Đánh giá chẩn đoán

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đánh giá chẩn đoán là loại hình GDPT kiểu thăm dò, phát hiện thực trạng, có tính định kì, hoặc trước khi bắt đầu một đề án, dự án hay CT đổi mới, có thể tiến hành với cả nhân hoặc nhóm (lớp, trường, quận, tỉnh, quốc gia) nhằm cung cấp các thông tin về điểm mạnh, điểm yếu... của HS tại thời điểm đánh giá theo chuẩn hoặc tiêu chí.

Công cụ dùng cho đánh giá chẩn đoán dù tiến hành với cá nhân, nhóm nhỏ, hay nhóm lớn đều đòi hỏi tính chuẩn khi thiết kế, đảm bảo độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt và độ giá trị đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường. Đánh giá chẩn đoán có mục tiêu rất gần với đánh giá tổng kết, đánh giá thành tích học tập, đánh giá chính thức. Kết quả của đánh giá chẩn đoán thường được so sánh với chuẩn, hay chuẩn tương đối (Norm - những đối tượng cùng được đánh giá trên một mẫu đại diện).

Các thang đánh giá chuẩn hoá như Thang đánh giá trí thông minh dành cho trẻ em của Wechsler (WISC-TV) là những công cụ tốt phục vụ mục đích đánh giá chẩn đoán, dự báo. Hầu hết các đánh giá chuẩn hoá tiến hành trên cá nhân hay nhóm là các đánh giá kiểu chẩn đoán, đều đòi hỏi người đánh giá phải được đào tạo và có kinh nghiệm. Một số công cụ đánh giá cá nhân như thang WISC-IV... chỉ có thể do những người được đào tạo có chứng chỉ/ giấy phép mới được thực hiện.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây