Đẩy lùi cảm giác khó tiêu
Rối loạn tiêu hóa, hay còn gọi là chứng khó tiêu, là nguyên nhân phổ biến làm dạ dày cồn cào khó chịu. Tình trạng này xảy ra do ăn quá nhanh hoặc hấp thụ quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ/chất béo. Tuy nhiên, chứng khó tiêu còn có thể kèm theo một số vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nhiễm trùng Helycobacter pylori (H.pylori), căng thẳng/bất an mãn tính, béo phì, hoặc viêm loét dạ dày.[1] Triệu chứng điển hình bao gồm đau bụng, căng tức bụng, nôn mửa, ợ nóng, và sưng phù cơ thể.[2] Có rất nhiều cách để chữa trị các triệu chứng khó tiêu. Kết hợp với kế hoạch phòng ngừa phù hợp, bạn có thể giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa trong tương lai. Hãy khám bác sĩ trước khi dùng loại thuốc mới, đặc biệt nếu bạn đang mang thai, gặp vấn đề khác về sức khỏe, hay đang sử dụng loại thuốc khác.
Mục lục
Các bước[sửa]
Uống thuốc Điều trị Chứng khó tiêu[sửa]
-
Thử
dùng
thuốc
kháng
axit
(antacid).
Antacid
được
xem
là
phương
pháp
chữa
trị
phổ
biến
mà
bạn
có
thể
tìm
thấy
ngoài
tiệm
thuốc,
và
thường
được
dùng
để
đẩy
lùi
triệu
chứng
khó
tiêu.
Loại
thuốc
này
có
chứa
hợp
chất
sodium
bicarbonate
(muối
nở).
Vì
antacid
có
thể
hòa
tan
trong
dạ
dày,
nên
chúng
sẽ
giúp
trung
hòa
lượng
axit
đang
tập
trung
tại
đây.[3]
- Không nên uống antacid trong khoảng 1 đến 2 giờ sau khi dùng xong một số loại thuốc khác, bởi vì sodium bicarbonate có thể gây phản ứng với loại thuốc bạn đang dùng.[4]
- Bất cứ ai đang thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế tối đa muối đều nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng antacid, vì chúng có chứa một lượng đáng kể natri.[4]
- Tránh hấp thụ nhiều sữa và sản phẩm từ sữa khi đang dùng antacid. Lý do ở đây là chúng có thể là nguyên nhân gây khó chịu dạ dày và để lại biến chứng.[4]
- Không nên uống antacid nếu bạn đang có dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa.[4]
- Thuốc kháng axit không được khuyến khích dùng lâu dài. Tốt nhất là bạn nên ngưng sử dụng antacid tối đa là sau 2 tuần. Nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa cấp tính, hãy trao đổi với bác sĩ và cân nhắc thay đổi lối sống hàng ngày để giảm một số biến chứng khác liên quan đến tình trạng khó tiêu.[4]
-
Dùng
thuốc
kháng
histamine
–
H2
Receptor
Blocker
hay
còn
gọi
là
H2
Blocker.
Thuốc
kháng
thụ
thể
histamine
không
kê
toa,
như
cimetidine,
famotidine,
nizatidine,
và
ranitidine,
có
tác
dụng
giảm
sự
sản
sinh
axit
trong
dạ
dày
trong
khoảng
hơn
12
gờ
đồng
hồ.
Tùy
thuộc
vào
cấp
độ
dữ
dội
của
triệu
chứng
mà
bác
sĩ
sẽ
kê
cho
bạn
loại
thuốc
kháng
histamine
liều
mạnh
và
công
hiệu
hơn.[5]
- Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn dùng thuốc kháng histamine trên 2 tuần.
-
Dùng
thuốc
ức
chế
bơm
proton
(PPIs).
Thuốc
ức
chế
bơm
proton,
như
lansoprazole
hay
omeprazole,
có
tác
dụng
ngăn
chặn
sự
sản
xuất
của
axit
trong
dạ
dày
và
cho
phép
thực
quản
tự
phục
hồi
nếu
nó
bị
tổn
hại
từ
axit
dạ
dày.
Bạn
có
thể
tìm
thấy
loại
thuốc
này
ngoài
hiệu
thuốc.
Tuy
nhiên,
tùy
thuộc
vào
tình
trạng
của
triệu
chứng
mà
bác
sĩ
cũng
có
thể
ghi
toa
thuốc
PPIs
cấp
độ
mạnh
hơn,
ví
dụ
esomeprazole
hoặc
pantoprazole.[5]
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn dùng thuốc ức chế bơm proton hơn 2 tuần. PPIs chỉ nên dùng ngắn hạn. Hãy khám bác sĩ nếu chứng rối loạn tiêu hóa của bạn vẫn chưa biến mất.
