Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xử lý vết thương nhỏ và vết trầy xước da
Từ VLOS
Trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể bị thương nhẹ hoặc bị trầy xước da. Ví dụ: Ngã xe có thể khiến đầu gối bị xây xát, đặt khuỷu tay ở mặt phẳng gồ ghề có thể khiến da bị trầy xước. Những vết thương như thế thường không phá hỏng làn da và không quá nghiêm trọng. Bạn có thể dễ dàng xử lý vết thương tại nhà bằng vài cách đơn giản dưới đây.[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Làm sạch vết thương hoặc vết trầy xước[sửa]
- Rửa tay bằng xà phòng và nước. Trước khi xử lý vết thương của mình hoặc của người khác, bạn cần rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng. Nếu đang xử lý vết thương giúp người khác thì bạn phải đeo găng tay dùng một lần.[2]Nên đeo găng tay không làm từ cao su vì có một số người dị ứng với cao su.
- Cầm máu. Nếu vết thương hoặc vết trầy xước vẫn đang chảy máu thì bạn nên dùng khăn sạch hoặc tăm bông thấm nhẹ vào vết thương, sau đó nâng phần cơ thể bị thương lên để cầm máu.[2] Máu thường sẽ ngừng chảy sau một vài phút. Nếu sau khoảng thời gian đó mà máu vẫn tiếp tục chảy thì chứng tỏ vết thương đã trở nên khá nghiêm trọng và bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
- Làm sạch vết thương hoặc vết trầy xước. Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng. Bạn cũng có thể sử dụng khăn sạch.[2] Nên cố gắng làm sạch bụi bẩn nhìn thấy được và rửa nhẹ nhàng để vết thương không trở nên nghiêm trọng hơn.
Băng bó vết thương[sửa]
-
Sử
dụng
thuốc
mỡ
kháng
sinh.
Bôi
một
ít
thuốc
mỡ
lên
vết
thương
đã
được
làm
sạch.
Polysporin
hoặc
Neosporin
đều
là
các
loại
thuốc
bôi
tốt
có
thể
chống
nhiễm
trùng
và
giúp
da
chóng
lành.[2]
- Ngừng bôi thuốc mỡ kháng sinh nếu bị phát ban.[2]
- Băng bó. Sử dụng băng vô trùng để vết thương không bị nhiễm trùng. Bạn không cần thực hiện bước này nếu vết thương quá nhỏ. Ví dụ: Nếu da chỉ hơi bị trầy xước thì không cần băng bó. Thật ra, để hở vết thương có thể khiến quá trình lành da diễn ra nhanh hơn.[2]
- Thay băng thường xuyên. Nếu đã băng bó vết thương thì nên thay băng mỗi khi bị ướt hoặc bị bẩn. Thông thường nên thay băng mới ít nhất một lần một ngày. Nếu vết thương đã đóng vảy hoặc lành da thì không cần băng bó nữa. Khi đó, để hở vết thương cho không khí trong lành thổi vào có thể giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.[2]
- Để ý xem có bị nhiễm trùng không. Nếu vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì nên khám bác sĩ ngay. Các dấu hiệu bị nhiễm trùng có thể là: Sưng tấy, mẩn đỏ, cảm thấy vết thương hơi ấm, chảy mủ hoặc càng lúc càng đau.[2] Ngoài ra cũng nên chú ý xem có vệt đỏ gần vết thương hay bị sốt không.[3]