Giai thoại văn học Việt Nam/Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tương truyền Nguyễn Giản Thanh hồi còn hàn vi theo học thầy là thượng thư Đàm Thận Huy. Một lần thầy vừa giảng bài xong thì trời đổ mưa, học trò phải ngồi lại trú không ai về được. Nhân đó ông Huy ra vế đối cho học trò:

"Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách"

(Mưa không phải then khóa mà giữ được khách.)

Giản Thanh đối lại:

"Sắc bất ba đào dị nịch nhân."

(Sắc đẹp không phải sóng gió mà nhấn chìm được người.)

Ông Huy lắng nghe rồi nói:

"-Câu đối tuy hay, nhưng ý không lành."

Nguyễn Chiêu Huấn cũng trong nhóm học trò xin đối:

"Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân."

Ông Huy cười:

"-Đối tuy không sắc sảo, nhưng ý lại lành..."

Sau này Giản Thanh đỗ trạng nguyên thời Lê Uy Mục, nhưng vì mê đắm một cô gái đẹp mà ô danh bại giá. Chiêu Huấn đỗ bảng nhãn, nhưng làm quan yên ổn, cuộc sống thanh thản. Quả là văn tức là người vậy. [1]

Có người còn thêm vào một nhân vật nữa trong số học trò đối lại:

"Phấn bất uy quyền dị sử nhân."

(??? không có uy quyền gì mà có thể sai khiến người khác.[2])

Ông Huy lắc đầu: "-Giàu sang nhưng bỉ lậu." Sau người này trở thành hào phú, nhưng tính tính hẹp hòi mà bị dân chúng ghét bỏ.

Chú thích[sửa]

  1. Câu đối của Nguyễn Giản Thanh còn được lý giải với nghĩa khác liên quan đến chuyện Trạng Me đè trạng Ngọt hay "mạo trạng nguyên" của Giản Thanh.
  2. Theo cuốn Giai thoại văn học Việt Nam thì chữ "phấn" với nghĩa là nghĩa phân, rác rưởi, nhưng có vẻ không hợp lý, thiếu logic. Toàn bộ đoạn thêm tôi thấy không ăn khớp lắm.

Xem thêm[sửa]


← Mục lục

Liên kết đến đây