Xác định các năng lực chung, cốt lõi và chuyên biệt của môn toán

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực. Ở đây ta tiếp cận năng lực theo hướng năng lực hành động, tức là có cấu trúc, có thể mô tả được, đo đếm được, do đó có thể đánh giá được. Mỗi môn học có thế mạnh hình thành và phát triển một (hoặc một số) năng lực chung cốt lõi. Chẳng hạn môn Toán có ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực tính toán, với các thành tố cấu trúc là: thành thạo các phép tính; sử dụng được ngôn ngữ toán học (bên cạnh ngôn ngữ thông thường); mô hình hoá; sử dụng được các công cụ toán học (đo, vẽ, tính).

Ta có thể làm rõ dần các năng lực chung cốt lõi, theo cấu trúc của nó, chẳng hạn như (sơ đồ sau):

Ảnh được thêm vào bởi thành viên Nguyễn Thế Phúc

Cụ thể, xin xem ở bảng sau:

Phân tích năng lực chung cốt lõi[sửa]

năng lực Thành tố cấu trúc Tiêu chuẩn Tiêu chí Minh chứng Ví dụ
Năng lực tính toán Năng lực sử dụng các phép tính -Tính toán + Sử dụng kiến thức và kĩ năng tính toán trên các con sổ một cách tự tin; * Thành thạo các phép tính: + - x : 3 + 5 = 8;

10-3 = 7,

4x5 = 20;

12:3 = 4;...

+ Hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường (chiều dài, diện tích, khối lượng, lực, thời gian và khối lượng,...), trong nhà trưởng cũng như trong cuộc sống hàng ngày. *Biết đo chiều dài, chiều cao, diện tích, khối lượng, lực, thời gian và khối iứợng,..., 1 giờ có 60 phút;

1kg = 1000g;...

-Ước lượng Đo lường, tính toán, so sánh và ưởc tính được trong tình huống quen thuộc. I
Năng lựcsử dụng ngôn ngữ toán -Sử dụng thuật ngữ, kí hiệu, tính chất: Hiểu và có thề sử dụng một cách tự tin, chính xác và hiệu quả ý nghĩa của các thuật ngữ, kt hiệu toán học, tính chất các sổ vá tính chất của cáchlnh hlnh học,... trong học tập vả trong cuộc sổng hảng ngày.
Sừ dụng thống kê toán Hiểu ý nghĩa và sử dụng được thỏng tin thống kê để GQVĐ nảy sính trong quá trinh học tập ở nhà trường cũng như trong cuộc sổng.
Sử dụng trí tưởng tượng không gian Hình dung, xác định và có thể sắp xếp, vẽ phác hình dạng các đối tượng (vật thể), trong môi trường xung quanh, hiểu tính chất cơ bản của chúng.
Năng lực mô hình hóa
Năng lực sử dụng công cụ đo, vẽ, tính

Một số năng lực chung cốt lõi mà môn Toán tiềm ẩn cơ hội hình thành và phát triển[sửa]

Mọi người đều cần phải học toán và dùng toán trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế mà toán học có vị trí quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hiểu biết về toán học giúp cho người ta có thể tính toán, ước lượng,... và nhất là có được cách thức tư duy, phương pháp suy nghĩ, suy luận lôgic,... trong giải quyết các vấn đề nảy sinh, trong học tập cũng như ttong cuộc sống hàng ngày.

Ở trường phổ thông, học toán về cơ bản là hoạt động giải toán. Giải toán liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng chính xác các kiến thức, kĩ năng cơ bản, khám phá về các con số, xây dựng mô hình, giải thích số liệu, trao đổi các ý tưởng liên quan,... Giải toán đòi hỏi phải có tính sáng tạo, hệ thống. Học toán và giải toán giúp HS tự tin, kiên nhẫn, bền bỉ, biết làm việc có phương pháp,... Vì vậy, có thể xem đó là cơ sở cho những phát minh khoa học. Kiến thức toán còn được ứng dụng, phục vụ cho việc học các môn học khác, như: Vật lí, Hoá học, Sinh học,... Vì thế, có thể xem môn Toán như môn học công cụ ở trường phổ thông.

Do đó, ở trường phổ thông môn Toán có nhiều cơ hội giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung, như: năng lực tính toán; năng lực tư duy; năng lực GQVĐ; năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực làm chủ bản thân; năng lực sử dụng CNTT.

Một số năng lực (kĩ năng cốt lõi) có thể và cần phải luyện tập qua môn Toán[sửa]

Dạy và học toán ở trường PT Việt Nam nói chung, giai đoạn sau 2015 nói riêng, nhằm hướng vào hình thành các năng lực chung, cốt lõi, thông qua đó giúp cho HS:

- Có những KT và KN toán học cơ bản, làm nền tảng cho việc phát triển các năng lực chung cũng như năng lực riêng (đối với môn Toán).

- Hình thành và phát triển năng lực tư duy (tư duy lôgic, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, khả năng suy diễn, lập luận toán học). Phát triển trí tưởng tượng không gian, trực giác toán học.

- Sử dụng được các KT để học toán, học tập các bộ môn khác đồng thời giải thích, giải quyết một số hiện tượng, tình huống xảy ra trong thực tiễn (phù hợp với trình độ). Qua đó, phát triển năng lực GQVĐ, năng lực mô hình hoá toán học.

- Phát triển vốn ngôn ngữ (ngôn ngữ toán và ngôn ngữ thông thường trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau) trong giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả.

- Góp phần cùng với các bộ môn khác hình thành thế giới quan khoa học, hiểu được nguồn gốc thực tiễn và khả năng ứng dụng rộng rãi của toán học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Biết cách làm việc có kế hoạch, cẩn thận, chính xác, có thói quen tò mò, thích tìm hiểu, khám phá; biết cách học độc lập với phương pháp thích hợp cùng những KN cần thiết, trong sự hợp tác có hiệu quả với người khác.

Vận dụng vào trung học phổ thông, lớp 12[sửa]

Có thể vận dụng vào chủ đề Nguyên hàm và tích phân lớp 12 THPT.

Khi dạy học chủ đề Nguyên hàm và tích phân, HS ắt phải tính toán, tức là hướng vào hình thành năng lực tính toán trên các tập hợp số. Bên cạnh đó, HS còn phải biết sử dụng các công thức, kí hiệu, tức là hình thành được năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học;

Nếu nhiệm vụ tính tích phân được xuất phát từ thực tiễn, liên môn thì còn rèn luyện được năng lực mô hình hoá toán học và năng lực GQVĐ;

Ngoài ra, máy tính cầm tay (MTCT) hỗ trợ tính tích phân. Do đó nếu được hướng dẫn HS còn có thể sử dụng MTCT tính tích phân, tức là hướng vào năng lực sử dụng công cụ tính toán.

Do đó, chủ đề này có thể hình thành và phát triển được năng lực tính toán cho HS.

Xem chi tiết: Dạy học chủ đề Nguyên hàm và tích phân theo định hướng phát triển năng lực
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này