Vượt qua sự từ chối
Cho dù bạn đang ở bất kỳ một độ tuổi nào, xuất thân của bạn ra sao, kỹ năng và nhân tố tuyệt vời của bạn như thế nào, bạn sẽ không bao giờ quá già, quá xinh đẹp, quá thông minh để có thể bị từ chối. Cách duy nhất để bảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ bị từ chối đó chính là mãi mãi đừng cố gắng để thực hiện một điều gì đó và không nên tương tác với bất kỳ một người nào khác. Tuy nhiên, đây không phải là cách sống tốt đẹp, vì vậy, tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ gặp phải sự từ chối. Tình huống phổ biến mà bạn có thể bị từ chối bao gồm trong tình yêu, công việc, học tập, thể thao, hoặc kinh doanh. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không cần phải cho phép sự từ chối hủy hoại bạn! Vượt qua sự từ chối không có nghĩa là bạn phải phủ nhận hoặc giả vờ như thể mọi chuyện vẫn ổn - mà là học cách để đối phó với vấn đề và tiếp tục tiến bước trong cuộc sống.
Mục lục
Các bước[sửa]
Vượt qua Nỗi đau Ban đầu[sửa]
-
Bạn
cần
phải
hiểu
rằng
đau
đớn
là
chuyện
đương
nhiên.
Cảm
giác
đau
đớn
sau
khi
bị
từ
chối
là
phản
ứng
tự
nhiên
của
con
người
trước
nguyên
nhân
tình
cảm
và
sinh
lý
học
thông
thường.
Nghiên
cứu
khoa
học
đã
cho
thấy
rằng
trải
nghiệm
sự
từ
chối
bất
ngờ
thật
sự
có
thể
gây
nên
nhiều
triệu
chứng
về
thể
chất:
nỗi
đau
về
mặt
cảm
xúc
kích
hoạt
tế
bào
thần
kinh
trong
não
tương
tự
như
khi
bạn
phải
trải
qua
nỗi
đau
về
thể
chất.[1]
Thật
ra,
sự
từ
chối
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
như
“con
tim
đang
tan
nát”
theo
đúng
nghĩa
đen
của
nó
bởi
vì
nó
kích
hoạt
hệ
thống
thần
kinh
giao
cảm
của
bạn,
hệ
thống
này
chịu
trách
nhiệm
quản
lý
nhiều
thứ
chẳng
hạn
như
nhịp
tim
của
bạn.[2]
- Gặp phải sự từ chối trong mối quan hệ tình cảm, chẳng hạn như một cuộc chia tay đau lòng, có thể là tác nhân kích thích phản ứng tương tự như khi cai nghiện ma túy trong não bộ.[2]
- Theo một vài nghiên cứu, những người đang mắc phải chứng bệnh trầm cảm có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đối diện với cảm giác của sự từ chối. Bởi vì sự trầm cảm ngăn cản sự sản sinh opioid, hay còn gọi là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, người trầm cảm khi bị từ chối có thể sẽ bị tổn thương sâu sắc và lâu dài hơn người không gặp phải tình trạng này.[3]
-
Cho
phép
bản
thân
cảm
thấy
buồn
bã.
Sự
từ
chối
gây
nên
nỗi
đau
thật
sự,
cả
về
mặt
cảm
xúc
lẫn
thể
chất.
Phủ
nhận
hoặc
kìm
nén
nỗi
đau
-
ví
dụ,
chối
bỏ
nỗi
đau
khi
bị
trường
đại
học
hàng
đầu
mà
bạn
lựa
chọn
từ
chối
bằng
cách
nói
rằng
“chả
có
gì
to
tát”
-
thật
ra
có
thể
khiến
vấn
đề
trở
nên
tồi
tệ
hơn
trong
tương
lai.[4]
Bạn
cần
phải
nhìn
nhận
rằng
đau
đớn
là
điều
bình
thường
để
bạn
có
thể
vượt
qua
nó.
- Thông thường, xã hội hay thúc đẩy việc “trở nên cứng rắn” hoặc “kìm nén cảm xúc” quá mức như thể chấp nhận và bộc lộ cảm xúc thật sự của chính mình sẽ khiến bạn trở thành một người thấp kém. Tuy nhiên, điều này không phải là sự thật. Người cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình thay vì cho phép bản thân nhìn nhận nó sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc giải quyết vấn đề, và có thể tiếp tục hình thành nhiều cảm xúc tiêu cực khác.
-
Bộc
lộ
cảm
xúc
của
chính
mình.
Bộc
lộ
cảm
xúc
sẽ
giúp
bạn
chấp
nhận
rằng
bạn
đang
phải
trải
qua
một
điều
gì
đó
khá
đau
đớn.[5]
Sự
từ
chối
có
thể
hình
thành
cảm
xúc
thất
vọng,
bị
bỏ
rơi,
và
mất
mát,
và
có
thể
bạn
sẽ
phải
trải
qua
giai
đoạn
đau
buồn
ban
đầu
để
đối
phó
với
điều
trái
ngược
với
hy
vọng
của
bạn.[6]
Không
nên
xem
thường
hoặc
kìm
nén
cảm
xúc
của
mình.
- Hãy khóc nếu bạn muốn. Khóc thật sự có thể giảm thiểu cảm giác lo lắng, bồn chồn, và khó chịu. Nó cũng có thể xoa dịu mức độ căng thẳng của cơ thể. Và vì thế, những người đàn ông thực thụ (và kể cả phụ nữ) đều có thể khóc - và nên khóc.[7]
- Cố gắng đừng la hét, hoặc đấm đá một thứ gì đó. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ngay cả việc bộc lộ sự bực bội thông qua hành động thù địch với một đối tượng vô tri vô giác nào đó, chẳng hạn như chiếc gối, thật ra sẽ có thể làm tăng thêm sự tức giận cho bạn.[8] Tốt hơn hết là bạn nên viết về cảm xúc của mình, nhìn lại lý do vì sao bạn cảm thấy tức giận.[9]
- Bày tỏ cảm xúc của bản thân thông qua yếu tố sáng tạo chẳng hạn như hội họa, âm nhạc, hoặc thơ ca sẽ khá hữu ích. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng tránh xa những thứ quá buồn bã hoặc bực bội, vì chúng có thể khiến cảm xúc của bạn tồi tệ hơn.[10]
-
Xem
xét
cảm
xúc
của
chính
mình.
Sẽ
khá
tốt
nếu
bạn
có
thể
hiểu
rõ
lý
do
‘’vì
sao’’
bạn
cảm
thấy
buồn
bã
sau
khi
trải
qua
sự
từ
chối.
Bạn
có
cảm
thấy
thất
vọng
vì
một
người
nào
đó
được
chọn
tham
gia
vào
đội
thay
cho
bạn?
Bạn
có
đau
đớn
khi
người
mà
bạn
đang
thầm
thích
lại
không
có
cảm
tình
với
bạn?
Bạn
có
cảm
thấy
vô
dụng
bởi
vì
hồ
sơ
xin
việc
của
bạn
bị
từ
chối??
Suy
nghĩ
về
cảm
xúc
của
chính
mình
sẽ
giúp
bạn
có
thể
hiểu
rõ
cách
để
giải
quyết
chúng.[11]
- Sử dụng cơ hội này để xem xét lý do tiềm ẩn sau sự từ chối. Điều này không có nghĩa là bạn phải chỉ trích bản thân; mà là tiến hành phân tích phù hợp về điều mà bạn muốn làm khác đi trong tương lai. Cho dù bạn tìm được lý do gì - chẳng hạn như tránh xa những người yêu bản thân một cách thái quá, nộp bài tập về nhà đúng hẹn hoặc luyện tập chăm chỉ hơn - chúng có thể cung cấp cho bạn nền tảng thực tế để hành động thay vì tập trung vào bản chất của sự từ chối.
-
Theo
sát
sự
thật.
Sẽ
khá
dễ
dàng
để
hạ
thấp
lòng
tự
trọng
của
bản
thân
sau
khi
bị
từ
chối
nếu
sự
từ
chối
là
vấn
đề
khá
riêng
tư,
chẳng
hạn
như
sự
từ
chối
trong
tình
cảm.
