Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trị da nhạy cảm khi bị sốt
Từ VLOS
Sốt là dấu hiệu cho biết cơ thể đang cố chống lại thứ gì đó không tốt như vi khuẩn hoặc sự viêm nhiễm. Bên cạnh đó, sốt thường là triệu chứng của một bệnh như cúm, kiệt sức vì nhiệt, cháy nắng, một số tình trạng viêm nhiễm, phản ứng với thuốc và những vấn đề khác.[1] Khi tự nhiên bị sốt hay sốt do ảnh hưởng của một bệnh khác thì bạn cũng có thể gặp phải vấn đề da nhạy cảm. Tuy nhiên, có rất nhiều cách giúp làm dịu loại dị ứng da này để cảm thấy dễ chịu hơn trong khi chờ lành bệnh.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xử lý da nhạy cảm[sửa]
- Chọn trang phục thoải mái với loại vải mềm và mỏng.[2] Bao gồm cả chăn và ga giường mà bạn dùng để ngủ hoặc nghỉ ngơi. Bạn nên dùng càng ít lớp vải càng tốt.
-
Giảm
sức
nóng.
Trong
mùa
đông,
nếu
bạn
phải
dùng
đến
máy
sưởi,
hãy
giảm
độ
nóng
để
nhiệt
độ
phòng
trở
nên
mát
mẻ
khi
chờ
lành
bệnh.[2]
- Nếu không phải mùa đông, hãy dùng quạt để giảm sức nóng. Thỉnh thoảng phun sương khi ngồi trước máy quạt cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
-
Tắm
với
nước
âm
ấm.
Nước
âm
ấm
có
nhiệt
độ
30°C.
Tắm
bồn
sẽ
tốt
hơn
tắm
vòi
sen
vì
bạn
ngâm
cả
cơ
thể
vào
nước
nhưng
nếu
không
có
bồn
tắm
thì
bạn
vẫn
có
thể
tắm
vòi
sen.[3]
- Không tắm với nước đá lạnh.
- Không dùng cồn tẩy rửa để làm mát da.
- Chườm khăn lạnh hoặc gói đá lạnh lên cổ.[4] Có rất nhiều phương pháp mà bạn có thể dùng để ướp lạnh thứ gì đó rồi đặt lên trán, mặt hoặc phía sau cổ. Bạn có thể ngâm khăn vào nước lạnh, đặt gói đá hoặc viên đá vào khăn (cách này sẽ kéo dài lâu hơn) hoặc làm ướt khăn và cho vào tủ đông trước khi dùng. Hãy thử dùng túi gạo nhỏ và cho vào tủ đông. Bạn có thể cho gạo vào túi vải để dùng hoặc mua ở cửa hàng nếu có bán.
-
Mang
tất
ẩm
khi
đi
ngủ.
Trước
khi
ngủ,
hãy
ngâm
chân
trong
nước
nóng.
Sau
đó,
làm
ẩm
đôi
tất
cotton
với
nước
lạnh
và
mang
vào
chân.
Mang
thêm
một
đôi
vớ
dày
hơn
bên
ngoài
đôi
vớ
ẩm
rồi
đi
ngủ.[4]
- Phương pháp này không nên dùng cho người bị bệnh tiểu đường vì họ không có tuần hoàn máu tốt hoặc cảm giác nhạy ở chân.
- Một số hãng mỹ phẩm tạo ra sản phẩm dành cho chân có chứa bạc hà. Khi bôi lên chân sẽ tạo ra cảm giác mát lạnh. Dùng lotion, kem hoặc gel dạng này bôi lên chân trong suốt cả ngày để cơ thể hạ nhiệt.
Đối phó với cơn sốt[sửa]
- Dùng thuốc bán sẵn ở hiệu thuốc. Bác sĩ thường khuyên người lớn uống acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin khi bị sốt. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trên hộp thuốc để biết liều lượng cần.[5]
- Dùng thuốc theo toa của bác sĩ. Do sốt thường là triệu chứng của một bệnh khác nên bác sĩ sẽ kê thuốc để chữa bệnh đó (như kháng sinh). [5] Chỉ nên dùng thuốc được kê riêng cho tình trạng bệnh của bạn. Bên cạnh đó là tuân theo liều lượng thuốc mà bác sĩ khuyên uống và hướng dẫn trên hộp thuốc.
-
Uống
nhiều
nước.
Sốt
khiến
cho
cơ
thể
bị
mất
nước
nhưng
để
giữ
cho
cơ
thể
khỏe
mạnh
chống
lại
các
bệnh
tật
thì
bạn
phải
cung
cấp
đủ
nước.
Thường
xuyên
uống
càng
nhiều
nước
càng
tốt,
kể
cả
nước
hoa
quả.[2]
- Nước súp cũng hiệu quả vì nó có chứa muối, giúp giải tỏa việc mất nước.
- Một cách đơn giản khác để cấp nước cho cơ thể là ăn kem. Vì bạn bị sốt và cơ thể đang rất nóng, việc này sẽ giúp bạn cảm thấy mát hơn mặc dù chỉ là tạm thời.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Bạn bị sốt vì sự bất ổn trong cơ thể. Lúc đó, cơ thể sẽ dùng toàn bộ năng lượng để chống lại bệnh tật mà không dùng để làm những việc không cần thiết khác. Hơn nữa, hoạt động cần năng lượng cũng sẽ làm tăng thân nhiệt, thứ mà bạn không cần ngay lúc này.[2] Hãy nằm nghĩ trên giường hoặc trên ghế sofa. Đừng đi làm hoặc đi học. Không đi ra ngoài vì việc vặt trừ khi thật sự cần thiết. Đừng lo đến việc nhà cho tới khi bạn thấy khỏe.
Phòng tránh sốt[sửa]
- Rửa tay. Bạn không thể rửa tay thường xuyên mọi lúc mọi nơi nhưng bạn nên rửa tay sau khi dùng nhà vệ sinh và trước khi ăn. Hơn nữa tập thói quen rửa tay sau khi từ ngoài phố trở về nhà hoặc chạm vào tay nắm cửa, nút thang máy hoặc sử dụng phương tiện công cộng cũng rất có ích.[6]
- Đừng sờ vào mặt. Bàn tay giúp gắn kết cả thế giới. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là tay dễ dính bụi, dầu, vi khuẩn và những thứ khác mà bạn không muốn nghĩ tới, đặc biệt là trước khi rửa tay.[6]
- Đừng dùng chung chai nước, cốc hoặc thìa đũa. Việc này đặc biệt quan trọng khi bạn hoặc người kia đang bị ốm. Nhưng đây chỉ là để bảo vệ sức khỏe của bạn vì một số bệnh có thể lây nhiễm khi người bệnh không có triệu chứng rõ ràng, tốt nhất bạn nên tránh chia sẻ bất kỳ thứ gì với ai mà có chạm đến miệng.[6]
-
Thường
xuyên
tăng
cường
hệ
miễn
dịch.
Đảm
bảo
rằng
bạn
tiêm
vắc
xin
và
tăng
cường
hệ
miễn
dịch
đúng
hạn.
Nếu
bạn
không
thể
nhớ
lần
cuối
bạn
làm
việc
này
là
khi
nào
thì
hãy
trao
đổi
với
bác
sĩ
-
trong
một
số
trường
hợp,
tốt
nhất
tiêm
phòng
sớm
vẫn
tốt
hơn
là
không
tiêm
gì
cả.[7]
Tăng
cường
hệ
miễn
dịch
sẽ
giúp
đẩy
lùi
các
bệnh
như
cúm
hoặc
sởi
vốn
thường
kèm
theo
triệu
chứng
sốt.
- Lưu ý rằng việc tăng cường hệ miễn dịch với vi khuẩn hoạt tính sẽ gây ra triệu chứng tạm thời, bao gồm cả sốt trong vài ngày tiếp theo sau khi tiêm chủng. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết rõ những tác dụng phụ có thể xuất hiện.
Cảnh báo[sửa]
- Thân nhiệt “bình thường” là 37°C. Với trẻ sơ sinh, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ khi (a) bé từ 1 đến 3 tháng tuổi có thân nhiệt cao hơn 38°C, (b) bé từ 3 đến 6 tháng sốt cao hơn 39°C, (c) bé từ 6 đến 24 tháng tuổi sốt cao hơn 39°C và kéo dài hơn 1 ngày. Trẻ hơn 2 tuổi nên được đưa đến gặp bác sĩ khi bị sốt có kèm theo triệu chứng khác. Người lớn nên đến gặp bác sĩ khi sốt cao hơn 39°C và kéo dài hơn 3 ngày.[8]
- Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ khi cảm thấy lo lắng về bệnh tình.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/basics/causes/con-20019229
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019229
- ↑ http://www.medicinenet.com/aches_pain_fever/page5.htm
- ↑ 4,0 4,1 http://www.besthealthmag.ca/best-you/home-remedies/natural-home-remedies-fever#a6pM5rq8JhcOVklv.97
- ↑ 5,0 5,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/basics/treatment/con-20019229
- ↑ 6,0 6,1 6,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/basics/prevention/con-20019229
- ↑ http://www.medicinenet.com/aches_pain_fever/page7.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/basics/symptoms/con-20019229