Vượt qua chứng rối loạn ăn uống

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong xã hội ngày nay vẫn tồn tại nhiều sự nhầm lẫn về mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn ăn uống. Mọi người thường nói đùa rằng những người bạn thiếu cân hoặc luôn ăn kiêng là người mắc chứng rối loạn ăn uống. Hoặc, họ quy chụp những người gầy trơ xương là mắc chứng biếng ăn. Những chứng rối loạn này không phải vấn đề để đem ra làm trò cười. Trên thực tế, chúng có thể dẫn đến tử vong.[1] Nếu bạn lo rằng mình hoặc người quen có dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống, bạn nên tìm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt. Hãy tìm hiểu cách xác định chứng rối loạn ăn uống, tiếp nhận sự giúp đỡ và duy trì sự phục hồi về lâu dài.

Các bước[sửa]

Nhờ giúp đỡ vì chứng rối loạn ăn uống[sửa]

  1. Tâm sự với người bạn tin tưởng. Bước đầu tiên để người mắc chứng rối loạn ăn uống hồi phục là thường xuyên nói chuyện về vấn đề này. Có thể bạn sợ việc này nhưng rồi bạn sẽ cảm thấy cực kỳ nhẹ nhóm khi cuối cùng cũng chia sẻ được với người nào đó. Hãy chọn người luôn ủng hộ bạn vô điều kiện, có thể là bạn thân nhất, hoặc huấn luyện viên, thủ lĩnh tôn giáo, bố mẹ hoặc cố vấn tại trường học.[2]
    • Dành thời gian để nói chuyện riêng với người này mà không bị làm phiền. Cố gắng tỏ ra bình tĩnh. Người thân của bạn có thể bất ngờ, bối rối, tổn thương khi biết bạn đã chịu đựng một mình trong suốt thời gian qua.
    • Giải thích một số triệu chứng bạn chú ý và thời điểm bắt đầu. Bạn có thể thảo luận về ảnh hưởng thể chất và tinh thần của chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như mất kinh nguyệt hoặc có suy nghĩ tự sát.
    • Nói cho người đó biết cách họ có thể giúp bạn. Bạn muốn họ chịu trách nhiệm về việc ăn uống của bạn? Hay bạn muốn người này cùng bạn tới gặp bác sĩ? Hãy để người thân biết họ có thể làm gì để hỗ trợ bạn tốt nhất.
  2. Chọn một chuyên gia. Sau khi chia sẻ về tình trạng của bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và được ủng hộ trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Hy vọng phục hồi hoàn toàn của bạn đặt trọn vào chuyên gia sức khoẻ có kinh nghiệm điều trị chứng rối loạn ăn uống
    • Bạn có thể tìm chuyên gia về chứng rối loạn ăn uống bằng cách hỏi bác sĩ tư, gọi tới bệnh viện địa phương hoặc trung tâm ý tế, hỏi ý kiến cố vấn ở trường học hoặc tìm thông tin trên mạng.[2]
  3. Xác định kế hoạch điều trị tốt nhất cho bản thân. Làm việc với bác sĩ hoặc tư vấn viên để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với tình hình của bạn. Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng rối loạn ăn uống hiệu quả.[3][4]
    • Điều trị tâm lý cá nhân cho phép bạn làm việc 1-1 với chuyên gia trị liệu để phát hiện nguyên nhân của tình trạng hiện tại và tìm ra cách thức lành mạnh hơn để đối phó với nguyên nhân đó. Liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) là phương pháp điều trị hiệu quả, tập trung vào thay đổi thói quen suy nghĩ vô ích làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa thực phẩm và cơ thể.
    • Trị liệu gia đình cũng hiệu quả với sự hướng dẫn của bố mẹ kết hợp công cụ hữu ích để chăm sóc thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống và đem lối sống lành mạnh hơn đến các hộ gia đình để phục hồi lâu dài.
    • Sự giám sát y tế là cần thiết để bác sĩ có thể kiểm tra thể chất để đảm bảo các chức năng cơ thể cần thiết đang hồi phục trong quá trình điều trị. Bác sĩ có thể ghi lại cân nặng và tiến hành kiểm tra thường xuyên.
    • Tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo hấp thụ lượng calo và dưỡng chất cần thiết để duy trì và lấy lại cân nặng tốt cho sức khoẻ. Chuyên gia sẽ làm việc với bạn để thay đổi mối quan hệ với thực phẩm theo hướng tích cực và tốt cho sức khoẻ.
    • Bạn có thể phải dùng thuốc nếu mắc một chứng bệnh song song với rối loạn ăn uống, chẳng hạn như trầm cảm. Các loại thuốc thường được kê để hỗ trợ hồi phục sau rối loạn ăn uống bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn tinh thần, thuốc chống lo âu và thuốc ổn định tâm trạng.
  4. Thử kết hợp các cách tiếp cận khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Với hy vọng phục hồi thành công và lâu dài sau chứng rối loạn ăn uống, bạn nên thử kết hợp thêm một vài phương pháp trị liệu, sử dụng thuốc và tư vấn dinh dưỡng .[5] Kế hoạch điều trị của bạn phải phù hợp với nhu cầu riêng và các yếu tố của căn bệnh song song.
  5. Tìm nhóm hỗ trợ. Trong khi phục hồi, bạn sẽ cảm thấy khá hơn nếu biết mình không đơn độc. Hãy tìm nhóm hỗ trợ ở địa phương thông qua trung tâm điều trị hoặc trị liệu để trò chuyện với những người cũng mắc chứng rối loạn ăn uống và hỗ trợ lẫn nhau.

