Trở thành người mà bạn luôn mong muốn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mỗi người ai cũng đều mơ ước trở thành một phiên bản tốt nhất của chính họ. Bạn có thể muốn trở thành một cầu thủ chơi bóng chuyên nghiệp, một họa sĩ nổi tiếng thế giới, hoặc đơn giản là người bố mẹ tốt nhất có thể. Phát huy tối đa tiềm năng dường như là một nhiệm vụ to lớn để thực hiện, nhưng nó trở nên có thể khi bạn từ bỏ tất cả đặc điểm vô ích đang kiềm hãm bạn. Lưu giữ một số đặc điểm bên trong bạn để bắt đầu hướng tới mục tiêu trở thành con người mà bạn mong muốn.

Các bước[sửa]

Hiểu biết tính cách đang sở hữu[sửa]

  1. Nhận ra rằng bạn đã là người bạn muốn trở thành. Bí mật để trở thành tất cả những gì bạn muốn nằm ở việc nhớ rằng bạn đã là người đó rồi! Bạn đã là một phiên bản tốt nhất của chính mình. Bạn chỉ cần biết cách để trở thành người này. Mọi thứ bạn mong muốn đã ở trong bạn, và tất cả nguồn bạn cần để tạo ra cũng đã nằm bên trong.[1]
    • Những gì bạn đang tìm kiếm không phải ở thế giới bên ngoài. Nếu mức độ về sự ích kỷ, tự tin hoặc thừa thãi phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, thì bạn sẽ sống trong nỗi sợ hãi liên tục vì chúng đang bị lấy đi. Sức mạnh thật sự của nội tâm bắt nguồn từ việc tin rằng nguồn gốc của tất cả những gì bạn mong ước đều ở trong bạn.
  2. Tìm vật chướng ngại trên đường đời. Có một câu nói rằng "điều duy nhất kiềm hãm bạn chính là bạn". Điều này đúng. Tuy nhiên, bạn phải hiểu được bất cứ thuộc tính hay thói quen bạn có mà không phản ánh con người mà bạn muốn trở thành. Hãy yêu cầu trò chuyện với một vài người thân yêu và hỏi họ liệu họ có nhận ra bất kỳ thuộc tính vô ích mà có thể đang kiềm hãm bạn. Hai thuộc tính thông thường mà có thể kiềm hãm bạn là:
    • Tự nghi ngờ bản thân. Đây là một thuộc tính mà khiến bạn bất động, không bao giờ thay đổi và không bao giờ đạt được tiềm năng thực sự. Nếu đau buồn vì sợ thất bại hoặc bất an, bạn cần phải chống lại chúng ngay. Một cách tuyệt vời để chống lại sự tự nghi ngờ bản thân là tìm kiếm bằng chứng cho sự thành công của bạn. Nhận ra tất cả thành quả tuyệt vời mà bạn đã đạt được. Sau đó, đến gặp một số người bạn thân và bảo họ nói một vài điều mà họ ngưỡng mộ ở bạn.[2]
    • Sự chần chừ. Đặc tính không ai thích này thường dẫn đến việc nói chuyện với chính mình. Bạn nói với chính mình rằng bạn làm tốt dưới áp lực, hoặc nhiệm vụ sẽ không mất thời gian do đó bạn không cần làm ngay lập tức. Trì hoãn trong một giờ thành một vài ngày, và điều tiếp theo là bạn phải dành cả đêm để hoàn thành. Hãy vượt qua sự trì hoãn bằng cách nổ lực tìm ra lý do tại sao bạn hoãn nhiệm vụ ngay từ đầu. Sau đó, thay đổi cách bạn nhìn nhận một số nhiệm vụ lớn. Thay vì cố gắng nhồi nhét nhiều việc cùng một lúc, hãy nói với chính mình nếu bạn hoàn thành một mục nhỏ, bạn có thể nghỉ ngơi. Ngoài ra, đi tới một nơi thuận lợi để làm việc - và không có nhiều yếu tố gây phân tâm.
