Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trị nhiễm trùng nấm men
Từ VLOS
Nhiễm trùng nấm men là một trong các tình trạng thường xảy ra nhất ở phụ nữ. Nấm men là loại nấm sống trong âm đạo với số lượng nhỏ. Còn được biết đến với tên nấm âm đạo, nhiễm trùng nấm men phát triển khi có quá nhiều tế bào nấm men sinh sôi trong âm đạo.[1] Triệu chứng bệnh có thể chỉ ở mức khó chịu, hoặc nặng hơn khiến bạn không thể chịu nổi, tuy nhiên đa phần các trường hợp đều dễ dàng điều trị. Tất cả những gì bạn cần làm là để ý các triệu chứng khi chúng xuất hiện, bao gồm đau, rát, ngứa và nóng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chẩn đoán Nhiễm trùng[sửa]
-
Tìm
các
triệu
chứng.
Có
một
số
dấu
hiệu
về
thể
chất
cho
thấy
tình
trạng
nhiễm
trùng
nấm,
phổ
biến
nhất
là:[1]
- Ngứa, rát và nói chung là khó chịu ở khu vực âm đạo.
- Đau hoặc nóng trong khi tiểu hay giao hợp.
- Âm đạo tiết dịch nhầy sệt màu trắng (giống phô mai tươi). Lưu ý rằng không phải tất cả phụ nữ đều có dấu hiệu này.
-
Xem
xét
các
nguyên
nhân.
Nếu
bạn
không
biết
chắc
mình
có
bị
nấm
âm
đạo
hay
không
thì
nên
xem
xét
một
số
nguyên
nhân
phổ
biến
gây
ra
nhiễm
trùng
nấm:
- Thuốc kháng sinh - Nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm sau khi uống kháng sinh trong nhiều ngày.[2] Thuốc kháng sinh tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi trong cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn ngăn chặn không cho nấm men phát triển quá mức, do đó dẫn tới nhiễm trùng nấm.[3] Nếu bạn có uống kháng sinh gần đây và cảm thấy nóng, ngứa trong âm đạo thì khả năng bạn đã bị nấm âm đạo.
- Kinh nguyệt - Phụ nữ dễ bị nấm âm đạo nhất vào khoảng thời gian có kinh. Vì vậy nếu các triệu chứng trên xuất hiện gần với thời gian có kinh thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng.[4]
- Tránh thai - Thuốc tránh thai và loại thuốc uống sau khi quan hệ có thể làm thay đổi mức hóc môn, từ đó gây ra nhiễm trùng nấm men.[5]
- Tình trạng sức khỏe hiện tại - Một số bệnh như HIV và tiểu đường cũng có thể gây nấm âm đạo.[5]
- Có thai - Sự thay đổi về hóc môn khi mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm trong thời gian này.[6]
- Sức khỏe tổng quát - Bệnh tật, béo phì, thói quen ngủ không lành mạnh và sự căng thẳng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh này.[4]
-
Mua
giấy
thử
pH
ở
nhà.
Cũng
như
khi
mang
thai,
bạn
có
các
phương
pháp
thử
nghiệm
để
biết
điều
gì
đang
xảy
ra
ở
dưới
đó.
Độ
pH
bình
thường
của
âm
đạo
khoảng
4,
hơi
mang
tính
axít.
Bạn
phải
làm
theo
các
hướng
dẫn
đi
cùng
với
sản
phẩm.[7]
- Trong thử nghiệm này, bạn cần giữ miếng giấy pH ép sát vào vách âm đạo trong vài giây. Sau đó so sánh màu của giấy với thang màu bán kèm theo sản phẩm. Số của màu gần giống nhất với màu trên giấy pH chính là giá trị pH trong môi trường âm đạo.[8]
- Nếu kết quả thử nghiệm trên 4, tốt nhất bạn nên đi khám bệnh. Giá trị này không cho thấy tình trạng nhiễm trùng nấm, nhưng có thể là dấu hiệu của căn bệnh nhiễm trùng khác.[8]
- Nếu kết quả dưới 4, có khả năng bạn đã bị nấm (nhưng không chắc chắn).
-
Xác
nhận
kết
quả
chẩn
đoán
với
bác
sĩ.
Nếu
bạn
chưa
từng
bị
nhiễm
trùng
nấm
trước
đây
hoặc
không
chắc
về
kết
quả
thử
nghiệm
thì
nên
tới
phòng
khám
phụ
khoa.
Bác
sĩ
hay
y
tá
sẽ
kiểm
tra
nhanh
âm
đạo,
và
dùng
tăm
bông
lấy
mẫu
dịch
âm
đạo
để
đếm
số
lượng
tế
bào
nấm
men.
Đó
gọi
là
phương
pháp
soi
tươi
huyết
trắng.
Bác
sĩ
có
thể
yêu
cầu
thực
hiện
thêm
xét
nghiệm
bổ
sung
để
loại
trừ
các
nguyên
nhân
khác
gây
ra
bệnh.[1]
- Dù nhiễm trùng nấm men rất phổ biến ở phụ nữ nhưng cũng khó để bạn tự chẩn đoán chính xác. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 35% số phụ nữ có tiền sử nhiễm nấm có thể chẩn đoán đúng tình trạng nấm âm đạo thông qua các triệu chứng gặp phải.[9][5] Bệnh mụn rộp sinh dục và dị ứng với bột giặt quần áo thường bị nhầm lẫn với nhiễm trùng nấm men.
- Nên nhớ còn có nhiều lý do khác khiến âm đạo tiết dịch nhầy bất thường và gây khó chịu, bao gồm các trường hợp nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas. Ví dụ, nhiễm trùng nấm có nhiều triệu chứng rất giống với bệnh lây truyền qua đường tình dục.[10] Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm tái đi tái lại thì bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm nuôi cấy, để xác định liệu đó có phải do một loại nấm candida khác gây ra ngoài nấm C. albicans.
- Phụ nữ mang thai không nên trị nấm âm đạo trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ.[11]
Sử dụng Thuốc[sửa]
- Cẩn thận khi tự điều trị. Bạn chỉ nên tự mình trị nhiễm trùng nấm men nếu hoàn toàn tự tin về khả năng chẩn đoán của mình. Nhưng nhớ rằng nhiều phụ nữ từng trải qua nhiễm trùng nấm vẫn nhầm lẫn khi chẩn đoán bệnh. Nếu chỉ hơi nghi ngờ về kết quả chẩn đoán bạn cũng nên đi khám bệnh.
-
Uống
thuốc
theo
toa.
Bác
sĩ
có
thể
kê
thuốc
fluconazole
chống
nấm
(Diflucan),
uống
một
liều
duy
nhất.[12][1]
Tác
dụng
của
thuốc
xuất
hiện
trong
vòng
12-24
giờ
đầu
tiên.
- Đây là cách trị nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với nấm âm đạo. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng rất nặng thì nên đi khám bệnh ngay để xác định đây có phải là chọn lựa điều trị phù hợp cho bạn không.
-
Sử
dụng
cách
điều
trị
cục
bộ.
Đây
là
cách
trị
nấm
phổ
biến
nhất,
thuốc
được
bán
theo
toa
hoặc
không
cần
toa.
Các
loại
thuốc
này
bao
gồm
kem,
thuốc
thoa
và
thuốc
viên
nhét
chống
nấm,
dùng
để
bôi
và/hoặc
nhét
vào
âm
đạo.
Bạn
có
thể
mua
kem
và
thuốc
bôi
tại
hầu
hết
các
tiệm
thuốc
hay
siêu
thị.
Nếu
bạn
không
biết
phải
mua
thuốc
ở
đâu
thì
nên
nhờ
bác
sĩ
chỉ
chỗ
mua.[12][1]
- Thành phần dược chất có trong các thuốc này thuộc nhóm thuốc có tên azole, bao gồm clotrimazole (Mycelex), butoconazole (Gynezol hay Femstat), miconazole nitrat (Monistat), và tioconazole (Vagistat-1). Khi mua, bạn có thể chọn lựa khung thời gian dùng thuốc (ví dụ, bôi một lần duy nhất, bôi từ một tới ba ngày, v.v...). Nhưng bạn nên nhờ bác sĩ hướng dẫn để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất.[12]
- Nhớ đọc cẩn thận các hướng dẫn bán kèm theo thuốc, vì trên đó có ghi thông tin về cách bôi kem hoặc cách nhét thuốc vào âm đạo. Bạn phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng. Nếu không biết chắc phải làm gì thì bạn nên nhờ bác sĩ hướng dẫn.
-
Hoàn
thành
trọn
vẹn
đợt
điều
trị.
Không
ngừng
dùng
thuốc
sớm
cho
dù
các
triệu
chứng
đã
hết.
