Giai thoại văn học Việt Nam/Xuất đối dị, đối đối nan
Năm Hưng Long thứ thứ 16 (1308), Mạc Đĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên, ông có hẹn ngày ấy ngày nọ thì phái bộ sẽ đến cửa ải để viên quan nhà Nguyên mở cửa đón. Chẳng may hôm lên đường gặp mưa thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi thì trời tối, cửa ải đã đóng. Mạc Đĩnh Chi nói mãi, người Nguyên cũng không chịu cho qua. Lúc sau, quân canh cổng quẳng từ trên ải xuống một câu đối:
"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan".
(Tới cửa quan muộn, cửa quan đã đóng, mời khách qua đường cứ qua cửa quan).
Câu đối mười một chữ mà chữ quan đã nhắc lại đến bốn lần, chữ quá nhắc lại ba lần. Mạc Đĩnh Chi nghĩ mãi, loanh quanh luẩn quẩn một hồi bỗng tức cảnh chính mình mà đối:
"Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối".
(Câu đối trước kỳ lạ, đối lại câu đối đó khó, xin mời ngài đối lại trước).
Tức cảnh mà thành câu đối hay. Người Nguyên liền đó mở cửa đón Mạc Đĩnh Chi qua.
Xem thêm[sửa]
- Giai thoại văn học Việt Nam/Nằm cùng thì cho
- Giai thoại văn học Việt Nam/Chừa rượu
- Giai thoại văn học Việt Nam/Nợ ca trù
- Giai thoại văn học Việt Nam/Phỗng sành
- Giai thoại văn học Việt Nam/Bầy tôi
- « Mới nhất
- ‹ Mới hơn
- Cũ hơn ›