được.[5]
  3. Ghi rõ mục đích. Nghiên cứu cho thấy liệt kê mục tiêu ra giấy hoặc xem giấy nhắc nhở mỗi ngày có thể tăng cường quyết tâm của bạn. Bất kể mục tiêu là gì, bạn nên viết ra giấy và treo ở nơi dễ nhìn hằng ngày.[2]
    • Có mục đích cụ thể và nhắc nhở bản thân thường xuyên về mục tiêu đó giúp con người trở nên vui vẻ hơn, cho dù hoàn cảnh hiện tại có như thế nào đi nữa.[4]
    • Xem mục tiêu thường xuyên nhất có thể. Đây là bước quan trọng trong việc đạt được mục tiêu, và giúp bản thân luôn có động cơ thúc đẩy trên con đường đi.[2]
  4. Ăn mừng chiến thắng nhỏ. Con đường dẫn đến thành công luôn chứa đựng nhiều chông gai thách thức. Bạn rất dễ nản lòng khi mọi thứ không trở nên suôn sẻ. Đó là lý do tại sao bạn cần trân trọng những thành quả nhỏ mà bản thân đạt được.[6]
    • Trân trọng thành quả trong từng hoạt động. Ngay cả khi thất bại, chẳng hạn như mất sự nghiệp, bạn vẫn nên xem đó là thành tựu của bản thân: bạn không còn bị trói buộc với cơ sở kinh doanh của mình, và có thể bắt đầu lại từ đầu theo cách mình muốn.[6]
  5. Bỏ qua những người tiêu cực. Sẽ luôn có người nào đó nói rằng bạn sẽ không thành công, hay mọi nỗ lực đều vô ích. Nhiều người không hiểu được tầm quan trọng của việc thúc đẩy và cải thiện bản thân. Động lực và đạo đức làm việc làm những yếu tố quan trọng, nhưng bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ và công nhận từ những người mà mình quan tâm. Bạn bè và người thân nên ở cạnh để khuyến khích cũng như thách thức để giúp bạn phát triển.[7]
    • Nếu bạn bè hoặc đồng nghiệp không công nhận nỗ lực hoàn thiện bản thân, bạn cần tìm những người khác có cùng suy nghĩ để được hỗ trợ.
    • Bạn có thể tìm đến những người trong cộng đồng hỗ trợ, hoặc phạm vi lớn hơn. Không nên ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, những người trong chùa (nếu bạn theo đạo), hoặc thậm chí những người trong cộng đồng.[7]

Cải thiện tương tác xã hội[sửa]

  1. Duy trì cuộc đối thoại bình thường. Đối với những người gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội, việc đối thoại lâu dài với người hoàn toàn xa lạ không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu từ từ và tiến dần lên. Thử bắt đầu mỉm cười với những người trên đường. Sau đó khen ngợi những người mà bạn gặp mỗi ngày, và nói "cám ơn" với thu ngân hoặc nữ phục vụ. Những bước nhỏ này giúp bạn trở nên tự tin hơn và có thể trao đổi nhiều điều với người mà mình không quen biết.[8]
  2. Thực hành kỹ năng giao tiếp. Nếu vẫn chưa thoải mái khi nói chuyện với người lạ, bạn nên đối thoại với người quen của mình. Khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội được hoàn thiện cùng với thực hành, và mỗi lần thực hành kỹ năng xã hội, kỹ năng đối thoại với người khác sẽ được nâng cao hơn.[8]
    • Bắt đầu bằng việc trò chuyện kéo dài với một hoặc hai người mà bạn quen biết rõ và cảm thấy thoải mái. Sau đó chuyển sang đối thoại với nhóm người quen. Sau khi cảm thấy kỹ năng giao tiếp đã lưu loát, bạn có thể thực hành kỹ năng trò chuyện với người ít quen biết.[8]
  3. Quan sát cách thức tương tác của người khác. Một cách đơn giản để tăng cường kỹ năng xã hội dó là quan sát người khác khi họ đang tương tác. Bạn có thể thực hiện điều này với những người lạ. Thử đến nơi công cộng, chẳng hạn như quán cà phê hoặc bar (nếu bạn đủ tuổi uống bia rượu), và quan sát cách giao tiếp của những người xung quanh.[9]
    • Lưu ý cấu trúc đối thoại mà bạn quan sát. Đây là cuộc nói chuyện tập trung vào một người hay có sự qua lại? Cách nhắc đến chủ đề trong cuộc đối thoại như thế nào: chúng diễn ra tự nhiên khi đang nói về những điều khác hay được đề cập một cách bất chợt? Có thể có sự kết hợp của hai người?
    • Lưu ý ngôn ngữ cơ thể. Những người đang nói chuyện có đứng gần nhau hay tách xa? Họ có duy trì ánh mắt hay nhìn đi chỗ khác?
    • Quan sát nhiều trường hợp trong nhiều môi trường khác nhau. Điều này giúp bạn có cách nhìn tốt hơn về cách mọi người tiến hành đối thoại và tương tác với nhau.
  4. Tìm kiếm chủ đề đối thoại. Nếu trò chuyện với bạn bè, bạn nên suy nghĩ về những điều diễn ra trong cuộc sống có thể tâm sự với người khác. Nếu trao đổi với người lạ hoặc ít quen biết, bạn có thể đề cập những sự kiện đang diễn ra để khơi gợi chủ đề trao đổi dễ dàng.[9]
    • Thực hành kỹ năng lắng nghe. Bất kể chủ đề cuộc trò chuyện là gì, bạn nên lắng nghe người khác khi đang nói và biến thành cuộc đối thoại. Lưu ý nội dung trao đổi của người đối diện, và đặt ra một số câu hỏi để thể hiện sự quan tâm của mình.
  5. Duy trì cách hành xử tốt. Một trong những cách tốt nhất để hoàn thiện kỹ năng xã hội đó là trở thành một người thân thiện và dễ gần. Nếu tỏ ra lịch sự và đáng yêu, mọi người sẽ muốn trò chuyện với bạn thật nhiều trong tương lai.[9]
    • Luôn nói "làm ơn" và "cám ơn" khi nói chuyện với người khác. Mọi người thường chú ý đến cách hành xử tốt và thường tìm phẩm chất lịch sự và mong muốn ở người khác.[9]
    • Áp dụng cách hành xử tốt đôi khi sẽ ẩn giấu sự thiếu tự tin hoặc không kiên định, và có thể giúp bạn trở nên thoải mái khi tiếp xúc với người khác.[9]

Cam kết thay đổi[sửa]

  1. Đánh giá nguyên nhân thay đổi. Thay đổi là điều hết sức lành mạnh, và đôi khi không thể tránh được trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần xem xét lý do tại sao lại thay đổi cuộc sống. Có nhiều yếu tốc thúc đẩy một người thay đổi, và lý do của mỗi người không giống nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của họ. Tuy nhiên, trước khi quyết định thay đổi, điều quan trọng là bạn đang thay đổi vì lý do đúng đắn.[7]
    • Suy nghĩ về động cơ thúc đẩy thay đổi . Bạn muốn thay đổi cho chính mình hay vì người khác? Tại sao việc thay đổi lại quan trọng đối với bạn?[7]
  2. Tự hứa với bản thân. Mục tiêu và ý định sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự cam kết. Cho dù mục tiêu là gì, bạn cũng nên tự hứa với bản thân rằng sẽ không từ bỏ mục tiêu, và sẽ nỗ lực hết mình để đạt được thành công.[10]
    • Nếu không thể cam kết thực hiện cho bản thân, bạn nên cam kết thành công vì người khác: cha mẹ tự hào, đối tác hỗ trợ, hay bạn bè luôn quan tâm mình. Bất kể phải làm những gì, bạn cũng nên tự hứa rằng mình sẽ không bỏ cuộc.[10]
  3. Tạm biệt quá khứ. Nếu bạn gặp điều gì đó không may hoặc bất hạnh, dường như những điều xảy ra trong quá khứ sẽ mãi mãi quyết định tương lai của bạn. Tuy nhiên, có một sự thật rằng quá khứ không có liên quan gì đến tương lai. Bạn có thể nỗ lực quên đi quá khứ và tự tạo thành công trong tương lai.[4]
    • Nếu đang cố gắng vượt qua biến cố trong quá khứ nhưng vẫn cảm thấy bế tắc trong việc bước tiếp, bạn nên tìm đến một vài lời khuyên để có thể giúp ích và cần thiết.
    • Học cách đối mặt với suy nghĩ tiêu cực, ngừng suy tư, và vượt qua thất bại cực kỳ hữu ích trong việc quên đi quá khứ đầy khó khăn.
  4. Đặt ra kỳ vọng thực tế. Thay đổi cuộc sống không phải một sớm một chiều. Đây là quá trình lâu dài và chất chứa nhiều chông gai cũng như hạnh phúc. Bạn nên có cái nhìn tích cực và tìm đến tương lai đầy hứa hẹn bằng cách thay đổi từng ngày. [4]
    • Thay đổi từng hành vi một. Bạn cần thay đổi một khía cạnh trong cuộc sống trước khi chuyển sang những khía cạnh khác. Nếu cố gắng thay đổi mọi thứ cùng lúc, bạn sẽ không cải thiện được điều gì.[11]

Lời khuyên[sửa]

  • Đặt ra mục tiêu hợp lý tương ứng khung thời gian thực tế.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]