-
Dùng
thuốc
kháng
sinh.
Nếu
chứng
khó
tiêu
cấp
tính
là
do
nhiễm
trùng
H.
pylori
gây
ra,
bác
sĩ
sẽ
kê
cho
bạn
thuốc
kháng
sinh
để
tiêu
diệt
vi
khuẩn
và
phòng
ngừa
bệnh
loét
dạ
dày.
Bác
sĩ
cũng
có
thể
ghi
toa
2
loại
thuốc
kháng
sinh
khác
nhau
cho
cùng
một
lần
uống
để
ngăn
chặn
vi
trùng
H.
pylori
phát
triển
và
kháng
lại
một
loại
thuốc
kháng
sinh
cụ
thể
nào
đó.[6]
- Khi dùng thuốc kháng sinh, điều quan trọng là bạn nên tuân theo hướng dẫn về liều lượng sử dụng ghi trên nhãn mác, và uống tất cả loại thuốc kháng sinh được kê, cho dù bạn đã cảm thấy khá hơn. Việc không tuân theo chỉ dẫn và không uống thuốc đầy đủ sẽ dẫn đến vi trùng gây bệnh quay trở lại và kháng cự mạnh mẽ với thuốc kháng sinh mà bạn đã uống trước đó.[7]
- Tránh xa loại thuốc gây ra chứng khó tiêu. Cho bác sĩ biết bạn đang dùng loại thuốc nào vì chúng có thể làm nặng thêm chứng rối loạn tiêu hóa. Một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó tiêu có liên quan đến loét dạ dày là việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) quá liều và kéo dài như aspirin hay ibuprofen.[8] Một cách để giảm bớt nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa trong tương lai là tránh dùng NSAIDs (như aspirin và ibuprofen), nếu bạn có khả năng bị loét đường tiêu hóa. Bác sĩ có thể khuyến khích bạn sử dụng thuốc khác mà không gây viêm loét dạ dày, ví dụ như paracetamol, acetaminophen hay COX-2 inhibitor.[9]
Thay đổi Thói quen Ăn uống[sửa]
- Nói không với thức ăn và đồ uống là nguyên nhân làm bạn khó tiêu. Một số đồ ăn thức uống rất dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn thường xuyên phải chịu đựng chứng khó tiêu, tốt nhất là nên tránh xa những thứ sau:
- Thay đổi kế hoạch cho bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa và sau đó ăn khẩu phần nhiều đồ ăn hơn trong ngày, thì đó chính là nguyên nhân làm bạn thấy khó tiêu. Cố gắng chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, và ăn từ từ để bản thân có thêm thời gian nhai kỹ thức ăn hơn.[10]
- Không nên nằm xuống sau khi dùng bữa. Trước khi nghi ngơi, tốt hơn hết là chờ ít nhất 3 tiếng sau khi ăn. Nằm thẳng người có thể khiến axit trào ngược lên thực quản. Khi đặt lưng xuống giường, hãy nâng đầu lên khoảng từ 15-24 cm để tránh tình trạng axit trào ngược dạ dày.[11]
Điều trị Chứng khó tiêu Bằng cách Thay đổi Lối sống và Dùng Thuốc thay thế[sửa]
- Kiểm soát căng thẳng. Đối với một số người, căng thẳng có thể là yếu tố góp phần vào việc rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày. Do đó, tìm cách kiểm soát căng thẳng hoặc giải tỏa căng thẳng có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn, đồng thời đẩy lùi triệu chứng khó tiêu. Thử các phương pháp giảm căng thẳng như tập thể dục, tập thiền, thở sâu, và thực hành yoga có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt là trước khi ăn.[10]
- Thưởng thức trà thảo mộc. Một tách trà nóng cũng có thể giúp xoa dịu dạ dày khó chịu, đặc biệt trong trường hợp tách trà đó có chứa bạc hà. Nói không với trà có chứa thành phần caffein, bởi caffeine có thể làm triệu chứng khó tiêu trở nên trầm trọng hơn.[12]
-
Thử
chiết
xuất
từ
lá
atisô.
Chiết
xuất
lá
atisô
được
cho
là
có
thể
kích
thích
gan
tiết
mật,
từ
đó
cải
thiện
hệ
tiêu
hóa
và
đẩy
lùi
rối
loạn
tiêu
hóa.
Hơn
nữa,
chúng
còn
giúp
tình
trạng
đầy
hơi
biến
mất,
đồng
thời
xoa
dịu
triệu
chứng
khó
tiêu.