Tuy
nhiên,
khi
bạn
xem
xét
cảm
xúc
và
suy
nghĩ
của
chính
mình,
bạn
nên
cố
gắng
giữ
cho
lời
tuyên
bố
của
bạn
càng
thật
càng
tốt.
- Ví dụ, thay vì nói rằng “Cô gái mà mình thích từ chối đi dạ hội cuối năm (prom) với mình bởi vì mình mập và xấu”, hãy theo sát điều mà bạn thật sự ‘’biết rõ’’: “Cô gái mà mình thích không muốn đi dự dạ hội cuối năm với mình”. Nó vẫn là sự từ chối, và nó vẫn khiến bạn đau đớn, nhưng cách suy nghĩ thứ hai sẽ giúp bạn tránh gây hổ thẹn hoặc chỉ trích bản thân vì đây là cách cư xử không lành mạnh.
- Sự từ chối thật sự có thể hạ thấp chỉ số IQ của bạn.[12] Vì vậy, nếu bạn gặp khó khăn trong việc suy nghĩ thông suốt về cảm xúc của bản thân, bạn không nên cảm thấy quá tồi tệ vì điều này - nó hoàn toàn nằm ngoài khả năng của bạn.
- Tránh mắng nhiếc người khác. Vì sự từ chối khá đau đớn, nhiều người thường phản ứng với nỗi đau bằng cách trở nên tức giận và/hoặc mắng nhiếc người khác. Hành động này có thể là cách để người đó cố gắng tái khẳng định sự kiểm soát hoặc yêu cầu người khác chú ý đến họ. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn gặp phải nhiều sự từ chối và sự cô lập hơn, vì vậy, mặc dù sẽ khá dễ dàng để bạn trở nên giận dữ và hung hăng sau khi bị từ chối, hãy cố gắng đừng như vậy.[13]
-
Uống
thuốc
ibuprofen
hoặc
acetaminophen.
Có
thể
khó
tin,
nhưng
nghiên
cứu
khoa
học
đã
chỉ
ra
rằng
nỗi
đau
cảm
xúc
cũng
diễn
ra
tương
tự
như
nỗi
đau
thể
xác.
Bởi
vì
vậy,
sử
dụng
thuốc
giảm
đau
không
cần
kê
toa
liều
lượng
thấp
chẳng
hạn
như
Advil
hoặc
Tylenol
trong
vòng
3
tuần
đã
được
chứng
mình
rằng
có
thể
giảm
thiểu
ảnh
hưởng
của
nỗi
đau
về
mặt
cảm
xúc
gây
nên
bởi
sự
từ
chối.[14]
- Bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau không cần kê toa và không nên uống thuốc nhiều hơn liều lượng được chỉ định. Bạn muốn điều trị nỗi đau của bạn, chứ không phải hình thành sự nghiện ngập khác.
-
Giữ
gìn
sức
khỏe.
Ăn
thực
phẩm
tốt
cho
sức
khỏe
và
thường
xuyên
tập
thể
dục.
Không
nên
dùng
rượu
bia
hoặc
các
loại
chất
nguy
hiểm
khác
như
là
biện
pháp
tự
điều
trị.[6]
Thường
xuyên
tập
thể
dục
giải
phóng
chất
giảm
đau
tự
nhiên
của
cơ
thể,
được
gọi
là
opioid,
vì
vậy,
bất
kể
khi
nào
bạn
cảm
thấy
bị
dồn
nén
đến
nỗi
bạn
muốn
bùng
nổ,
hãy
đi
dạo,
đạp
xe
đạp,
bơi
hoặc
thực
hiện
hoạt
động
khác
mà
bạn
yêu
thích.[13]
- Khi bạn cảm thấy giận dữ vì bị từ chối, hãy thử chuyển hướng nguồn năng lượng này vào hoạt động thể chất "bạo lực" hơn một chút chẳng hạn như chạy bộ, kick boxing, taekwondo hoặc karate.
- Gặp gỡ bạn bè. Cảm giác bị mất đi sự liên kết là tác dụng phụ lớn nhất của sự từ chối. Bạn nên kết nối với người yêu mến và ủng hộ bạn. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng có được sự tương tác vui vẻ, lành mạnh với người mà bạn yêu mến có thể cải thiện khả năng hồi phục của cơ thể. Nhận được sự chấp nhận về mặt cảm xúc từ phía bạn bè và gia đình có thể giúp bạn vượt qua nỗi đau khi bị từ chối.[13]
-
Hãy
vui
vẻ.
Đánh
lạc
hướng
bản
thân
khỏi
suy
nghĩ
đau
đớn
và
tìm
cách
đắm
mình
vào
những
điều
khiến
bạn
cảm
thấy
tốt
hơn.
Xem
chương
trình
vui
nhộn,
nghe
nhạc
nhại
(parody)
trên
podcast,
hoặc
đi
xem
phim
hài
tại
rạp.
Mặc
dù
niềm
vui
sẽ
không
thể
hàn
gắn
trái
tim
tan
vỡ
của
bạn
ngay
lập
tức,
nó
sẽ
giúp
làm
giảm
sự
tức
giận
và
tăng
cường
cảm
xúc
tích
cực
của
bạn.[12]
- Nụ cười là yếu tố đặc biệt quan trọng sau khi bị từ chối bởi vì nó kích thích sự giải phóng chất hóa học được biết đến dưới tên gọi endorphin, đem lại cảm giác tích cực và khỏe khoắn. Nụ cười thậm chí có thể gia tăng khả năng chịu đựng nỗi đau về mặt thể chất![15]
- Chia sẻ cảm xúc của bản thân về sự từ chối với người mà bạn tin tưởng. Người này có thể là bạn thân, anh chị em, bố mẹ hoặc nhà trị liệu của bạn. Hãy cho họ biết chuyện gì đã xảy ra và cảm xúc của bạn về điều đó. Họ có thể sẽ chia sẻ với bạn về trải nghiệm của bản thân họ khi họ bị từ chối và những gì họ đã làm để đối phó với nó; đây là điều khá hữu ích để bạn học hỏi.[16]
Vượt qua Sự từ chối[sửa]
-
Luyện
tập
tính
tự
cảm
thông.
Sự
từ
chối
có
thể
ảnh
hưởng
khá
lớn
đến
lòng
tự
trọng
của
bạn,
khiến
bạn
tự
hành
hạ
bản
thân
với
lỗi
lầm
nhỏ
hoặc
tin
rằng
bạn
sẽ
không
bao
giờ
có
thể
trở
nên
hạnh
phúc
hoặc
thành
công.
Luyện
tập
tính
tự
cảm
thông
có
thể
giúp
bạn
học
cách
chấp
nhận
sai
lầm
và
thất
bại
như
là
một
phần
của
cuộc
sống,
thay
vì
bị
ám
ảnh
với
chúng.[12]
Tự
cảm
thông
bao
gồm
ba
nhân
tố
cơ
bản:[17]
- Tử tế với bản thân. Tử tế với bản thân có nghĩa là phát triển sự tử tế và sự thấu hiểu bản thân tương tự như đối với một người thân yêu nào đó. Nó không có nghĩa là bạn cần phải viện cớ cho sai lầm hoặc phớt lờ vấn đề của bản thân, mà là bạn cần phải nhìn nhận rằng bạn không hoàn hảo. Yêu bản thân cũng sẽ cho phép bạn yêu thương người khác nhiều hơn.
- Bản chất phổ biến của con người. Nhận thức được bản chất phổ biến của con người có nghĩa là thừa nhận rằng trải nghiệm tiêu cực, bao gồm sự từ chối, là một phần trong cuộc sống của con người và không cần thiết xảy ra là do lỗi của bạn. Hiểu rõ được điều này có thể giúp bạn vượt qua sự từ chối và giúp bạn nhận thức được rằng sự từ chối không từ một ai.
- Chánh niệm. Luyện tập chánh niệm có nghĩa là nhận thức và chấp nhận trải nghiệm của bản thân một cách không phán xét. Luyện tập chánh niệm thông qua phương pháp thiền có thể giúp bạn xử lý cảm xúc tiêu cực mà không cần tập trung quá nhiều vào nó.
-
Tránh
cá
nhân
hóa
sự
từ
chối.
Sẽ
khá
dễ
dàng
để
chúng
ta
nhìn
nhận
sự
từ
chối
như
là
sự
tự
khẳng
định
về
nỗi
sợ
hãi
to
lớn
nhất
của
chính
chúng
ta:
rằng
chúng
ta
không
giỏi
làm
một
việc
gì
đó,
rằng
chúng
ta
không
đáng
được
yêu
thương,
rằng
chúng
ta
sẽ
không
bao
giờ
có
thể
thành
công.
Tuy
nhiên,
học
cách
tránh
cá
nhân
hóa
sự
từ
chối
có
thể
giúp
bạn
rút
ra
bài
học
tích
cực
từ
vấn
đề
này
và
khiến
bạn
ít
cảm
thấy
tồi
tệ
hơn.[4]
- Không nên “trầm trọng hóa vấn đề”. Trầm trọng hóa vấn đề đơn giản có nghĩa là phản ứng thái quá trước những lỗi lầm hoặc thất bại mà bạn đã gây ra trong khi phớt lờ phẩm chất tích cực của bản thân. Nếu bạn bị từ chối trong khi xin việc, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có thể tìm được một công việc khác và sẽ kết thúc bằng việc sống trong một chiếc hộp bên dưới một cây cầu nào đó. Nếu bạn nhận được lời nhận xét tiêu cực về một bài luận hoặc một công việc nào đó, nó không có nghĩa là bạn không thể học hỏi và cải thiện. Trầm trọng hóa vấn đề sẽ khiến bạn không thể trông thấy rằng bạn có thể học hỏi và phát triển từ trải nghiệm của bản thân - ngay cả từ những trải nghiệm tiêu cực nhất chẳng hạn như sự từ chối.
- Liệt kê danh sách đặc điểm tích cực của bạn. Sự từ chối thường sẽ khiến bạn nhụt chí và giọng nói tiêu cực trong đầu bạn sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn - nếu bạn cho phép chúng. Để có thể chống lại khao khát tìm kiếm vấn đề ở bản thân, hãy chủ động và lập danh sách tất cả những đặc tính tuyệt vời, tích cực và mạnh mẽ của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn nhắc nhở bản thân một cách có ý thức rằng bạn đáng giá và xứng đáng được yêu thương, bạn không chỉ có thể dễ dàng vượt qua sự từ chối hơn mà bạn còn có thể phát triển khả năng nhanh chóng phục hồi khi đối mặt với sự từ chối trong tương lai.[18]
-
Nhìn
nhận
sự
từ
chối
như
chính
bản
chất
thật
sự
của
nó.
Nó
là
sự
thay
đổi
trong
điều
mà
bạn
hy
vọng
nhận
được,
thường
là
điều
bất
ngờ
và
không
mong
muốn.
Nhưng
nó
cũng
là
cơ
hội
để
bạn
chuyển
đổi
quan
điểm
của
bạn
sang
hướng
hữu
ích
hơn.
Mặc
dù
bạn
sẽ
khá
đau
đớn
khi
phải
trải
qua
nó,
sự
từ
chối
có
thể
hướng
dẫn
bạn
cách
để
phát
triển
sự
mạnh
mẽ
và
tập
trung
năng
lượng
một
cách
hiệu
quả.[2]
- Ví dụ, nếu bạn đang phải trải qua một cuộc chia tay trong tình cảm, người không muốn trở thành đối tác thân mật của bạn đã nói rõ rằng cả hai sẽ không thể gắn bó lâu dài trong tương lai. Mặc dù sự từ chối này khiến bạn nhói đau, tốt hơn hết là bạn nên sớm nhìn nhận nó hơn là đặt nặng tình cảm vào một người nào đó để sau này nhận ra rằng cả hai sẽ không bao giờ hợp nhau.
- Hãy để thời gian chữa lành nỗi đau. Lời nói này là vì lý do tốt đẹp - thời gian hàn gắn vết thương bởi vì sau một khoảng thời gian, bạn sẽ có được cái nhìn toàn cục hơn. Bạn cũng có thể có cơ hội để phát triển bản thân, và điều này sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận mọi thứ theo góc nhìn khác. Sẽ rất khó để bạn vượt qua nỗi đau, nhưng cùng với thời gian, bạn sẽ có thể nhận thức được rằng những điều mà bạn đã đánh mất không thuộc về bạn.[12]
-
Học
hỏi
điều
mới
lạ.
Học
hỏi
cách
để
làm
một
điều
gì
đó
mà
bạn
luôn
muốn
thực
hiện
sẽ
giúp
bạn
cảm
thấy
thành
công,
và
điều
này
có
thể
giúp
chữa
lành
sự
tự
tin
bị
tổn
thương
của
bạn.
Học
một
điều
mới
lạ
nào
đó
chẳng
hạn
như
nấu
ăn,
chơi
đàn
ghita,
hoặc
học
một
ngôn
ngữ
mới
cũng
có
thể
giúp
cải
thiện
cảm
xúc
của
bạn.
- Bạn cũng có thể xem xét thực hiện hoạt động khác chẳng hạn như rèn luyện sự quyết đoán. Đôi khi, nhiều người phải nhận lấy sự từ chối vì họ không hiểu rõ cách để trình bày khao khát và nhu cầu của họ. Bạn có thể sẽ nhận thấy rằng học cách để trở nên quyết đoán hơn về những điều bạn muốn và cần sẽ giúp bạn hạ thấp cơ hội bị từ chối. [19]
- Sẽ có lúc bạn cảm thấy nghi ngờ bản thân khi phải thử một điều mới lạ. Bạn nên tiến hành một cách chậm rãi để tránh làm rối bản thân. Nếu bạn quyết định sửa chữa nhiều phần trong cuộc sống của bạn, đôi khi, bạn sẽ cảm thấy như mình là kẻ không có kinh nghiệm và điều này dẫn đến những cảm xúc thất thường. Bạn nên cố gắng vượt qua cảm xúc này và nhận thức được rằng "tâm trí của người mới bắt đầu" thật ra là một trạng thái khá tích cực, và bạn sẵn sàng tiếp thu cách thức lĩnh hội mới mẻ hơn về mọi việc.
-
Tự
thưởng
cho
bản
thân.
“Liệu
pháp
mua
sắm”
có
thể
đem
lại
hiệu
quả
tích
cực
cho
bạn.
Ví
dụ,
nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
khi
bạn
đi
mua
sắm,
bạn
có
thể
hình
dung
ra
sự
phù
hợp
của
những
thứ
bạn
mua
đối
với
cuộc
sống
mới
của
bạn.
Mua
một
bộ
quần
áo
tôn
dáng
hoặc
cắt
tóc
theo
kiểu
mới
có
thể
làm
tăng
sự
tự
tin
của
bạn.[20]
- Không nên sử dụng việc mua sắm như là sự an ủi cho nỗi đau mà bạn phải chịu, hoặc chỉ đơn giản là che lấp đi vấn đề mà bạn phải đối phó. Ngoài ra, không nên tiêu tốn quá nhiều tiền bạc, hoặc nếu không bạn sẽ làm tăng thêm mức độ căng thẳng của bạn. Tuy nhiên, tự thưởng cho bản thân một vài món đồ sẽ làm tăng tinh thần của bạn, đặc biệt khi nó giúp bạn bước đi trên con đường mới hướng đến những điều tươi sáng hơn.
Duy trì Sự mạnh mẽ[sửa]
- Bạn cần phải nhớ rằng không phải ai cũng hợp với bạn. Nếu sự từ chối của bạn xoay quanh vấn đề khá cá nhân, chẳng hạn như chia tay hoặc không được nhận vào đội thể thao, bạn sẽ dễ nhìn nhận chúng như sự khẳng định rằng bạn kém cỏi. Tuy nhiên, bằng cách trở nên thoải mái với chính mình và nhớ rằng trên thế giới này có khá nhiều người không phù hợp với bạn, bạn sẽ có thể chấp nhận sự từ chối của họ và tiến bước mà không phải suy nghĩ quá nhiều về nó. Hãy nhớ rằng: bạn càng yêu quý bản thân nhiều bao nhiêu, bạn càng ít phải dựa vào sự thừa nhận của người khác bấy nhiêu.[16]
-
Luyện
tập
cách
đón
nhận
sự
từ
chối
trong
môi
trường
ít
rủi
ro.
