Điều trị rối loạn ăn uống

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Rối loạn ăn uống là một dạng rối loạn bao gồm những thái độ, niềm tin, và hành vi tiêu cực đối với thực phẩm và hình ảnh cơ thể nảy sinh từ cảm giác không tốt liên quan đến thực phẩm.[1] Hành vi có thể khác nhau, chẳng hạn như hạn chế thức ăn, nôn mửa sau khi ăn, ăn uống vô độ, và cưỡng lại nhu cầu ăn uống. Nếu sẵn sàng điều trị rối loạn ăn uống, có thể bạn đã nhận thấy rằng việc ăn uống lành mạnh là một điều hết sức khó khăn. Thừa nhận bản thân đang có vấn đề không phải là điều dễ dàng, nhưng việc chấp nhận và bắt đầu điều trị lại là một cuộc chiến. Bạn nên biết rằng có nhiều người đã vượt qua những vấn đề cảm xúc liên quan đến rối loạn ăn uống và bạn cũng có thể làm được như họ.

Các bước[sửa]

Tìm kiếm sự giúp đỡ[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ tâm thần. Mấu chốt của tình trạng rối loạn ăn uống đó là cảm giác đau đớn cùng cực, vấn đề liên quan đến lòng tự trọng, xấu hổ, và khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc.[2] Chuyên gia tư vấn là người có trình độ và nguồn lực để giúp bạn phục hồi. Rối loạn ăn uống có thể đe dọa đến tính mạng, và thậm chí nếu giáo viên, bạn bè, cũng như người thân đều quan tâm chăm sóc và có ý tốt, bạn vẫn phải trao đổi với chuyên gia để được giúp đỡ và là người đáng tin cậy.
    • Nếu đang là học sinh cấp 2 hoặc 3, bạn nên trao đổi với nhân viên tư vấn ở trường. Nếu trường không có đội ngũ nhân viên này, bạn có thể trao đổi với điều dưỡng về tình trạng của mình.
    • Nếu đang là sinh viên, bạn có thể nói chuyện với chuyên gia tư vấn tại trường đại học. Ngoài ra bạn có thể tìm đến trung tâm y tế và tiếp xúc với bác sĩ chuyên khoa. Nhiều trường đại học lớn cung cấp dịch vụ này, đặc biệt khi trường đào tạo nhiều ngành nghề, bao gồm ngành điều dưỡng và y khoa.
    • Đối với người lớn, bạn có thể tìm chuyên gia sức khỏe tâm thần chuyên trị rối loạn ăn uống. Truy cập trang web này hoặc trang web này để tìm kiếm nếu bạn sinh sống tại Hoa Kỳ. Điều trị ngoại trú cũng là điểm khởi đầu tốt trong quá trình phục hồi, và có thể giúp khắc phục nhu cầu cảm xúc kèm theo rối loạn ăn uống.[3]
    • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) và Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là hai dạng điều trị hữu ích đối với tình trạng rối loạn ăn uống.[4][5] Các phương pháp này thách thức suy nghĩ và cảm xúc quan trọngnhằm để kiểm tra rối loạn ăn uống.
    • Liệu pháp gia đình thường là yếu tố chính trong việc điều trị rối loạn ăn uống.[6] Gia đình cần hiểu rõ hơn về rối loạn ăn uống và cách giúp đỡ người thân bị rối loạn ăn uống với thái độ thấu hiểu. Đôi khi, động lực từ gia đình lại khiến cho tình trạng rối loạn ăn uống trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Nhiều người bị rối loạn ăn uống đã điều trị thành công và không còn phải trải qua vấn đề liên quan đến cảm xúc. Họ có một cuộc sống hạnh phúc, yên bình và thỏa mãn.