Bạn
phải
sử
dụng
thuốc
đúng
theo
chỉ
định
trong
tờ
hướng
dẫn.[1]
- Nếu sau 2-3 ngày sử dụng thuốc không kê toa mà triệu chứng không giảm thì bạn nên đi khám bệnh để tìm cách điều trị khác.
- Cẩn thận với bao cao su nếu bạn đang bôi kem chống nấm hay thuốc nhét âm đạo. Một số thuốc chứa dầu là thành phần có thể làm suy yếu chất liệu cao su thiên nhiên của bao cao su.[13][14]
-
Cách
điều
trị
tùy
thuộc
vào
tình
trạng
nhiễm
trùng.
Trong
khi
nhiễm
trùng
nấm
nhẹ
có
thể
hết
trong
vòng
vài
ngày,
nhưng
các
ca
nặng
hơn
cần
nhiều
thời
gian
để
khỏi
hoàn
toàn.
Có
trường
hợp
bác
sĩ
kê
thuốc
kéo
dài
tới
hai
tuần.
- Bạn cần thảo luận với bác sĩ nếu mình thường xuyên bị nấm âm đạo. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng mất cân bằng hóc môn, hoặc phải thay đổi chế độ ăn.
- Để giữ mức nấm men trong tầm kiểm soát, bác sĩ có thể kê những loại thuốc như Diflucan hay Fluconazole cho bạn uống một hoặc hai lần mỗi tuần trong thời gian sáu tháng. Thay vào đó, có khi họ kê thuốc clotrimazole, là thuốc nhét âm đạo dùng một lần mỗi tuần thay cho thuốc uống.[12]
Sử dụng Cách Điều trị tại Nhà[sửa]
- Uống nước ép nam việt quất nguyên chất 100%. Nam việt quất có thể trị và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiểu.[15] Bạn phải chắc chắn mình mua được nước ép nam việt quất nguyên chất 100%, vì nếu có đường thì vấn đề của bạn càng xấu đi.
- Ăn hoặc sử dụng sữa chua không đường. Ăn hoặc bôi sữa chua vào âm đạo. Bạn có thể nhét sữa chua trực tiếp vào âm đạo bằng ống tiêm không có kim, hoặc cho sữa chua vào ống nhét băng vệ sinh, đông lạnh và đẩy vào âm đạo.[17] Ý tưởng của phương pháp này là trong sữa chua có một lượng vi khuẩn sống (lactobacillus acidophilus) giúp phục hồi số lượng vi khuẩn có lợi trong âm đạo.[10]
-
Uống
probiotics.
Bạn
có
thể
uống
viên
bổ
sung
chứa
vi
khuẩn
lactobacillus
acidophilus,
người
ta
thường
gọi
là
probiotics.
Sản
phẩm
này
có
bán
ở
hầu
hết
các
tiệm
thuốc.
Một
số
phụ
nữ
còn
dùng
viên
nhét
âm
đạo
chứa
probiotics
để
trị
nấm,
dù
bằng
chứng
về
hiệu
quả
của
phương
pháp
này
không
rõ
ràng
và
cần
phải
nghiên
cứu
thêm.[19]
- Nói chung, probiotics an toàn khi sử dụng vì chúng cũng giống như loại vi khuẩn có lợi vốn có trong cơ thể. Hơn nữa một số probiotics từ lâu đã được sử dụng trong thực phẩm và thức uống lên men, và trong sản phẩm sữa chua. Tuy nhiên ta vẫn cần có thêm các nghiên cứu để xác định tính an toàn của probitics khi được sử dụng đại chúng, trong đó có những đối tượng với sức đề kháng yếu như người già và trẻ em.
- LUÔN LUÔN hỏi ý kiến bác sĩ trước khi nhét hay bôi probiotics vào âm đạo. Hầu hết các thầy thuốc đều khuyên nên uống thay vì bôi probiotics vào âm đạo.
-
Giảm
tiêu
thụ
đường
và
caffein.
Đường
trong
sôcôla,
kẹo
và
thậm
chí
cả
nước
ép
hoa
quả
làm
tăng
cao
mức
đường
huyết,
do
đó
tăng
cường
sự
phát
triển
của
nấm
men.
Chất
caffein
cũng
góp
phần
vào
ảnh
hưởng
của
đường,
đẩy
nhanh
mức
đường
huyết
lên
cao.[3]
- Nếu bạn hay bị nấm âm đạo thì nên cân nhắc giảm ăn đường và caffein trong chế độ ăn hằng ngày.
- Để ý quần áo bạn hay mặc. Tránh mặc quần lót bó sát và mặc đồ lót bằng vải cotton để âm đạo dễ "thở" hơn, luôn mát mẻ. Nấm men phát triển mạnh trong môi trường ấm và ẩm ướt, vì vậy quần áo phải đảm bảo tạo môi trường khô ráo và thông thoáng cho âm đạo, để không cho mức nấm men tăng cao.[10]
- Sử dụng thuốc Alka Seltzer. Dù người ta quảng cáo thuốc có tác dụng trị đau bụng, mệt mỏi sau khi uống rượu bia và đau nhức cơ thể, không phải để trị nấm âm đạo, nhưng axít citric trong thuốc có thể trị nấm trong giai đoạn mới bị.
- Dùng giấm táo: Sau khi hòa loãng với nước lọc, sử dụng dung dịch này làm chất thụt rửa âm đạo có thể trị được nấm. Bạn nên dùng hỗn hợp này rửa âm đạo một hay hai lần mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể dùng bông gòn tẩy trang bôi giấm táo trực tiếp lên trên âm đạo, có tác dụng giảm viêm và bớt ngứa.
- Sử dụng dầu dừa: Đây là cách điều trị tuyệt vời nếu bạn đang bị nấm âm đạo. Bạn thoa dầu dừa quanh âm đạo theo định kỳ, tối thiểu hai lần mỗi ngày, dầu dừa có thể diệt nấm candida và trị nhiễm trùng hoàn toàn.[21]
- Tỏi: Tỏi cũng là cách trị hữu hiệu chống lại nhiễm trùng nấm. Cắt đôi một tép tỏi và nhét vào âm đạo, để qua đêm. Lập lại quá trình này trong vài đêm để thấy được kết quả. Tuy nhiên bạn phải cẩn thận vì tỏi tạo cảm giác hơi nóng trong âm đạo, và dĩ nhiên tỏi luôn có mùi khiến bạn khó chịu.
Cảnh báo[sửa]
- Không quan hệ tình dục đến khi nấm âm đạo hết. Loại nhiễm trùng này không lây qua quan hệ tình dục, nhưng đàn ông có thể bị ngứa sau khi quan hệ với ai đó đang có nấm âm đạo.[1]
- Nếu bị nấm âm đạo nhiều hơn bốn lần một năm (gọi là bệnh nấm candida âm hộ-âm đạo), bạn nên đi khám bệnh vì đó có khả năng là dấu hiệu của căn bệnh khác nguy hiểm hơn, như tiểu đường.[10]
- Tái khám nếu các triệu chứng không hết sau khi điều trị. Lưu ý là không phải tất cả các thuốc mua không cần toa đều hữu hiệu với mọi phụ nữ.[12]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001511.htm
- ↑ http://www.everydayhealth.com/yeast-infection/antibiotics.aspx
- ↑ 3,0 3,1 https://msu.edu/~eisthen/yeast/causes.html
- ↑ 4,0 4,1 http://youngwomenshealth.org/2013/06/19/yeast-infection/
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 http://blog.doctoroz.com/oz-experts/gyno-myth-yogurt-on-tampon
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/expert-answers/yeast-infection-during-pregnancy/faq-20058355
- ↑ http://www.fda.gov/MedicalDevices/ProductsandMedicalProcedures/InVitroDiagnostics/HomeUseTests/ucm126074.htm
- ↑ 8,0 8,1 www.fda.gov/MedicalDevices/ProductsandMedicalProcedures/InVitroDiagnostics/HomeUseTests/ucm126074.htm
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8656170
- ↑ 10,0 10,1 10,2 10,3 http://www.webmd.com/women/yeast-infections-should-you-treat-yourself-or-see-a-doctor
- ↑ http://www.webmd.com/women/yeast-infections-should-you-treat-yourself-or-see-a-doctor
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 12,4 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/basics/treatment/con-20035129
- ↑ http://women.webmd.com/tc/vaginal-yeast-infections-topic-overview
- ↑ http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/vaginal-yeast-infections.html
- ↑ http://www.about-natural-remedies.net/YeastInfection.html
- ↑ 16,0 16,1 https://www.msu.edu/user/eisthen/yeast/diy.html
- ↑ https://msu.edu/~eisthen/yeast/diy.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/basics/alternative-medicine/con-20035129
- ↑ https://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/lactobacillus-acidophilus
- ↑ 20,0 20,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/basics/prevention/con-20035129
- ↑ http://www.yeastinfection.org/is-coconut-oil-good-for-treating-candida-infection/