Đặt
mình
vào
tình
huống
khi
bạn
phải
trải
qua
sự
từ
chối
mà
không
đem
lại
hậu
quả
tiêu
cực
to
lớn
hoặc
thiên
về
cá
nhân
có
thể
giúp
bạn
hiểu
được
rằng
sự
từ
chối
thường
không
liên
quan
đến
tính
cách
của
bạn.[4]
- Ví dụ, hỏi xin một thứ gì đó mà bạn chắc chắn rằng sẽ bị từ chối (nhưng nó không quá quan trọng đối với bạn) có thể giúp bạn đối phó với sự từ chối.
-
Không
ngừng
chấp
nhận
rủi
ro.
Những
người
đã
gặp
phải
sự
từ
chối
có
thể
hình
thành
tính
cách
sợ
gặp
phải
rủi
ro
khiến
họ
ngừng
cố
gắng
hoặc
tiếp
cận
người
khác
bởi
vì
họ
cho
phép
nỗi
sợ
nắm
quyền
kiểm
soát
suy
nghĩ
của
họ.
Duy
trì
sự
tích
cực
và
niềm
hy
vọng
rất
quan
trọng
khi
phải
đối
mặt
với
sự
từ
chối.[4]
- Ví dụ, nếu bạn đang trò chuyện với bạn bè và bạn cảm thấy như bị từ chối theo một cách nào đó, bạn có thể “lảng tránh” cuộc trò chuyện để bảo vệ bản thân không bị tổn thương. Mặc dù hành động này sẽ giúp làm giảm sự khó chịu ban đầu, nó cũng khiến bạn ngừng kết nối với người khác và điều này thật sự có thể sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.[18]
- Bạn cần nhớ rằng: bạn sẽ bị từ chối 100% trước cơ hội mà bạn không cố gắng tìm kiếm.
-
Mong
chờ
để
thành
công
(nhưng
hiểu
rõ
rằng
bạn
cũng
có
thể
sẽ
không
đạt
được
nguyện
vọng).
Sự
cân
bằng
này
khá
khó
để
bạn
có
thể
đạt
được,
nhưng
nó
rất
quan
trọng
trong
việc
giữ
cho
tâm
trí
bạn
luôn
khỏe
mạnh
sau
khi
bị
từ
chối.
Nghiên
cứu
khoa
học
đã
chỉ
ra
rằng
cho
dù
là
bạn
tin
rằng
bạn
sẽ
thất
bại
hay
thành
công
đều
sẽ
ảnh
hưởng
đến
nỗ
lực
của
bạn
để
đạt
được
mục
tiêu,
và
điều
này
có
thể
tác
động
đến
hiệu
quả
làm
việc
của
bạn.
Tin
tưởng
rằng
bạn
sẽ
thành
công
có
thể
giúp
bạn
cố
gắng
nhiều
hơn.[2]
- Tuy nhiên, điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó là quan điểm về sự thành công của bạn không quyết định thành công thật sự của bạn, chỉ khi bạn cố gắng nỗ lực để thực hiện nó. Bạn vẫn có khả năng thất bại (và tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của bạn, điều này thật sự có thể xảy ra) trước một điều nào đó mà bạn cảm thấy khá tốt đẹp về nó và đã cố gắng hết sức mình.
- Hiểu rõ rằng bạn chỉ có thể kiểm soát hành động của bản thân, không phải kết quả của nó, sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng cá nhân hóa sự từ chối khi nó xuất hiện.[5] Bạn nên biết rằng sự từ chối là một khả năng, nhưng bạn nên cố gắng hết sức cho dù kết quả có như thế nào.