    • Nếu đang đấu tranh với những kỷ niệm chôn sâu và đau đớn, nỗi sợ, trầm cảm hoặc lạm dụng thuốc, bạn có thể không có khả năng tự giải quyết vấn đề. Gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần được tào đạo để hướng dẫn bạn thông qua quá trình làm lành vết thương cũ để có được sức khỏe, tương lai tươi sáng như mong muốn.
  3. Đi tìm chân lý. Mỗi người được sinh ra để làm điều gì đó. Bạn có mục tiêu duy nhất để có mặt trên đời này, và bạn phải tìm nó. Như Pablo Picasso từng tuyên bố, "Ý nghĩa của cuộc sống là tìm lấy món quà của bạn. Mục đích của cuộc sống là cho đi".Tự đánh giá để đến gần hơn với chân lý của bạn và sớm trở thành người bạn muốn. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
    1. Bạn làm gì khi thức dậy vào mỗi buổi sáng? Điều gì khiến bạn cảm thấy mình thực sự đang sống?
    2. Bạn thích lớp học nào khi ở trường? Bạn thích tìm hiểu thêm về chủ đề gì?
    3. Bạn đã từng tổ chức công việc nào khiến bạn cảm thấy có ý nghĩa?
    4. Bạn tham gia hoạt động gì khiến bạn quên thời gian vì bạn rất thích chúng?
    5. Mọi người thường nói bạn giỏi điều gì?
    6. Ý tưởng nào mà bạn hứng thú nhất?
    7. Trong cuộc sống này, bạn không thể thiếu điều gì?
  4. Giải phóng bất cứ suy nghĩ nào trái với chân lý của bạn. Bất cứ khi nào bạn nghĩ một điều tiêu cực, có tính chỉ trích, đáng sợ hoặc gây hại cho bản thân, bạn đang rời khỏi chân lý của mình. Bất cứ lúc nào bạn nói với chính mình rằng bạn không thể làm điều gì đó hoặc có vấn đề gì đó, nó trở thành lời tiên đoán sẽ được xảy ra - bạn không thể đạt được mục tiêu theo cách này. Chân lý của bạn là bạn có khả năng trở thành bất cứ ai bạn muốn. Tất cả những gì bạn phải làm là tin vào nó, và bạn có thể đạt được.
    • Để chấm dứt một số suy nghĩ vô ích, cố gắng nhận ra chúng đầu tiên, sau đó thách thức chúng.[3] Nếu nhận thấy bản thân đang nói "Tôi không thể làm điều đó" khi thử một điều mới, hãy yêu cầu bằng chứng chỉ ra rằng bạn không thể. Nhiều người có cuộc trò chuyện tiêu cực với chính mình mà không có ích gì cho họ. Có mục tiêu nhận biết những suy nghĩ này và thay thế chúng với câu nói tích cực, như "Tôi sợ thử điều này. Nhưng, tôi sẽ không biết liệu tôi có làm tốt nếu tôi không thử."
    • Đôi khi, tin tưởng vào bản thân có thể khó khăn, nhất là khi bạn hay suy nghĩ tiêu cực về chính mình. Khi học cách để thách thức suy nghĩ tiêu cực về bản thân, bạn cũng đã bắt đầu hình dung mình đang đạt được mục tiêu. Sự hình dung có thể là động lực mạnh mẽ và giúp bạn cảm thấy tự tin về khả năng của mình.[4]
    • Để thực hành phương pháp hình dung, hãy bước vào một căn phòng yên tĩnh và ngồi thoải mái. Nhắm mắt lại. Hít một hơi thật sâu. Nghĩ bản thân đang đạt được mục đích. Thử điều này với các mục tiêu nhỏ hơn, chẳng hạn như giảm 4.5kg hoặc kết thúc học kỳ với điểm trung bình là 4.0. Tưởng tượng chính bạn đang ở tại đích đến, song cũng nên xem xét và hình dung từng bước nhỏ bạn sẽ phải thực hiện để đạt được điều đó (nghĩa là ăn uống đúng cách và luyện tập, hoặc học tập hàng ngày và nhận dạy kèm).

Hành động[sửa]

  1. Lắng nghe câu trả lời trong bạn. Quá nhiều người trong chúng ta phớt lờ đi tiếng gọi êm dịu nội tâm của trực giác rằng chúng yêu thương và quý chúng ta. Điều này nhắc chúng ta chỉ cần thư giãn và tin tưởng. Bạn thấy đấy, thường có tiếng nói lớn hơn kêu vo ve xuyên suốt tâm trí và bảo chúng ta hành động. Nó ngăn cản chúng ta tin tưởng vào bản thân, và thay vào đó cám dỗ ta vào thế giới vật chất và hời hợt cho tất cả điều mà ta tìm kiếm.
    • Tập phân biệt giữa giọng nói khắc nghiệt, phê bình mà thúc đẩy bạn và giọng nói mềm mại, xoa dịu mà yêu thương và hỗ trợ bạn. Sau đó, đưa ra sự lựa chọn có ý thức rằng bạn sẽ lắng nghe giọng nói nào.
  2. Xác định những gì bạn không muốn. Bạn hoàn toàn không thể đạt được tiềm năng mà không biết đó là gì. Thông thường trong cuộc sống, mục tiêu của chúng ta thay đổi và thỉnh thoảng chúng ta có thể cảm thấy lạc lõng và không có ý kiến cho những gì chúng ta đang làm việc để cùng hướng tới. Tuy nhiên, biết những gì bạn không muốn sẽ thúc đẩy bạn vào phướng hướng bạn nên đi và cho phép bạn thiết lập ranh giới rõ ràng.[5][6]
  3. Tập suy nghĩ lạc quan. Khoa học cho thấy rằng người lạc quan có xu hướng sống lâu hơn và tận hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần tuyệt vời hơn so với những người có suy nghĩ bi quan. Nhìn cuộc sống tích cực nghĩa là mỉm cười thường xuyên, cố không so sánh mình với những người khác theo cách cạnh tranh và tìm cái may trong cái rủi trong hầu hết các hoàn cảnh.[7]
    • Một cách dựa trên cơ sở nghiên cứu để trở nên lạc quan hơn là thực hiện các bài tập tốt cho tương lai.[8] Trong bài tập này, bạn sẽ viết một cách diễn cảm về tương lai trong vòng 20 phút. “Nghĩ về cuộc sống của bạn trong tương lai. Tưởng tượng mọi thứ sẽ xảy ra miễn là có thể. Bạn đã làm việc chăm chỉ và thành công khi đạt được tất cả mục tiêu. Hãy nghĩ về điều này khi thực hiện tất cả giấc mơ trong cuộc sống. Bây giờ, hãy viết những gì bạn đã tưởng tượng”. Hoàn thành bài tập trong 3 ngày liên tiếp.
  4. Chấp nhận rủi ro. Bạn đã vô cùng lo lắng cho tới bây giờ để đặt bản thân đối mặt với nỗi sợ thất bại? Hãy học cách để can đảm và tận dụng nhiều cơ hội đến với bạn. Người thành công thường không chọn cách này bởi họ luôn luôn chơi an toàn. Dự đoán một vài tình huống và con người để xác định cơ hội nào xứng đáng để bạn dành thời gian, sau đó đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn để xây dựng chiến lược giành chiến thắng. [9][10]
    • Người chấp nhận rủi ro liên tục thử nhiều phương pháp để khiến chúng tốt hơn và phát triển cách hiệu quả nhất để nhận kết quả. Đừng bao giờ ngừng thử nghiệm.
    • Mong đợi thành công, nhưng sẵn lòng nắm lấy thất bại. Bạn luôn nên hình dung chính mình đang hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, thất bại là không thể tránh khỏi. Vượt qua sai lầm một cách dễ dàng và thừa nhận chúng như những khoảnh khắc bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng và trở lại mạnh mẽ hơn so với trước đây.
    • Luôn luôn sống trong vùng thoải mái có thể dẫn đến nhàm chán và ràng buộc.[11] Bước ra ngoài vùng thoải mái bằng cách chủ động và tham gia một dự án vượt ngoài nhiệm vụ thường ngày. Tình nguyện, và khi bạn thực hiện điều đó, hãy làm việc với những người mà trước đây bạn có thành kiến (chẳng hạn những người lạm dụng thuốc, người vô gia cư, và một số đối tượng khác). Một cách khác để thay đổi thói quen là chấm dứt việc luôn cư xử như thể bạn không quan trọng trong công việc. Hãy đảm nhận vị trí lãnh đạo khi bạn có nhiều trách nhiệm hơn và nhiều người trông chờ vào bạn.
  5. Thỉnh thoảng học cách nói "không". Người chấp nhận rủi ro thường nổi danh trong việc nói "có" nhiều hơn là "không". Khuynh hướng này được xây dựng là không để cho sự sợ hãi hay nghi ngờ khiến họ bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời để phát triển. Tuy nhiên, khi bạn đang phấn đấu để phát huy đầy đủ tiềm năng, bạn nên học cách sử dụng ý kiến của mình và thỉnh thoảng nói "không". Tôn trọng bản thân và nâng giá trị cốt lõi bằng cách từ chối tham gia một số hoạt động mà không phục vụ cho mục đích của bạn.[12]
    • Dĩ nhiên, sẽ có lúc bạn bị thôi thúc nói "có" để giữ gìn mối quan hệ. Trong những tình huống này, đồng ý làm điều gì đó có thể mang lại lợi ích, nếu đối phương mang lại ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống của bạn.
    • Nếu tự tin rằng nói "không" là sự lựa chọn tốt, bạn hãy nói như thế mà không cần phải đưa ra lời biện minh hay lời xin lỗi.

Thúc đẩy bầu không khí vui vẻ[sửa]

  1. Ở xung quanh người có tính tích cực. Người mà bạn dành hầu hết thời gian ở bên cạnh sẽ phản ảnh con người của bạn. Tục ngữ có câu, "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Kiểm tra vòng tròn xã hội để xem liệu một số người mà bạn ở cùng hàng ngày hoặc hàng tuần là nền tảng tốt đại diện bạn. Những người này nên có những đặc điểm và đặc tính mà bạn ngưỡng mộ, những điều mà một ngày nào đó tác động đến bạn. Chống lại sự cám dỗ để ở bên cạnh những người có thể hài hước hoặc thú vị vào lúc nào đó, nhưng lại lôi kéo, ngăn cản bạn phát huy tiềm năng.[13]
    • Hans F. Hansen đã nói, "Con người hoặc là truyền cảm hứng cho bạn hoặc là họ khiến bạn cạn kiệt năng lượng. Hãy chọn bạn thật sáng suốt". Thực hiện điều này trong cuộc sống bằng cách đánh giá những người thân thiết với bạn nhất. Nghĩ về cảm giác của bạn dành cho những người này. Họ có nâng đỡ và động viên bạn không? Họ có khuyến khích bạn có thói quen tốt và tích cực không?
    • Nếu những người xung quanh đang khiến bạn mệt mỏi hoặc hạ thấp bạn, giữ họ trong cuộc sống có thể khiến bạn phải hy sinh việc phát huy tiềm năng của mình. Quyết định liệu bạn cần cắt đứt liên lạc với những người mà không đại diện cho cuộc sống mà bạn muốn có.
  2. Tăng cường điểm mạnh. Khám phá khả năng và tài năng độc đáo, và đừng quên tận dụng chúng mỗi ngày. Bằng cách này, bạn trau dồi khả năng và khiến chúng tốt hơn. Khi bạn tiếp tục phát triển điểm mạnh, bạn thể hiện cho mọi người thấy con người tốt nhất của bạn. Thêm vào đó, bạn tăng cường sự tự tin và cảm thấy thành công hơn.[14]
    • Điều này không có nghĩa phân tích điểm yếu là điều không quan trọng - rất cần thiết để biết lĩnh vực nào bạn đã có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, biết và khai thác thế mạnh cho phép bạn nhận ra và tự thực hiện ước mơ. Hãy nghĩ về nó: ắt hẳn có lý do nào đó mà bạn được ban tặng những món quà đó. Hãy sử dụng chúng!
  3. Tử tế với bản thân. Trong khi đang theo đuổi hành trình tự khẳng định bản thân, nhớ dành thời gian để tử tế với chính mình. Động viên bản thân ngày càng tiến bộ hơn có thể là một điều tốt, nhưng ai cũng cần nghỉ ngơi và tự chăm sóc để trở lại công việc với 100% khả năng. Khi cảm thấy căng thẳng hoặc quá tải, hãy chuyển sang một số phương thức tự chăm sóc giúp đầu óc thoải mái và giảm năng lượng tiêu cực để không ảnh hưởng đến nhiệm vụ bạn đang thực hiện vì chính mình.[15]
    • Tự chăm sóc bao gồm bất cứ hành động mà bạn có thể tham gia để thúc đẩy tinh thần, thể chất hoặc tình trạng hạnh phúc về mặt tình cảm. Điều này sẽ khác với mỗi người. Đó có thể là tắm bồn, viết nhật ký, tập thể dục, thiền, cầu nguyện hoặc bất cứ hoạt động nào giúp thư giãn.
    • Kiểm tra một vài hoạt động để xem những gì tốt nhất cho bạn và sử dụng chúng khi cảm thấy căng thẳng. Một thói quen hàng ngày hoặc hàng tuần có thể là một ý kiến tuyệt vời để chống lại sự căng thẳng trước khi nó trở nên nghiêm trọng.
  4. Xây dựng sự tin tưởng bản thân và thư giãn. Duy trì mối quan hệ tốt với chính mình. Thỉnh thoảng, để có thể bắt kịp nhịp sống, bạn phải phớt lờ chính mình. Bạn cần thường xuyên liên lạc với nội tâm của chính bạn và làm một đánh giá. Bạn có cần điều gì đó không? Bạn có cần nghỉ ngơi không? Hãy dành thời gian cho bản thân và thường xuyên đánh giá lại mục đích mà bạn hướng tới và liệu bạn thích con đường mà mình đang đi. Tất cả chúng ta đang trên đà tiến bộ, vì thế đừng băn khoăn khi bạn phải thay đổi kế hoạch hoặc tập hợp lại. Hãy trở thành người thành công vì chính mình![16]

Lời khuyên[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]