Duy trì Sự phục hồi[sửa]

  1. Thách thức những suy nghĩ tiêu cực về cơ thể. Suy nghĩ tiêu cực dường như đang cai trị cuộc sống của bạn khi bạn chịu ảnh hưởng bởi rối loạn ăn uống. Bạn nạt nộ bản thân vì tăng cân hay chỉ trích chính mình vì một bữa trái ngược với khẩu phần. Vượt qua thói quen suy nghĩ này là yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi.[6]
    • Dành một vài ngày để chú ý đến suy nghĩ của bản thân. Phân chia những suy nghĩ hiện tại thành mục tiêu cực hay tích cực, hữu ích hay vô ích. Suy nghĩ xem chúng có thể ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng và hành vi của bạn.
    • Chống lại suy nghĩ tiêu cực, vô ích bằng cách xác định mức độ thực tế. Ví dụ, nếu bạn có suy nghĩ như sau, “Tôi không bao giờ đạt được cân nặng phù hợp”, bạn có thể tự hỏi bản thân làm sao bạn có thể biết chắc được điều đó. Bạn có khả năng dự đoán tương lai sao? Đương nhiên là không phải.
    • Giờ bạn đã xác định được những suy nghĩ vô năng, hãy thế chúng bằng phiên bản hữu ích và thực tế hơn, chẳng hạn như “Sẽ mất chút thời gian để đạt được cân nặng phù hợp nhưng tôi có thể làm được”.
  2. Tìm hiểu phương pháp chống căng thẳng hiệu quả. Căng thẳng thường gây ra các thói quen hành động không lành mạnh dẫn đến chứng rối loạn ăn uống. Do đó, phát triển phương pháp tích cực để giải toả căng thẳng có thể giúp bạn duy trì sự phục hồi. Sau đây là một vài cách hiệu quả để chống căng thẳng:[7]
    • Tập thể dục thường xuyên
    • Ngủ ít nhất 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.
    • Tìm sở thích.
    • Nghe nhạc và nhảy.
    • Dành thời gian với người tích cực và hỗ trợ bạn.
    • Dắt chó đi dạo
    • Tắm lâu và thư giãn
    • Học cách từ chối khi bạn có quá nhiều việc
    • Giải phóng xu hướng chủ nghĩa cầu toàn
  3. Tạo ra một thực đơn cân bằng và lên kế hoạch tập luyện. Ăn uống và hoạt động thể chất là một phần quan trọng trong sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, người mắc chứng rối loạn ăn uống thường thực hiện không tốt những điều trên. Bạn phải làm việc chặt chẽ với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để xác định bài tập an toàn cân bằng và thực đơn phù hợp để duy trì sức khoẻ tối ưu.[8][9]
  4. Mặc đồ khiến bạn thấy thoải mái. Mục đích là làm bạn thấy vui vì quần áo bạn mặc. Chọn trang phục nhẹ và thoải mái với kích thước và hình dáng cơ thể thay vì chọn trang phục cho cơ thể “lý tưởng” của bạn, hoặc mặc đồ che kín hoàn toàn cơ thể.[2]
  5. Chờ đợi. Phục hồi sau rối loạn ăn uống là cả một quá trình. Bạn có thể tái phát nhiều lần trước khi hoàn toàn vượt qua thói quen hành động tiêu cực dẫn tới rối loạn nhưng hãy tiếp tục cố gắng. Không được bỏ cuộc. Bạn sẽ phục hồi nếu kiên trì.

Xác định Chứng Rối loạn ăn uống[sửa]

  1. Nghiên cứu về rối loạn ăn uống. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng về tình trạng hiện tại để bản thân nắm được những rủi ro và mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn ăn uống. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính thức chứng rối loạn ăn uống của bạn, nhưng tìm hiểu thêm có thể giúp bạn hiểu hơn mức độ đe doạ tính mạng của tình trạng này, và có động lực tìm kiếm sự giúp đỡ. Hãy ìm hiểu các kiểu rối loạn ăn uống thường gặp nhất.[10]
    • Chán ăn tâm thần đặc trưng bởi nỗi ám ảnh lo lắng về kích thước và trọng lượng cơ thể. Cá nhân mắc chứng chán ăn tâm thân sợ tăng cân và tin rằng họ bị quá cân ngay cả khi họ thiếu cân. Cá nhân này có thể từ chối ăn uống và ăn theo chế độ vô cùng hạn chế. Nhiều người mắc chứng biếng ăn còn nôn mửa hoặc dùng thuốc nhuận tràng để giảm cân.
    • Chứng ăn-ói. Người mắc chứng này thường hay có những cuộc chè chén say sưa và ăn nhiều bữa trong ngày. Họ không thể kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ rồi lại giải quyết việc ăn quá nhiều bằng cách nôn hết ra, dùng thuốc nhuận tràng hoặc lợi tiểu, hoặc tập thể dục cường độ cao, ăn chay hoặc kết hợp các phương pháp trên. Chứng rối loạn này rất khó xác định vì nhiều người mắc chứng ăn-ói vẫn duy trì được cân nặng trung bình.
    • Chứng ăn vô độ đặc trưng là ăn nhiều đồ ăn ngay cả khi không đói. Người mắc chứng ăn vô độ có thể lén lút ăn uống và không thể kiểm soát bản thân khi ăn. Mặc dù khá giống chứng ăn-ói nhưng người mắc chứng ăn vô độ (BED) không có hành vi nôn mửa hay tập thể dục cường độ cao. Người mắc chứng ăn vô độ có thể bị thừa cân hoặc béo phì.
  2. Quan sát và thu thập triệu chứng của bản thân. Một khi đã tìm hiểu về các chứng rối loạn ăn uống, bạn có thể nhận ra một vài triệu chứng của bản thân. Chú ý đến các triệu chứng và suy nghĩ, cảm giác có thể sẽ hữu ích trong việc tìm sự giúp đỡ của chuyên gia. Bạn có thể ghi chép các triệu chứng vào sổ tay để giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về chứng rối loạn ăn uống của bạn.[11]
    • Cố gắng viết nhật ký hàng ngày vì nó giúp bạn phát hiện mối liên hệ giữa thói quen suy nghĩ và hành vi, điều này có thể giúp ích cho quá trình điều trị phục hồi.[12]
    • Ví dụ, bạn có thể ghi chép lại quá trình ăn uống vô độ. Sau đó, nghĩ lại những gì xảy ra ngay trước khi ăn. Suy nghĩ của bạn là gì? Cảm giác? Ai ở quanh bạn? Các bạn đang bàn luận chuyện gì? Sau đó, ghi lại cảm giác của bản thân sau khi ăn. Bạn suy nghĩ và cảm thấy như thế nào?
  3. Tìm manh mối về sự phát triển của chứng rối loạn. Bạn có thể nghĩ về thời điểm và cách thức các triệu chứng xuất hiện. Xác định rõ từng chi tiết có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng và các bệnh song song như lo âu hoặc trầm cảm. Nghĩ về nguyên nhân bệnh có thể giúp bạn bắt đầu thay đổi lối sống trong quá trình điều trị.
    • Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn ăn uống vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng có thể là do di truyền, hoặc người bệnh được nuôi dạy trong xã hội mạnh mẽ hoặc lý tưởng văn hoá về người gầy. Họ mặc cảm về bản thân và có tính cách cầu toàn, phải chịu ảnh hưởng từ hình ảnh mỏng manh của đồng nghiệp hay phương tiện truyền thông.[13][14]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn cần hiểu rằng phục hồi là quá trình cần nhiều thời gian
  • Hiểu rằng bạn đang điều trị vì muốn tốt cho cơ thể, tâm trí và tâm hồn
  • Không được bỏ cuộc
  • Tránh xa những thứ khiến bạn quay lại thói quen cũ

Cảnh báo[sửa]

  • Đây chỉ là bài hướng dẫn và mới là sự khởi đầu
  • Nếu bạn từng có suy nghĩ tự sát, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu ngay lập tức.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]