Chữa nấm bàn chân

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa Nấm Bàn chân)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nấm có thể gây nhiễm trùng trên da chân và móng chân. Nhiễm trùng nấm trên da còn được biết đến là bệnh nấm da chân, gây ngứa, bỏng và bong tróc trên da. Nhiễm trùng nấm da chân có thể lây lan đến ngón chân nếu không được chữa trị. Cả hai loại bệnh nấm chân này đều rất dễ lây, cả trên cơ thể người bệnh và lây sang người khác khi tiếp xúc. Vì vậy, việc điều trị nhiễm trùng và phòng bệnh tái phát là rất cần thiết.

Các bước[sửa]

Điều trị Nấm Da chân[sửa]

  1. Tránh lây nhiễm thêm. Tình trạng nhiễm trùng này ảnh hưởng đến da ngón chân và lòng bàn chân. Vì chân tiếp xúc với sàn nhà được nhiều người sử dụng (sàn nhà hoặc phòng tập thể thao) nên nấm chân rất dễ lây lan nhanh chóng.[1]
    • Không dùng chung giày dép và khăn tắm với người khác.
    • Tránh đi chân trần trong phòng thay đồ, hồ bơi công cộng, nhà tắm công cộng hoặc phòng tập thể dục.
    • Mang dép xỏ ngón hoặc dép dùng trong nhà tắm khi tắm cho đến khi bệnh nhiễm trùng được chữa khỏi.
    • Để riêng vớ (tất) và ga giường để tránh lây nhiễm sang quần áo và các vật dụng khác.[2]
    • Giữ sạch bề mặt của các thiết bị phòng tắm tại nhà.
    • Thay vớ (tất) sạch, khô hàng ngày hoặc thường xuyên hơn nếu cần thiết (ví dụ như sau khi chơi thể thao).
  2. Dùng thuốc thông thường. Những trường hợp nhiễm nấm nhẹ có thể được chữa khỏi bằng thuốc không kê đơn. Đối với trường hợp nặng hơn có thể cần dùng đến thuốc kê đơn.
    • Thoa thuốc mỡ, thuốc xịt, bột hoặc kem kháng nấm.
    • Dùng thuốc không kê đơn. Ví dụ như thuốc Butenafine (Lotrimin Ultra), Clotrimazole (Lotrimin AF), Miconazole (Desenex, Zeasor và các thuốc khác), Terbinafine (Lamisil AT), và Tolnaftate (Tinactin, Ting và các thuốc khác).[3]
    • Đối với trường hợp nhiễm nấm nặng, hãy dùng thuốc kê đơn. Thuốc thoa tại chỗ gồm có Clotrimazole và Miconazole; thuốc đường uống gồm có Itraconazole (Sporanox), Fluconazole (Diflucan) và Terbinafine (Lamisil). Lưu ý thuốc đường uống có thể phản ứng với các thuốc chữa bệnh khác như thuốc kháng axit và một số thuốc chống đông máu.[3]
  3. Thử phép điều trị vi lượng đồng căn. Một số phương pháp điều trị không phổ thông cũng rất hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng nấm da chân và ngón chân.
    • Thoa một lớp mỏng dầu cây trà lên vùng da nhiễm nấm 2-3 lần mỗi ngày. Nên dùng sản phẩm 100% dầu cây trà. [4]
    • Thoa chiết xuất hạt bưởi có đặc tính kháng nấm lên da. Có thể tìm mua các sản phẩm này ở các cửa hàng chuyên bán thực phẩm và đồ dùng nhà tắm tự nhiên.
    • Cho bàn chân bị nhiễm nấm tiếp xúc với ánh nắng và không khí. Mang giày thoáng khí như giày xăng-đan và luôn giữ cho chân được khô, sạch.
    • Điều trị bằng tỏi – nguyên liệu có chứa hợp chất kháng nấm rất hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng nấm, bao gồm bệnh nấm da chân. Nghiền nhỏ tỏi rồi cho vào bồn để ngâm chân khoảng 30 phút. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tỏi bằng cách nghiền nhuyễn rồi trộn với dầu ôliu và chấm bông gòn để thoa lên vùng da nhiễm nấm.[5]

Điều trị Nấm Móng chân[sửa]