  2. Liên hệ chuyên gia y tế. Rối loạn ăn uống, đặc biệt là chứng biếng ăn, có thể tác động tiêu cực đến cơ thể và thậm chí dẫn đến tử vọng.[2] Không nên xem nhẹ sức khỏe của bản thân. Bạn cần đi khám bác sĩ để được đánh giá chính xác và nhận biết tình trạng sức khỏe của mình. Đánh giá có thể đưa ra kết quả về một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mà bạn đang mắc phải do rối loạn ăn uống, chẳng hạn như loãng xương, nhịp tim chậm bất tường, mất nước nghiêm trọng/suy thận, vỡ dạ dày, hoặc loét dạ dày.[7]
    • Khi chăm sóc cơ thể, bạn có thể bắt đầu nuôi dưỡng bản thân và hình thành sự liên kết chặt chẽ với tinh thần, cơ thể, và cảm xúc.
    • Luôn tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình phục hồi.
    • Nếu đang mắc chứng thèm và chán ăn thất thường hoặc rối loạn ăn uống vô độ, bác sĩ có thể kê toa fluoxetine (Prozac) để khắc phục tình trạng ăn uống quá nhiều.[8]
    • Những người không quan tâm đến chứng rối loạn ăn uống thường có nguy cơ tử vong cao.[9] Trong nỗ lực có được cơ hội tốt nhất để sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, bạn nên tìm phương pháp chữa trị y tế và tâm lý.
  3. Theo dõi sức khỏe tâm thần. Nếu bị trầm cảm hoặc căng thẳng hay mắc những chúng rối loạn tâm thần khác, bạn cần tìm đến liệu pháp chữa trị và/hoặc thuốc để giải quyết vấn đề của mình.[10] Liệu pháp điều trị hướng dẫn cho bạn kỹ năng đối phó nhằm có được sức khỏe tốt và khắc phục nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống. Nếu đang cảm thấy lo âu hoặc trầm cảm, bạn có nguy cơ cao lặp lại thói quen ăn uống thất thường, vì thế bạn cần rèn luyện những kỹ năng hết sức cần thiết này.
    • Nhiều người bị rối loạn ăn uống thường có tiền sử bị chấn thương, trong đó có tình trạng bị bỏ bê lúc còn nhỏ, bắt nạt, bạo hành thể chất, hoặc lạm dụng tình dục gây nên lòng tự trọng thấp.[11] Điều quan trọng là bạn cần thổ lộ những cảm xúc này và giải quyết những chấn thương về mặt tinh thần khi tiếp xúc với bác sĩ trị liệu.
  4. Nhận hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Hòa mình cùng với những người thân yêu và luôn ủng hộ bạn. Trân trọng những người muốn bạn được vui vẻ và khỏe mạnh. Tránh xa những người kích thích thói quen ăn uống thất thường hoặc khiến bạn cảm thấy tồi tệ về cơ thể của mình.[2]
    • Có thể bạn nên tìm những người bạn khác để giúp mình tránh khỏi các yếu tố kích thích. Tiếp xúc với những người muốn yêu thương và hỗ trợ bạn, chứ không phải trù dập bạn. Phớt lờ những lời phán xét của người khác.
  5. Cân nhắc điều trị nội trú hoặc tại nhà. Phương pháp điều trị nội trú dài hạn phù hợp với những người không thể tự kiểm soát triệu chứng tâm lý và/hoặc thể chất và cần được chăm sóc chuyên sâu.[3] Điều trị nội trú có nghĩa là bạn đến trung tâm chuyên điều trị rối loạn ăn uống để nhận được sự chăm sóc y tế và tâm thần cấp tính. Điều trị tại nhà dành cho những người đang ở tình trạng ổn định hơn và thường tập trung điều trị tâm lý kết hợp hỗ trợ y tế. Nhiều trung tâm cũng có đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng và hỗ trợ đưa ra kế hoạch hoặc cung cấp tùy chọn dinh dưỡng.[12]
    • Nếu cần nhiều hỗ trợ hơn liệu pháp hàng tuần, hoặc phải đấu tranh kịch liệt với các triệu chứng thể chất và tinh thần, bạn cần tìm đến sự chăm sóc nội trú hoặc tại nhà.

Tìm hiểu triệu chứng[sửa]

  1. Nhận biết triệu chứng cảm xúc của rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống có thể thay đổi từ người này sang người khác, nhưng một vài triệu chứng thường là phổ biến khi gặp tình trạng này. Hầu hết những người bị rối loạn ăn uống thường quan tâm quá mức về cơ thể, cân nặng, và ngoại hình. Triệu chứng cảm xúc bao gồm:[13]
    • Lo lắng về thực phẩm và mức năng lượng
    • Sợ một vài loại thực phẩm, chẳng hạn như thực phẩm béo
    • Cảm giác sợ hãi tột độ về việc tăng cân hoặc “béo”
    • Nhận thức về lòng tự trọng dựa trên nhận thức về cơ thể
    • Tránh các tình huống có liên quan đến thực phẩm
    • Thường xuyên kiểm tra cân nặng
    • Phủ nhận vấn đề ăn uống hoặc giảm cân
    • Xa lánh bạn bè
  2. Nhận biết dấu hiệu chứng biếng ăn. Rất khó để xác định mức cân nặng như thế nào là tốt hay không lý tưởng ở từng người. Nếu việc giảm cân và cảm xúc tiêu cực về cơ thể làm ám ảnh tâm trí, bạn đang và sẽ không hài lòng với ngoại hình của mình, và cho rằng cơ thể luôn thừa cân cho dù có giảm cân nhiều đi chăng nữa, bạn đang có nguy cơ mắc chứng biếng ăn.[14] Chứng biếng ăn là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây tử vong. Một số dấu hiệu của chứng biếng ăn bao gồm:[14]
    • Hạn chế ăn uống cực đoan
    • Gầy gò, hốc hác quá mức
    • Không có khả năng kiểm soát cân nặng phù hợp, luôn tiếp tục giảm cân
    • Mất kinh nguyệt ở nữ giới
    • Da khô, vàng và tóc giòn
    • Huyết áp thấp
  3. Nhận biết dấu hiệu của chứng cuồng ăn. Ăn uống vô độ là ăn rất nhiều thức ăn và sau đó ngăn ngừa tăng cân bằng cách nôn mửa, sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc khác hay vận động quá nhiều.[15] Hầu hết những người bị cuồng ăn thường có cân nặng trung bình hoặc đôi khi là nặng hơn. Triệu chứng cuồng ăn bao gồm:[14][16]
    • Ăn nhiều cùng một lúc
    • Không thể kiểm soát bản thân khi ăn
    • Ăn mặc dù đã cảm thấy no
    • Ăn cho đến khi cảm thấy khó chịu
    • Tìm nguồn an ủi bằng thức ăn khi cảm thấy buồn bã hoặc cô đơn
    • Nôn mửa hoặc dùng thuốc nhuận tràng hay vận động ngay sau khi ăn
    • Ăn quá nhiều và/hoặc nôn mửa trong lặng lẽ
    • Men răng bị hư hỏng
    • Đau hoặc sưng họng
  4. Nhận biết triệu chứng Rối loạn Ăn uống Vô độ. Ăn uống vô độ xảy ra khi một người ăn một lượng thức ăn lớn, nhưng không tiến hành biện pháp giảm cân sau đó.[14] Khi ăn uống quá nhiều, bạn có cảm giác mất kiểm soát hoặc mất nhân cách. Những người ăn uống vô độ thường bị thừa cân hoặc béo phì. Hành vi ăn uống vô độ thường dẫn đến cảm giác xấu hổ và tự ti, kích thích họ ăn nhiều hơn.[14]

Thay đổi thói quen xấu[sửa]

  1. Xác định yếu tố kích thích. Có thể chứng rối loạn ăn uống là do việc ngắm nhìn bức ảnh phụ nữ gầy, truy cập trang web biếng ăn chuyên nghiệp, chuẩn bị đến mùa tắm biển, hoặc đối phó với căng thẳng khi sắp tới kì thi hoặc ngày kỉ niệm của một sự kiện đáng buồn. Hãy lưu ý tới thời điểm mà bạn dễ quay lại với thói quen ăn uống thất thường.[2]
    • Sau khi xác định yếu tố kích thích, bạn cần vạch ra kế hoạch giải quyết. Có thể bạn cần phải trao đổi với anh chị em, bạn thân, cầu nguyện, hoặc đi khám bác sĩ.
    • Bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn khắc phục yếu tố kích thích một cách lành mạnh.
  2. Tránh ăn kiêng. Ăn kiêng không khác gì cấm một đứa trẻ không được chơi món đồ chơi hấp dẫn: càng cấm càng muốn nhiều hơn. Nguyên tắc này có thể áp dụng với chứng rối loạn ăn uống. Càng kiêng thực phẩm, bạn càng muốn ăn nhiều hơn, và sau khi ăn bạn lại cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Ăn kiêng có thể gây ra cảm giác thèm ăn và ăn uống vô độ.[17]
    • Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
    • Bạn có thể chọn cách ăn chay, nhưng cần phải xem xét động lực của bản thân. Nếu lựa chọn ăn chay để hạn chế thực phẩm thay vì lý do sức khỏe hoặc đạo đức, bạn cần xem xét lại lối sống này.[18]
    • Thỉnh thoảng cho phép bản thân được ăn uống thỏa thích. Nếu thích ăn bánh sô-cô-la hay bánh mỳ kẹp phô mai, thỉnh thoảng bạn có thể tự thưởng cho bản thân.[19] Thức ăn đóng vai trò nuôi dưỡng và mang lại niềm vui cho chúng ta. Điều quan trọng là bạn ăn món mình thích và tận hưởng chúng.
  3. Hạn chế vận động. Bạn nên cân nhắc hạn chế thói quen tập luyện quá sức.[14] Hoạt động thể chất cũng tốt cho sức khỏe giống như thực phẩm, nhưng cả hai đều mang lại lợi ích nếu ở mức độ vừa phải, cân bằng. Quá ít hay quá nhiều có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn.
    • Giảm thiểu hoạt động thể chất không có nghĩa là chấm dứt hoàn toàn, nhưng bạn cần hạn chế tạm thời để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn sau khi bạn đặt quá nhiều áp lực. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sẵn sàng điều chỉnh thói quen tập luyện.
    • Để cho thể dục thể thao là điều bạn làm để tôn vinh và yêu thương cơ thể, không phải để hành hạ bản thân hoặc giảm cân.
  4. Cải thiện hình ảnh cơ thể. Ngừng bàn tán nội dung tiêu cực về cơ thể của mình hoặc người khác.[20] Điều này cũng bao gồm bình luận vóc dáng của người nổi tiếng. Bạn cần rèn luyện bản thân tránh xa quan điểm trù dập ngoại hình của bản thân và người khác, cũng như không để người khác dè bĩu về chính bản thân họ.
    • Liệt kê những đặc điểm tốt của cơ thể. Chúng không nhất thiết phải liên quan đến cân nặng; có thể bạn trân trọng mái tóc xoăn hoặc màu mắt, hay sự thật rằng bạn bị béo bụng. Cơ thể của bạn có nhiều nét đẹp nhưng lại bị lãng quên và bạn chỉ tập trung vào những khuyết điểm.
    • Thật khó để chấp nhận lời khen mà không kèm theo hành động làm bẽ mặt, nhưng bạn chỉ nên cười và nói: “Cám ơn.”
    • Nếu nghe thấy người khác phát biểu cực đoan về cơ thể của họ, bạn nên nhắc nhở họ rằng nên đối xử tối với bản thân và người khác.
    • Tránh các tình huống khuyến khích việc chỉ trích người béo, kể cả liên quan đến báo đài, bạn bè, hoặc trong tạp chí.
  5. Thực hành ăn uống chánh niệm. Thay vì có thái độ tiêu cực với thực phẩm, bạn nên lưu ý hành vi ăn uống. Dành thời gian rèn luyện nhận thức khi ăn. Sắp xếp thời gian để ăn và ngồi xuống thưởng thức. Trân trọng những món ăn trước mặt bạn. Trước khi ăn dành một vài giây để thưởng thức hình ảnh thực phẩm: quan sát màu sắc, cấu trúc, và cách thức bố trí. Ngửi mùi thức ăn và lưu ý hoạt động tiết nước bọt trong miệng. Khi ăn, bạn nên nhai chậm và tận hưởng mùi vị và cấu trúc món ăn.[21]
    • Khi ăn, bạn nên tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Tắt tivi và loại bỏ tác nhân gây xao nhãng. Đặt đũa xuống giữa các lần ăn, và cố gắng tập trung vào mùi vị, cấu trúc, nhiệt độ, thậm chí là âm thanh khi nhai thức ăn.[22] Nếu tâm trí lang thang đó đây cũng không phải vấn đề nghiêm trọng, bạn chỉ cần hướng về thời điểm hiện tại một cách nhẹ nhàng.
    • Thưởng thức bữa ăn bao gồm đưa ra lựa chọn nhận thức ăn uống và xác định bản thân đang ăn gì.[23] gặp khó khăn trong việc thưởng thức bữa ăn, bạn nên tự nhủ với bản thân rằng, "Mình sẽ ăn bữa sáng để nuôi dưỡng cơ thể vì mình yêu bản thân."
    • Khi đối mặt với món ăn kiêng trước đây, bạn có thể nói rằng, "Mình đang quyết định ăn món bánh sô-cô-la này vì mình thích nó."
  6. Chống lại những lời tiêu cực mà bạn nói với chính mình. Có lẽ bạn không thật sự nhận ra trong tâm trí đã xuất hiện bao nhiêu ý nghĩ cực đoan. Khi nhận thức được điều này, bạn nên ngừng lại và quan sát chúng. Sau đó thách thức những ý niệm này.
    • Tự hỏi liệu suy nghĩ đó có xuất phát từ thực tế hay không (Có phải sự thật hay chỉ là liên tưởng?).
    • Tìm cách giải thích khác (Có cách nào tích cực hơn để tiếp cận hay không? Liệu nó còn có ý nghĩa nào khác?).
    • Đặt suy nghĩ vào trong quan điểm (Có khi nào bạn đang phóng đại tình huống, hoặc trông đợi vào kết quả xấu nhất? Liệu vấn đề còn quan trọng trong hai năm tới?).
    • Áp dụng lối tư duy định hướng mục tiêu (Có cách nào tiếp cận tình huống này giúp mình đạt được mục tiêu? Mình có học được gì từ điều này?).[24]
    • Nếu có ý nghĩ: “Mình quá béo và không ai thích mình cả”, bạn nên lưu ý và bắt đầu chiến đấu. Bạn có thể tự hỏi bản thân: "Có thật là không ai thích mình? Không, bên cạnh mình còn có người bạn thân và chú cún, và mình biết rằng họ yêu quý mình." Hoặc là: "Mình có béo thật không? Mình chỉ nặng 55 kg và cao 1m73", và như vậy là thiếu cân. Ngoài ra, bạn bè cũng nói là mình gầy quá. Thậm chí nếu béo lên, mình vẫn đáng yêu."

Điều chỉnh tâm lý[sửa]

  1. Lắng nghe cơ thể. Nếu bị rối loạn ăn uống, bạn đang có thói quen bỏ qua tín hiệu cơ thể. Bạn cần học cách lắng nghe cơ thể một cách kỹ lưỡng. Khi cơ thể nhận đủ thức ăn, bạn sẽ cảm thấy no. Không bị chướng bụng hoặc đau đớn mà là cảm giác no.[21] Điều này cũng đúng với việc rèn luyện thể chất: bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc đuối sức khi cơ thể đã luyện tập đủ. Mấu chốt ở đây là phải có chừng mực.
    • Cơ thể sẽ báo hiệu khi nào cần ăn và ngừng lại, khi nào cần tập thể dục và khi nào đã tập luyện đủ. Bạn cần tin vào thông điệp của bản thân, và điều quan trọng nhất đó là lắng nghe cơ thể. Tin vào khả năng bẩm sinh truyền thông điệp của cơ thể đến bạn.[25]
    • Nếu đang ăn quá nhiều hoặc đã từng gặp phải tình trạng ăn uống vô độ, bạn cần lắng nghe cơ thể và tín hiệu thông báo cảm giác đói và no.
  2. Chú ý đến cảm xúc của bạn. Bạn ăn khi cảm thấy vui, căng thẳng, hoặc buồn? Hoặc bạn có tự hành hạ bản thân vì cảm xúc bằng cách hạn chế ăn uống? Một số người giải quyết vấn đề cảm xúc bằng cách trút lên thức ăn. Bạn nên đối mặt với cảm xúc của mình và cho phép bản thân cảm nhận chúng. Nhận biết rằng rối loạn ăn uống thật sự không liên quan đến thực phẩm mà là do né tránh cảm xúc.[1] Từ chối ăn uống là một cách để tự kiểm soát bản thân, trong khi ăn uống vô độ là cách để xoa dịu tinh thần khi cảm thấy đau đớn hoặc buồn bã, cũng như nôn mửa là cách để tự trừng phạt bản thân.
    • Suy nghĩ về những cảm xúc gây nên thói quen ăn uống của bạn, và ghi nhớ rằng “béo” không phải là cảm giác. Bạn có thể phải đấu tranh với vấn đề tự tin và lòng tự trọng. Khi sự chú ý hướng đến thức ăn, chuyện gì đã xảy ra trước đó? Bạn có tập trung vào những thiếu sót, sự cô đơn, hay buồn chán? Tìm hiểu nguyên nhân cảm xúc gây nên rối loạn ăn uống.[1]
  3. Giải quyết vấn đề theo hướng lành mạnh. Sau khi tìm ra nguyên nhân cảm xúc, bạn nên tìm phương pháp giải quyết chúng và nguyên nhân gây căng thẳng khi nảy sinh. Mỗi người có hướng xử lý khác nhau, vì thế bạn cần thời gian để tìm ra biện pháp khắc phục vấn đề của mình. Thử một vài phương pháp khác nhau và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Một số kỹ thuật bao gồm:[2]
    • Gọi điện cho bạn bè hoặc người thân
    • Nghe nhạc
    • Chơi đùa với thú cưng
    • Đọc sách
    • Đi dạo
    • Viết lách
    • Ra ngoài
  4. Kiểm soát căng thẳng. Bạn nên tìm cách giải quyết vấn đề thường ngày mà không liên quan đến thực phẩm. Thực hiện các hoạt động thường ngày giúp bạn giải tỏa căng thẳng và tránh để cho tinh thần bị áp đảo.[16] Khi việc kiểm soát căng thẳng trở thành một phần trong đời sống thường ngày, bạn có thể khắc phục tình trạng căng thẳng khi nảy sinh thay vì tích tụ dần dần.
    • Thực hiện yoga, thiền, và các bài tập thư giãn nhẹ.
    • Thư giãn động, căng – chùng cơ. Nằm xuống và thư giãn cơ thể, thở sâu trong lúc thư giãn. Bắt đầu bằng nắm tay phải, ép chặt cơ bắp, sau đó thư giãn. Tiếp tục với cẳng tay và cánh tay trên, ép chặt sau đó thư giãn. Thực hiện từ tay phải qua tay trái, mặt, cổ, lưng, ngực, hông, cẳng chân và bàn chân. Bạn sẽ cảm thấy thư giãn toàn bộ cơ thể, không bị căng cơ. [26]
  5. Chấp nhận chính mình. Rối loạn ăn uống là cuộc biểu tình hoạt động chống đối nhu cầu cảm xúc và cơ thể. Học cách chấp nhận bản thân là một quá trình chông gai và lâu dài. Bạn cần chấp nhận chính mình trên tất cả mức độ: cơ thể, tâm trí, tinh thần, và cảm xúc.
    • Liệt kê phẩm chất tốt của bản thân. Có thể bạn thông minh, sáng tạo, có óc nghệ thuật, giỏi toán học, tử tế, ân cần, và từ bi.[2] Bạn có nhiều thứ tốt đẹp đóng góp cho thế giới này; học cách trân trọng chúng!
    • Chống lại suy nghĩ cực đoan về ngoại hình bằng những lời khẳng định về tổng thể bản thân. Khi nhận thấy bản thân đang chỉ trích ngoại hình của mình, bạn nên chuyển sự tập trung sang những thứ mang lại giá trị cho bản thân ngoài ngoại hình. Chúng có thể bao gồm sự tử tế, hào phóng, trí thông minh, và kỹ năng. Tự nhắc nhở bản thân rằng giá trị không nằm ở vẻ ngoài, mà là chính con người của mình.
  6. Tin tưởng bản thân. Tác động chính của rối loạn ăn uống đó là kiểm soát quá trình tự nhiên của cơ thể bằng cách áp đặt kiểm soát lên chúng. Bạn nên cho phép bản thân giải tỏa kiểm soát tinh thần và bắt đầu đặt niềm tin vào bản thân.[27] Có thể bạn đã đặt ra quy định về thực phẩm (“Mình không ăn thực phẩm màu đỏ” hoặc “Mình không thể ăn thức ăn chứa nhiều năng lượng như là bánh mỳ vòng”), nhưng bạn có thể cho phép bản thân thách thức quy định riêng của mình. Bắt đầu từ từ và tận hưởng thời điểm hiện thời.
    • Suy nghĩ về cảm giác phá vỡ “quy tắc”. Trước đây bạn có thấy lo âu? Hiện tại như thế nào? Sau đó cảm thấy ra sao? Cơ thể đã phản ứng như thế nào? Bạn nên tìm hiểu để cải thiện mối quan hệ của mình đối với thực phẩm, và bắt đầu tận hưởng quá trình thay vì sợ hãi.

Lời khuyên[sửa]

  • Tử tế và thương yêu bản thân nhiều hơn. Điều trị rối loạn ăn uống có thể sẽ rất mệt mỏi và đau đớn. Ghi nhận nỗ lực của bạn và tin tưởng rằng mình sẽ gặt hái thành công.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.helpguide.org/home-pages/eating-disorders.htm
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/eating-disorder-treatment-and-recovery.htm
  3. 3,0 3,1 http://www.nationaleatingdisorders.org/treating-eating-disorder
  4. http://psycnet.apa.org/psycinfo/2007-14074-000
  5. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2928448/
  6. http://eatingdisorders.ucsd.edu/patient/ift.shtml
  7. https://www.nationaleatingdisorders.org/health-consequences-eating-disorders
  8. http://www.nimh.nih.gov/health/topics/eating-disorders/index.shtml#part_145416
  9. http://archpsyc.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=1107207
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mental-illness/basics/treatment/con-20033813
  11. https://www.nationaleatingdisorders.org/sites/default/files/ResourceHandouts/TraumaandEatingDisorders.pdf
  12. http://www.nationaleatingdisorders.org/treatment-settings-and-levels-care
  13. http://www.mckinley.illinois.edu/handouts/eating_disorders_disturbances.htm
  14. 14,0 14,1 14,2 14,3 14,4 14,5 http://www.nimh.nih.gov/health/topics/eating-disorders/index.shtml
  15. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000341.htm
  16. 16,0 16,1 http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/binge-eating-disorder.htm
  17. http://eating-disorders.org.uk/information/compulsive-overeating-binge-eating-disorder/
  18. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0195666398901854
  19. http://www.helpguide.org/articles/diet-weight-loss/emotional-eating.htm
  20. https://www.psychologytoday.com/blog/diet-is-4-letter-word/201402/how-do-i-improve-my-body-image
  21. 21,0 21,1 https://www.nationaleatingdisorders.org/listen-your-body
  22. https://www.psychologytoday.com/blog/mindful-eating/200902/mindful-eating
  23. http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10640266.2011.533605
  24. http://psychcentral.com/lib/challenging-negative-self-talk/
  25. http://www.eatingdisorderhope.com/blog/intuitive-eating-as-part-of-recovery
  26. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/ACF3C8D.pdf
  27. http://www.eatingdisorderhope.com/blog/intuitive-eating-healthy-body-signals