- Rèn luyện lòng tha thứ. Khi bạn cảm thấy bị tổn thương và thất vọng vì bị từ chối, điều cuối cùng xuất hiện trong tâm trí bạn sẽ là tha thứ cho người đã đem lại cảm xúc này cho bạn. Tuy nhiên, cố gắng thông cảm cho người đó có thể giúp bạn đối phó với cảm xúc của mình. Hãy cố gắng suy nghĩ về lý do vì sao người đó đã trả lời “không”. Thông thường, bạn sẽ nhận ra rằng hành động của họ không liên quan gì đến bạn.[11]
Lời khuyên[sửa]
- Hãy lưu lại lời trích dẫn của huyền thoại bóng rổ Michael Jordan trong tâm trí bạn: ““Tôi đã ném trượt 9,000 cú ném bóng trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã thua gần 300 trận đấu. 26 lần tôi đã được giao phó nhiệm vụ ném bóng đem lại chiến thắng cho đội và tôi đã ném trượt. Tôi liên tiếp gặp thất bại trong cuộc sống. Và đó cũng chính là lý do tôi thành công”.[21]
- Không phải sự từ chối nào cũng công bằng. Ví dụ, nếu bạn tin rằng bạn bị một công ty nào đó từ chối thuê bạn làm việc chỉ vì sự phân biệt chủng tộc, bạn hoàn toàn có quyền tiến hành tố tụng để mọi việc trở nên đúng đắn hơn.
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn duy trì sự tích cực và tiếp cận người khác cũng như tình huống với hy vọng nhận được sự chấp nhận, bạn sẽ có thể có được nó. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ phải đối mặt với sự từ chối, nhưng nó có nghĩa là thái độ của bạn thật sự có thể ảnh hưởng đến cách người khác đối xử với bạn.[18]
Cảnh báo[sửa]
- Bạn nên xử lý cảm xúc của bản thân, nhưng đừng quá đắm chìm trong chúng. Ám ảnh với cảm xúc tiêu cực có thể ngăn cản bạn hồi phục.
- Không nên tức giận hoặc hung hăng, ngay cả khi bạn đang cảm thấy đau đớn. Mắng nhiếc người khác có thể đem lại cảm giác thoải mái hơn trong chốc lát, nhưng cuối cùng, nó sẽ khiến bạn và đối phương đau đớn nhiều hơn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://healthland.time.com/2011/03/28/the-pain-of-romantic-rejection-like-being-punched-in-the-gut/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 https://www.psychologytoday.com/blog/thriving101/201012/rejection-losers-guide
- ↑ http://www.torontosun.com/2015/02/27/depression-makes-it-chemically-difficult-to-get-over-rejection
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 http://psychcentral.com/blog/archives/2013/02/19/7-tips-to-avoid-personalizing-rejection/
- ↑ 5,0 5,1 https://www.psychologytoday.com/blog/fighting-fear/201308/how-cope-rejection
- ↑ 6,0 6,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-living/end-of-life/in-depth/grief/art-20047261?pg=2
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2009/06/06/7-good-reasons-to-cry-your-eyes-out/
- ↑ http://www.psychologicalscience.org/media/myths/myth_30.cfm
- ↑ http://www.prevention.com/mind-body/emotional-health/healthiest-ways-express-anger
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/recognize-anger.aspx
- ↑ 11,0 11,1 http://teenshealth.org/teen/your_mind/emotions/rejection.html#
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 https://www.psychologytoday.com/blog/the-squeaky-wheel/201307/10-surprising-facts-about-rejection
- ↑ 13,0 13,1 13,2 http://www.apa.org/monitor/2012/04/rejection.aspx
- ↑ http://www.prevention.com/mind-body/emotional-health/tips-handling-rejection
- ↑ http://www.nytimes.com/2011/09/14/science/14laughter.html?_r=0
- ↑ 16,0 16,1 http://www.oprah.com/inspiration/Dr-Phil-How-to-Get-Over-Rejection
- ↑ http://www.self-compassion.org/what-is-self-compassion/the-three-elements-of-self-compassion.html
- ↑ 18,0 18,1 18,2 http://www.huffingtonpost.com/2014/03/13/rejection-coping-methods-research_n_4919538.html
- ↑ http://www.education.udel.edu/wp-content/uploads/2013/01/SociallyRejected.pdf
- ↑ http://business.time.com/2013/04/16/is-retail-therapy-for-real-5-ways-shopping-is-actually-good-for-you/
- ↑ http://www.washingtonpost.com/business/capitalbusiness/career-coach-dealing-with-rejection-and-setbacks/2012/05/04/gIQAfS3J6T_story.html