Chiết
xuất
lá
atisô
được
bày
bán
như
một
chất
bổ
sung
tại
quầy
dược
phẩm
và
trung
tâm
chăm
sóc
sức
khỏe
toàn
diện.[12]
- Chú ý rằng một số người cũng có thể bị dị ứng phản ứng với chiết xuất từ lá atisô. Nếu bạn cho rằng bạn bị nhạy cảm với tình trạng dị ứng này, tốt hơn hết là không nên dùng chiết xuất lá artisô dưới bất kỳ hình thức nào. Hỏi bác sĩ để biết bạn có bị dị ứng với chúng và liệu có chất bổ sung nào khác thay thế hay không.[12]
- Cố gắng duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một vài chuyên gia tin rằng thừa cân có thể tạo thêm áp lực lên vùng bụng, dẫn đến việc axit trào ngược lên thực quản. Thưởng thức món ăn tốt cho sức khỏe và luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn giảm cân, mà bản thân còn cảm thấy bớt căng thẳng, từ đó giảm thiểu triệu chứng khó tiêu ở một số người.[10]
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn và caffeine. Hai hợp chất cồn và caffeine được biết đến là có thể làm triệu chứng khó tiêu trở nên tồi tệ hơn. Do đó, tốt nhất là bạn nên cắt giảm tiêu thụ hai loại đồ uống này, bởi chúng có thể làm bạn khó tiêu hóa hơn.[13]
- Tránh hút thuốc. Thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng khó tiêu, vì khói thuốc có thể tác động đến khả năng của thực quản trong việc ngăn chặn luồng axit dạ dày trào ngược lên.[13] Cùng bác sĩ đề ra chiến lược cụ thể có thể giúp bạn từ bỏ thuốc lá.
- Cân nhắc phương pháp điều trị tâm lý. Nhiều người trải qua tình trạng khó tiêu là do ảnh hưởng của lối sống hoặc do tâm trạng quá căng thẳng. Nếu bạn cho rằng bạn bị rối loạn tiêu hóa là do stress, hãy thử một vài phương pháp thư giãn như tập tĩnh tâm, hoặc phương pháp điều trị như liệu pháp nhận thức hành vi.[12]
Cảnh báo[sửa]
- Khám bác sĩ nếu chứng khó tiêu của bạn trở nên nghiêm trọng, hay kéo dài dai dẳng, hoặc tái diễn. Bạn không nên tự điều trị tình trạng này hoặc chỉ điều trị ngắn hạn. Có thể bạn đang mắc phải vấn đề bệnh tiềm ẩn nào đó, và bác sĩ có thể cải thiện triệu chứng khó tiêu bằng việc kê toa thuốc phù hợp hay khuyến khích bạn nên áp dụng xét nghiệm (như xét nghiệm máu hoặc nội soi) hay tiến hành một vài thủ thuật cần thiết để xoa dịu tình trạng.
- Tìm kiếm hỗ trợ của y tế ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau buốt đột ngột và tăng dần cấp độ, có máu khi ói mửa hoặc đi cầu, sụt ký không rõ nguyên nhân, chán ăn, gặp khó khăn khi nuốt, mệt mỏi, hoặc lả người đi. Hãy đến phòng cấp cứu nếu bạn thấy khó thở, đau ngực lan tỏa lên quai hàm, cổ hoặc cánh tay, hay đau ngực khi bạn gắng sức hay khi bạn bị căng thẳng. [8]
Những thứ bạn cần[sửa]
- Thuốc điều trị viêm loét dạ dày
- Thuốc chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Alginate antacid
- Trà bạc hà
- Gối đầu
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Indigestion/Pages/Causes.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/basics/symptoms/con-20034440
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/sodium-bicarbonate-oral-route-intravenous-route-subcutaneous-route/description/drg-20065950
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/sodium-bicarbonate-oral-route-intravenous-route-subcutaneous-route/precautions/drg-20065950
- ↑ 5,0 5,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/basics/treatment/con-20025201
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/basics/treatment/con-20030903
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/consumer-health/in-depth/antibiotics/art-20045720?pg=2
- ↑ 8,0 8,1 http://www.nhs.uk/conditions/Peptic-ulcer/Pages/Introduction.aspx
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Peptic-ulcer/Pages/Treatment.aspx
- ↑ 10,0 10,1 10,2 10,3 10,4 10,5 10,6 10,7 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034440
- ↑ 11,0 11,1 11,2 11,3 11,4 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/basics/lifestyle-home-remedies/con-20025201
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/basics/alternative-medicine/con-20034440
- ↑ 13,0 13,1 http://www.nhs.uk/Conditions/Indigestion/Pages/Treatment.aspx