Phát huy tối đa tiềm năng

Từ VLOS
(đổi hướng từ Phát huy Tối đa Tiềm năng)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi tiềm năng đã được phát triển thì chính là lúc bạn nỗ lực hết mình để phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Bạn cần đầu tư nhiều thời gian, suy nghĩ và công sức nhưng bạn có thể làm được! Phát huy tối đa tiềm năng chính là quá trình tự hoàn thiện bản thân, không phải là một nhiệm vụ đơn thuần. Hãy căng buồm ra khơi, bạn không biết mình sẽ học được những gì ngoài thế giới rộng lớn kia.

Các bước[sửa]

Tự thiết lập cho mình sự thành công[sửa]

  1. Xác định con người hoàn thiện nhất của bản thân. Phát huy tối đa tiềm năng chính là trở thành con người hoàn thiện nhất bạn có thể. Vì mỗi người đều có suy nghĩ khác nhau nên bạn cần xác định mục tiêu thành công của bản thân. Do đó, điều quan trọng nhất chính là hiểu được bản thân muốn gì.
    • Viết ra giấy những giá trị, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.[1]
    • Có điều gì bạn muốn làm/đạt được/hoàn thành, chẳng hạn như nhảy, hát, viết lách hay chơi thể thao?
    • Bạn muốn cải thiện bản thân theo chiều hướng nào, chẳng hạn như tử tế hơn, lịch sự hơn hay quyết đoán hơn?
    • Bạn có muốn thay đổi về mặt thể chất như giảm cân, tăng cân, hay luyện cơ bắp?
  2. Đề ra mục tiêu cho bản thân. Đề ra mục tiêu là phần quan trọng để đạt được thành công. Nghiên cứu chỉ ra rằng đề ra mục tiêu rõ ràng sẽ giúp con người ta đạt được điều họ muốn.[2] Tận dụng lợi thế này bằng cách đề ra mục tiêu ngắn và dài hạn cho bản thân.
    • Lên danh sách những điều bạn muốn đạt được.
    • Kiểm tra lại danh sách và cân nhắc kỹ lưỡng xem mục tiêu có thực tế không.
    • Đề ra mục tiêu một cách tích cực. Thay vì viết “Tôi muốn mình ít bận tâm về ngoại hình của bản thân hơn” hãy viết là “Tôi muốn tự tin vào ngoại hình của bản thân”.[3]
    • Phải rõ ràng, cụ thể. Mục tiêu đề ra càng rõ ràng bao nhiêu thì càng dễ định nghĩa thành công bấy nhiêu.
  3. Làm việc để đạt được mục tiêu hàng ngày. Sau khi xác nhận mục tiêu là thực tế và có thể đạt được, hãy bắt tay vào thực hiện. Có thể phải mất nhiều thời gian để đạt được mục tiêu nhưng trước hết bạn phải xuất phát.
    • Cam kết tiến độ. Khi tập trung vào tiến độ thay vì đích đến, bạn sẽ cảm thấy dễ theo dõi hơn[4]
    • Lưu ý rằng mục tiêu dài hạn có thể thay đổi. Thời gian qua đi, con người thay đổi vì vậy mục tiêu cũng thay đổi. Đây không phải là khoa học nên bạn không cần phải chính xác tuyệt đối. Hãy cho bản thân không gian để phát triển.
    • Lên danh sách kiểm tra việc bạn cần làm hàng ngày để đạt được mục tiêu. Thực hiện những việc đó đầy đủ mỗi ngày.

Bắt đầu hành trình[sửa]

  1. Tìm nguồn cảm hứng. Đó có thể là người nào đó, địa điểm nào đó hay vật may mắn của bạn. Dù là gì đi chăng nữa thì đó là thứ khiến bạn mỉm cười mỗi sáng thức dậy hay muốn ngắm nhìn mỗi tối trước khi đi ngủ. Hãy tự khám phá nguồn cảm hứng của bạn và trân trọng nó.
    • Muốn tìm nguồn cảm hứng, bạn hãy thử phá bỏ những thói quen hàng ngày.[5]
    • Nghe nhạc
    • Dành thời gian đằm mình với thiên nhiên [6]
    • Mang theo một quyển sổ nhỏ. Ghi lại những khoảnh khắc truyền cảm hứng để sau này lấy ra đọc lại.
  2. Đề ra mục tiêu ngắn hạn. Chia mục tiêu lớn thành nhiều bước nhỏ để thực hiện dễ dàng hơn. Đạt được mục tiêu ngắn hạn giúp bạn có thêm động lực trên quãng đường dài thực hiện mục tiêu lớn cuối cùng.[7]
    • Viết mục tiêu ngắn hạn lên lịch. Sử dụng lịch để bản thân có trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu ngắn hạn.
    • Để bản thân luôn suy nghĩ đến thành công, bạn nên đưa ra mục tiêu đầu tiên dễ thực hiện.[6]
    • Người ta thường nói, khi bạn làm thì hãy thử thách bản thân. Khi cảm thấy bạn có thể làm điều gì đó dễ dàng thì hãy nâng độ khó lên. Một khi đã quen với việc thử thách bản thân thì sẽ dễ dàng hơn trong tiến độ đạt được mục tiêu.
  3. Tỏ ra tự tin. Tự tin sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu. Mặc dù chỉ tin tưởng không thôi là chưa đủ nhưng những suy nghĩ bi quan sẽ cản bước bạn.
    • Chăm sóc bản thân. Ăn mặc đẹp, chải tóc, ngồi ngay ngắn và chú tâm tới vẻ ngoài. [8]
    • Suy nghĩ lạc quan. Khi suy nghĩ bi quan hãy nhanh chóng gạt bỏ nó bằng suy nghĩ lạc quan.
    • Không so sánh bản thân với người khác. Cho dù bạn so với người khác như thế nào thì cũng nên tập trung vào bản thân và mục tiêu.[9]
  4. Chấp nhận thay đổi. Trong quá trình phát triển tiềm năng sẽ có nhiều thứ thay đổi trong cuộc sống. Nếu bạn cứ bảo thủ thì sẽ không thể phát triển bản thân.
    • Tập trung vào điều bạn có thể ảnh hưởng và thực hiện chúng.
    • Cũng như trước đó, hãy luôn ghi nhớ bạn đang tham gia vào một quá trình.
    • Thích nghi với hoàn cảnh mới bằng cách thiết lập mục tiêu mới
    • Sẵn sàng học hỏi điều mới. [10]

Phát huy tiềm năng dài hạn[sửa]

  1. Chấp nhận thất bại. Trong cuộc sống ta không thể tránh khỏi những trở ngại hay thất bại. Chúng giúp ta nhìn nhận điều gì đúng và chưa đúng, mục tiêu nào ta có khả năng đạt được và mục tiêu nào ta cần phải nỗ lực hơn.
    • Đừng đổ lỗi cho chính mình. Gặp thất bại trong quá trình thực hiện mục tiêu không có nghĩa bạn là kẻ thất bại.
    • Tiếp tục. Sau khi rút ra kinh nghiệm từ lần thất bại trước hãy quên nó đi.
    • Cách để nâng cao tinh thần chính là coi mọi trở ngại là cơ hội học hỏi. Thất bại một lần không có nghĩa là bạn sẽ thất bại trong tương lai. Trên thực tế, khi đã từng thất bại, bạn sẽ chuẩn bị kỹ càng hơn cho thành công trong tương lai.
    • Hình dung thành công trong quá khứ. Điều này giúp bạn lên tinh thần khi cần vượt qua căng thẳng do thất bại gây nên.[11]
  2. Nguồn động viên. Cho dù bạn phải đối phó với cơn nghiện, nỗi ám ảnh hay bất kỳ biến cố nào trong cuộc đời thì đó chính là lúc bạn cần sự ủng hộ, động viên từ mọi người. Có thể là từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, hay bạn tập ở phòng gym. Bạn không nhất thiết phải đơn độc đối mắt với mọi chuyện.
    • Trao đổi với người bạn thường xuyên gặp mặt về mục tiêu của bản thân.
    • Khi mọi người biết về mục tiêu của bạn, họ có thể giúp bạn đạt được mục tiêu và làm việc có trách nhiệm. Khi ta mất đi động lực, những người xung quanh có thể giúp ta. [12]
  3. Tin tưởng vào trực giác. Trực giác là sự kết hợp của kinh nghiệm và bản năng. Mặc dù bạn phải sẵn sàng thay đổi nhưng cũng nên tin tưởng kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân.
    • Tin tưởng kinh nghiệm sẵn có nhưng sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm mới.
    • Trực giác giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
    • Ghi nhớ rằng trực giác và dự tính không triệt tiêu lẫn nhau. Bạn có thể sử dụng trực giác để hoàn thiện quá trình đưa ra quyết định ngay cả khi bạn không hoàn toàn tinh tưởng.[13]
    • Trực giác là công cụ hữu hiệu để đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều này giúp bạn được giải phóng và tập trung vào nhiều mục tiêu quan trọng khác. Bạn không cần quá suy tư vào một quyết định, tuy nhiên hành động theo trực giác không phải là xem nhẹ quyết định đó.
    • Hãy ghi lại trong nhật ký những lần trực giác đã giúp đỡ bạn. Đọc lại nhật ký khi bạn cần giải quyết vấn đề.
  4. Không dừng lại. Phát huy tối đa tiềm năng là quá trình lâu dài. Bạn sẽ đạt được nhiều mục tiêu nhưng đừng bao giờ từ bỏ quá trình tự hoàn thiện bản thân. Khả năng của chúng ta không hề bị giới hạn.
    • Ngay cả khi bạn đã đạt được mục tiêu, tiếp tục tuân thủ danh sách bạn đã đặt ra trước đó. Điều này giúp bạn tiếp tục tiến bộ xa hơn những gì bạn mong đợi.
    • Không có người nào mãi gặp thất bại. Samuel Beckett đã viết: “Cố gắng lần nữa. Thất bại lần nữa. Thất bại theo cách tốt hơn.”[14] Chỉ cần làm theo câu danh ngôn này là bạn có thể tiếp tục quá trình phát huy tối đa tiềm năng của bạn thân.

Lời khuyên[sửa]

  • Yêu bản thân. Đừng mong đợi người khác tôn trọng và chấp nhận bạn trong khi bạn không tôn trọng và chấp nhận chính mình!
  • Ghi nhớ rằng đây là hướng dẫn cơ bản. Bạn cần ứng biến và điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu cụ thể của bản thân. Như đã đề cập trước đó, tiềm năng của mọi người không bị giới hạn, vì vậy hãy khám phá tiềm năng của chính mình và nỗ lực hết sức để phát huy tối đa.
  • Mỉm cười và lạc quan. Câu này chắc bạn nghe nhiều rồi nhưng nó đúng là triết lý. Chỉ cần mỉm cười với người lạ trên phố là tâm trạng bạn đã phấn chấn hẳn lên. Dù bạn đang trên đường đến tòa án hay văn phòng, luôn giữ thái độ tử tế và chấp nhận sẽ tạo cảm hứng cho bạn và những người xung quanh.
  • Phân biệt phát triển tiềm năng và phát huy tối đa tiềm năng: phát triển tiềm năng là khi bạn phát hiện ra tiềm năng và tìm cách sử dụng nó. Còn phát huy tiềm năng là nỗ lực hết mình để đạt tới tiềm năng mà bạn hình dung.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây