Vượt qua chứng cuồng ăn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình mắc chứng cuồng ăn, hay những vấn đề về ăn uống có gây khó khăn cho cuộc sống của bạn? Ước lượng có khoảng 4% phụ nữ Mỹ mắc chứng cuồng ăn vào giai đoạn nào đó trong cuộc đời và chỉ có 6% trong số đó được điều trị.[1] Nếu cho rằng mình mắc chứng cuồng ăn hoặc nếu đang tìm phương pháp điều trị thì bạn có thể tìm hiểu những lựa chọn dưới đây.

Các bước[sửa]

Tự mình vượt qua chứng cuồng ăn[sửa]

  1. Xác định xem bạn có bị cuồng ăn hay không. Thật ra tự chẩn đoán một bệnh tâm thần là điều không nên.[2] Vì vậy nếu cảm thấy cần phải khám bệnh thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn, đặc biệt trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng sau:[3]
    • Ăn vô độ hoặc ăn nhiều hơn bình thường vào mỗi lần ăn.
    • Cảm thấy mất kiểm soát với việc ăn uống.
    • Uống thuốc xổ và áp dụng các phương pháp ngừa tăng cân khác như nôn, sử dụng thuốc nhuận tràng/lợi tiểu để bù đắp cho việc ăn quá nhiều, kiêng ăn hay tập thể dục. Người mắc chứng cuồng ăn làm việc này tối thiểu một lần mỗi tuần và kéo dài trong 3 tháng.
    • Bạn quá quan tâm đến vẻ bề ngoài cơ thể so với các yếu tố khác, và tự ti quá mức về bề ngoài đó (cân nặng, vóc dáng và v.v...) mặc dù thực tế không như vậy.
  2. Nhận diện nguyên nhân thúc đẩy.[4] Nếu bạn muốn tăng nhận thức về vấn đề này thì nên tìm hiểu các nguyên nhân thúc đẩy cảm xúc của mình. Đó là những sự kiện hoặc tình huống thúc đẩy cảm xúc và khiến bạn muốn ăn thật nhiều rồi làm cho nôn hết ra. Bạn có thể tránh những nguyên nhân đó nếu xác định được chúng, hoặc ít nhất là tìm cách tiếp cận khác. Một số nguyên nhân thúc đẩy phổ biến là:
    • Nhận thức bi quan về cơ thể. Bạn có hay ngắm mình trong gương và có suy nghĩ tiêu cực hay cảm xúc bi quan về vẻ bề ngoài?
    • Căng thẳng trong mối quan hệ cá nhân. Cãi nhau với bố mẹ, anh em, bạn bè hay người yêu có khiến bạn muốn ăn thật nhiều không?
    • Tâm trạng tiêu cực nói chung. Bồn chồn, buồn rầu, bức xúc và những cảm xúc khác có thể thôi thúc ham muốn ăn thật nhiều và nôn.
  3. Tìm hiểu phương pháp ăn uống trực quan.[5] Các chương trình ẩm thực truyền thống thường không hiệu quả trong điều trị rối loạn ăn uống và thậm chí còn làm triệu chứng xấu đi. Tuy nhiên phương pháp ăn uống trực quan có thể giúp bạn tổ chức lại vấn đề ẩm thực của mình. Đây là kỹ thuật học cách lắng nghe và tôn trọng cơ thể do chuyên gia dinh dưỡng Evelyn Tribole và bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Elyse Resch phát triển.[6] Phương pháp này có thể giúp:
    • Phát triển nhận thức nội quan. Nhận thức nội quan là khả năng nhận thức những gì đang diễn ra bên trong cơ thể, đây là khả năng bắt buộc có để bạn biết được cơ thể muốn gì và cần gì. Thiếu nhận thức nội quan cho thấy có liên quan đến các bệnh rối loạn ăn uống.[7]
    • Tăng cường khả năng kiểm soát bản thân. Phương pháp ăn uống trực quan giúp giải tỏa ức chế, giảm mất kiểm soát và ăn uống vô độ.
    • Cảm thấy khỏe hơn nói chung. Phương pháp này cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng quát: ít bận tâm hơn với bề ngoài cơ thể, có lòng tự trọng cao hơn và v.v...
  4. Viết nhật ký. Viết nhật ký về chứng cuồng ăn sẽ giúp bạn kiểm soát những gì mình ăn và thời gian ăn, điều gì thúc đẩy triệu chứng rối loạn ăn uống và nhật ký cũng đóng vai trò là nơi để bạn thể hiện cảm xúc ra bên ngoài.[8]
  5. Chỉ mua đủ thực phẩm.[9] Không mua quá nhiều thực phẩm dự trữ để bạn không có cơ hội ăn ngấu nghiến. Lên kế hoạch trước và mang theo càng ít tiền càng tốt. Nếu người khác đi chợ thì bạn nên nhắc họ chú ý đến nhu cầu ẩm thực của mình.
  6. Lên kế hoạch cho bữa ăn.[9] Mục tiêu đặt ra là 3-4 bữa chính và 2 bữa phụ, đồng thời xác định thời gian cụ thể để bạn biết khi nào mình sẽ ăn và hạn chế bản thân chỉ ăn vào những giờ đó. Phát triển kế hoạch này thành thói quen hằng ngày để chống lại hành vi thôi thúc của bản thân.

Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia và người có cùng hoàn cảnh[sửa]

  1. Tìm biện pháp trị liệu. Các cách can thiệp bằng trị liệu như liệu pháp hành vi nhận thức và giao tiếp trị liệu có thể hỗ trợ hồi phục và có hiệu quả lâu dài.[10] Nếu đang sống ở Mỹ bạn có thể vào trang psychologytoday.com để tìm một chuyên gia trị liệu gần nơi mình sống.[11] Bạn nên tìm một chuyên gia về điều trị các bệnh rối loạn ăn uống.
    • Liệu pháp hành vi nhận thức tìm cách kết cấu lại suy nghĩ và hành vi của bạn sao cho khuynh hướng tự hủy hoại bản thân bắt nguồn từ những yếu tố này được thay thế bởi cách suy nghĩ và hành động lành mạnh hơn. Nếu thói quen ăn vô độ có nguyên nhân từ những niềm tin đã hằn sâu trong bạn, cũng như nhiều người khác, liệu pháp hành vi nhận thức giúp định hình lại nền tảng cho những suy nghĩ và mong muốn đó.[12]
    • Liệu pháp giao tiếp tập trung vào các mối quan hệ và đặc điểm cá tính thay vì tập trung cụ thể vào hành vi và lối suy nghĩ,[13] vì vậy nó sẽ hiệu quả hơn nếu bạn muốn được hướng dẫn thay đổi hành vi-nhận thức một cách ít tập trung hơn, mà chủ yếu nhắm đến mối quan hệ với gia đình, bạn bè và bản thân bạn.
    • Liên minh trị liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để biện pháp trị liệu đạt hiệu quả, do đó bạn phải tìm được một chuyên gia trị liệu phù hợp với mình. Có lẽ bạn phải dành thời gian "tìm kiếm đây đó" cho đến khi tìm thấy một người mà mình có thể thoải mái tâm sự, điều đó có ý nghĩa quan trọng với kết quả điều trị nên bạn không được ép mình điều trị với người nào mà cảm thấy không phù hợp.
  2. Tìm hiểu các lựa chọn về thuốc. Bên cạnh liệu pháp trị liệu cũng có một số loại thuốc tâm thần có thể trị được chứng cuồng ăn. Nhóm thuốc cơ bản được khuyến nghị dùng trong điều trị rối loạn ăn uống là thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như fluoxetine (Prozac).[14]
    • Hỏi bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần về sử dụng thuốc chống trầm cảm điều trị chứng cuồng ăn.
    • Thuốc trở nên hiệu quả nhất đối với một số bệnh tâm thần khi được kết hợp song song với liệu pháp trị liệu thay vì chỉ điều trị bằng thuốc.[15]
  3. Tham gia nhóm hỗ trợ. Dù không có nhiều dữ liệu nghiên cứu về tính hiệu quả của việc tham gia nhóm hỗ trợ trong điều trị rối loạn ăn uống, tuy nhiên một số người cho biết các nhóm như Overeaters Anonymous có thể là lựa chọn điều trị phụ trợ.[16]
    • Vào trang web này để tìm một nhóm hỗ trợ gần nơi bạn sống: nhấp vào đây.
  4. Xem xét điều trị nội trú. Đối với những ca cuồng ăn nghiêm trọng, người ta nên tham gia điều trị nội trú tại một cơ sở chữa bệnh tâm thần. Tại đây bạn được chăm sóc về y tế và tâm thần tốt hơn so với tự điều trị ở nhà, điều trị ngoại trú hay tham gia nhóm hỗ trợ.[17] Bạn cần điều trị nội trú nếu[18]:
    • Sức khỏe suy giảm hay tính mạng bị đe dọa do chứng cuồng ăn gây ra.
    • Bạn đã áp dụng các phương pháp điều trị khác trong quá khứ nhưng bệnh tái phát.
    • Có những biến chứng khác về sức khỏe như bệnh tiểu đường.
  5. Tìm trang web hỗ trợ hồi phục. Nhiều người tìm sự hỗ trợ ở các diễn đàn trực tuyến trong thời gian chờ hồi phục.[19] Những trang web này là nguồn hỗ trợ quan trọng về mặt giao tiếp, cho phép bệnh nhân gặp gỡ những người đang gặp tình trạng tương tự và thảo luận về các khó khăn khi sống chung với bệnh rối loạn ăn uống.[20] Dưới đây là một vài trang web bạn có thể quan tâm:

Tìm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè[sửa]

  1. Hướng dẫn những người trong mạng lưới hỗ trợ. Nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ từ gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.[21] Để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh bạn nên hướng dẫn cho bạn bè thân và gia đình hiểu thêm về căn bệnh này. Đây là cách để bạn khai thác sự trợ giúp từ môi trường xã hội xung quanh, nơi quá trình phục hồi bắt đầu diễn ra. Vào những trang web như của trung tâm giáo dục sức khỏe Đại học Brown[22] và hướng dẫn chăm sóc người bị rối loạn ăn uống của Caltech.[23]
  2. Mời bạn bè và gia đình tham dự các sự kiện giáo dục. Tìm thông tin về các sự kiện giáo dục đối với chứng cuồng ăn từ trường đại học, bệnh viện hay cơ sở khám bệnh tâm thần ở địa phương. Đây là cơ hội để những người ở gần bạn hiểu hơn về vai trò của họ trong quá trình phục hồi của bạn. Họ sẽ học được các kỹ thuật truyền đạt tốt và thông tin tổng quát về chứng cuồng ăn vô độ.[24]
  3. Hiểu rõ nhu cầu của bản thân. Gia đình và bạn bè có thể muốn giúp bạn nhưng họ không biết rõ phải làm thế nào, vì vậy bạn phải cho họ biết những gì bạn cần ở họ. Nếu bạn có nỗi lo cụ thể nào đó về cách ẩm thực, hoặc nếu cảm thấy bị phán xét về thói quen ăn uống của mình, bạn nên nói ra điều đó!
    • Một số nghiên cứu cho thấy chứng cuồng ăn có liên quan đến cách bạn được bố mẹ giáo dục, cụ thể khi họ thường cự tuyệt, lúc nói này lúc nói khác hoặc can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con. Nếu bố mẹ bạn có cách giáo dục như vậy thì bạn nên nói ra những gì mình cảm thấy thiếu, hoặc ngược lại được họ quan tâm quá mức. Nếu bố bạn lúc nào cũng lảng vảng xung quanh khi bạn đang ăn, hãy nói rằng mình rất biết ơn sự quan tâm đó nhưng việc can thiệp quá nhiều chỉ làm bạn cảm thấy tiêu cực về bản thân và hành vi của mình.
    • Qua nghiên cứu người ta nhận thấy trong nhiều gia đình có người mắc chứng cuồng ăn, vấn đề giao tiếp dường như đã bị xem nhẹ hay bỏ qua. Nếu cảm thấy không ai quan tâm lời nói của mình, bạn phải khẳng định mạnh mẽ hơn nhưng không được chỉ trích. Nói với bố hoặc mẹ rằng bạn có điều quan trọng cần nói và bạn đang lo lắng vì không ai quan tâm lời nói của mình. Điều này giúp họ hiểu được mối lo và vị thế của bạn khi đó.
  4. Lên lịch cho bữa ăn với gia đình. Nghiên cứu chứng minh những người ăn ít nhất ba bữa với gia đình mỗi tuần sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh rối loạn ăn uống.[25]
  5. Thảo luận cách điều trị lấy gia đình làm nền tảng. Cách điều trị lấy gia đình làm nền tảng là mô hình mà các thành viên gia đình phải tham gia vào quá trình trị liệu.[26] Cách này hiệu quả với thanh thiếu niên[27], có tiềm năng hơn so với liệu pháp trị liệu cho riêng cá nhân.[28]

Lời khuyên[sửa]

  • Chứng cuồng ăn có tỷ lệ tái phát cao,[29] vì vậy bạn không nên cảm thấy tội lỗi hoặc từ bỏ nếu không thể chữa khỏi bệnh ngay.

Cảnh báo[sửa]

  • Chứng cuồng ăn có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nguy hiểm hơn, chẳng hạn suy dinh dưỡng, rụng tóc, mục răng, trào thực quản và thậm chí tử vong.[30] Nếu bạn mắc bệnh rối loạn ăn uống nặng thì phải liên hệ với bác sĩ ngay.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.eatingdisorderhope.com/information/statistics-studies
  2. https://www.psychologytoday.com/blog/debunking-myths-the-mind/201005/the-dangers-self-diagnosis
  3. http://www.thecenternc.org/dsm-5-criteria-for-bulimia-nervosa.html
  4. http://psychcentral.com/lib/bulimia-binging-and-purging/
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/eating-mindfully/201406/the-evidence-intuitive-eating
  6. https://www.intuitiveeating.com/
  7. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1471015313000962
  8. http://www.everydayhealth.com/eating-disorders/journaling-to-treat-eating-disorders.aspx
  9. 9,0 9,1 http://www.moodcafe.co.uk/media/11461/Self-HelpManualforBulimiaNervosa_1.pdf
  10. https://archpsyc.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=496200
  11. https://therapists.psychologytoday.com/rms/
  12. http://www2.nami.org/Content/NavigationMenu/Inform_Yourself/About_Mental_Illness/About_Treatments_and_Supports/Cognitive_Behavioral_Therapy1.htm
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10445862
  14. http://www.nhs.uk/Conditions/Bulimia/Pages/Treatment.aspx
  15. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0165032700002597
  16. http://scholar.lib.vt.edu/theses/available/etd-05092002-143548/unrestricted/Dissertation.pdf
  17. http://www.bulimiaguide.org/summary/detail.aspx?doc_id=9465
  18. http://www.futuresofpalmbeach.com/bulimia-treatment/do-you-need-inpatient-or-outpatient/
  19. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/eat.20542/abstract
  20. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/eat.20629/abstract
  21. http://www.uchospitals.edu/news/2007/20070903-bulimia.html
  22. https://brown.edu/Student_Services/Health_Services/Health_Education/nutrition_&_eating_concerns/eating_concerns/bulimia.php
  23. https://counseling.caltech.edu/general/InfoandResources/Eating_Disorder
  24. http://www.eatingrecoverycenter.com/eating-disorder-treatment-professionals/rocky-mountain-eating-disorder-conference/
  25. http://www.anad.org/news/teens-who-regularly-attend-family-meals-lower-risk-of-eating-disorders/
  26. http://www.maudsleyparents.org/bulimianervosa.html
  27. http://europepmc.org/abstract/med/12817553
  28. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2927890/
  29. http://www.clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/psychiatry-psychology/eating-disorders/Default.htm
  30. http://www.webmd.com/mental-health/eating-disorders/bulimia-nervosa/bulimia-nervosa-what-happens

Liên kết đến đây