  1. Tránh lây nhiễm thêm. Nấm móng chân có thể là do nấm da chân lây sang hoặc do lây nhiễm qua các hình thức khác như tiếp xúc ở nơi công cộng. Nấm cũng phát triển rất mạnh ở môi trường ẩm, ấm và có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt hoặc chỗ hở giữa ngón chân và da.[6]
    • Không dùng chung giày dép, vớ hoặc khăn tắm.
    • Tránh đi chân trần trong phòng thay đồ, hồ bơi công cộng, nhà tắm công cộng hoặc phòng tập thể dục.
    • Vứt bỏ giày cũ có nguy cơ nhiễm nấm.
    • Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chạm vào móng chân bị nhiễm nấm để ngăn không cho nấm lan sang các ngón khác.
    • Giữ cho móng chân bị nhiễm nấm luôn khô ráo bằng cách mang giày hở ngón hoặc mang vớ khô, sạch.
  2. Dùng thuốc thông thường. Nấm móng chân có thể bắt đầu ở dạng bệnh nhẹ nhưng sẽ lây lan thành bệnh khó chịu hơn. Nấm có thể khiến móng chân đổi màu, nứt ở các góc hoặc trở nên dày bất thường. Nấm móng chân cần được điều trị nếu gây khó chịu.[7]
    • Dùng kem kháng nấm được kê đơn để thoa lên ngón chân sau khi ngâm chân trong nước ấm.
    • Hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc kê đơn đường uống trong 6-12 tuần, kết hợp với thuốc kháng nấm thoa tại chỗ.[8] Có thể bạn sẽ cần được theo dõi chức năng thận khi sử dụng các loại thuốc này.
  3. Thử dùng phép điều trị vi lượng đồng căn. Các phương pháp điều trị không phổ thông cũng rất hiệu quả trong việc điều trị nấm móng chân ở một số trường hợp.
    • Thoa dầu cây trà thành một lớp mỏng lên móng chân bị nhiễm nấm 2-3 lần mỗi ngày. Nên dùng sản phẩm 100% dầu cây trà.
    • Thoa chiết xuất rễ Snakeroot – phương pháp điều trị được chứng minh là hiệu quả tương tự kem kháng nấm thông thường. [9]
    • Ngâm móng chân nhiễm nấm trong giấm trắng – nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Sau khi dũa móng chân, hãy dùng bông gòn, khăn sạch hoặc tăm bông chấm vào giấm nguyên chất để thoa lên móng 1-2 lần mỗi ngày trong vài tuần.[10]
  4. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc phẫu thuật trong các trường hợp nghiêm trọng. Việc phẫu thuật có thể là cần thiết nếu móng chân nhiễm trùng gây đau đớn. Quy trình phẫu thuật bao gồm việc loại bỏ hoàn toàn móng chân bị nhiễm nấm và thường được kết hợp với việc điều trị bằng thuốc kháng nấm ở giường móng. [11]
    • Yên tâm rằng móng mới sẽ mọc trở lại nhưng có thể mất khoảng 1 năm.

Ngăn Nấm Tái phát[sửa]

  1. Mang giày dép phù hợp. Nấm phát triển mạnh ở khu vực ẩm, kém thông thoáng nên bạn hãy mang giày dép nhẹ, thoáng khi và thay giày dép thường xuyên.[12]
    • Vứt bỏ giày dép cũ có thể mang nấm.
    • Thay vớ (tất) 2 lần mỗi ngày nếu chân dễ đổ mồ hôi.
    • Mang giày dép làm từ vải tự nhiên như cotton, len hoặc chất liệu tổng hợp được cấu tạo đặc biệt để thấm hút độ ẩm.
    • Cho bàn chân tiếp xúc với ánh nắng và không khí khi có thể.
  2. Giữ cho chân luôn khô ráo và sạch sẽ. Rửa chân bằng xà phòng kháng khuẩn và lau thật khô, đặc biệt là giữa các ngón chân.
    • Dùng khăn sạch mỗi lần rửa chân để tránh tái nhiễm nấm từ khăn bẩn.
    • Thoa bột kháng nấm giữa các ngón chân và quanh bàn chân.
    • Cắt ngắn và giữ cho móng chân thật sạch, đặc biệt là ở người bị nấm móng chân.
  3. Tăng cường hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh nấm da chân và nấm móng chân.[13]
    • Ngủ đủ giấc.
    • Áp dụng chế độ ăn cân bằng nhiều hoa quả, rau củ và các loại hạt.
    • Uống thực phẩm bổ sung đa vitamin mỗi ngày hoặc nhiều lần mỗi tuần.
    • Tham gia hoạt động ngoài trời, đặc biệt là dưới ánh nắng để bổ sung đủ vitamin D.
    • Kiểm soát căng thẳng và lo lắng thông qua việc luyện tập, thiền hoặc các hình thức thư giãn khác.
  4. Tập thể dục. Tập thể dục không những tốt cho sức khỏe mà còn rất cần thiết để chống nhiễm trùng và ngăn bệnh tái phát. Vì tuần hoàn máu ở chân thấp hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể nên hệ miễn dịch khó phát hiện và loại bỏ nhiễm trùng ở chân.
    • Bắt đầu thật chậm nếu không quen với việc tập luyện đều đặn – đi bộ, bơi lội hoặc tập Calisthenics cường độ nhẹ sẽ giúp tăng tuần hoàn máu ở chân.
    • Thử tập nâng tạ nhẹ ở nhà hoặc tại phòng tập thể hình.
    • Đi thang bộ thường xuyên và đậu xe xa điểm đến. Việc đi bộ thêm một chút cũng giúp ích trong việc ngăn nhiễm nấm tái phát.

Cảnh báo[sửa]

  • Không đi chân trần ở nơi công cộng hoặc trong nhà (nơi có nhiều người đi chân trần) để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng nấm bao gồm phát ban trên da và tổn thương thận. [3][14]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây