Kiểm soát bệnh tiểu đường vị thành niên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh tiểu đường vị thành niên, nay được gọi là bệnh tiểu đường loại 1 hoặc bệnh tiểu đường mellitus phụ thuộc insulin (IDDM), là bệnh do tuyến tụy không còn sản xuất insulin. Insulin là nội tiết tố quan trọng đóng vai trò điều hòa lượng đường (glu-cô) trong máu và chuyển hóa glu-cô thành năng lượng cung cấp cho tế bào. Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin, glu-cô sẽ tích trữ trong máu và làm tăng mức đường huyết. Tuy rằng bệnh tiểu đường loại 1 không có phương pháp chữa trị, nhưng bạn có thể tìm hiểu cách kiểm soát tiểu đường hiệu quả thông qua kết hợp liệu pháp insulin, thay đổi lối sống và trang bị kiến thức về bệnh tiểu đường.

Các bước[sửa]

Bắt đầu liệu pháp insulin[sửa]

  1. Tìm hiểu thông tin cơ bản về liệu pháp insulin. Đối với hầu hết bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ thường khuyến nghị kết hợp insulin bao gồm nhiều loại insulin có thời gian hoạt động khác nhau. Trên thực tế, sự két hợp giữa insulin tác dụng chậm và nhanh được xem là an toàn và phù hợp nhất. Insulin tác dụng nhanh thường được dùng trước khi ăn để chống lại tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn và insulin tác dụng chậm được sử dụng sau khi bữa ăn để duy trì mức đường huyết bình thường và ngăn ngừa tăng đường huyết.[1]
    • Insulin được chia thành bốn loại, tùy thuộc vào thời gian phát huy tác dụng: nhanh, ngắn, trung bình và chậm. Insulin glulisine, lispro, và aspart thuộc nhóm insulin tác dụng nhanh, bình thường; dung dịch kẽm là insulin có tác dụng trong thời gian ngắn; Hagedorn protamine trung lập (NPH) là insulin có tác dụng trung bình; glargine và detemir là những insulin có tác dụng chậm.
    • Insulin được bày bán với nhiều hình thức kết hợp và liều lượng. Bác sĩ sẽ kê toa insulin phù hợp tùy vào tình trạng hiện tại của bạn.
    • Mỗi loại insulin có nhiều thương hiệu khác nhau, chẳng hạn như Humalog, Novolin, and Lantus.
  2. Xem xét các hình thức điều trị insulin khác nhau. Hiện nay có bốn hình thức:
    • Chế độ hai lần một ngày: Trước bữa ăn sử dụng 2 liều insulin và 1 liều trước bữa tối. NPH thường được dùng kèm insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn với liều lượng theo từng nhu cầu cụ thể.
    • Chế độ hỗn hợp: Chế độ này bao gồm NPH và insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn trước bữa sáng, theo sau là insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn trước bữa tối, và NPH trước khi đi ngủ. Chế độ này giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết vào sáng sớm và ban đêm.
    • Tiêm nhiều liều hằng ngày hoặc (MDI): Chế độ này bao gồm tiêm insulin tác dụng chậm một hoặc hai lần một ngày chẳng hạn như detemir hoặc glargine ngoài insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn, điều chỉnh theo lượng hấp thụ cacbohydrat trong mỗi bữa ăn và sau đó là mức glu-cô trong máu sau bữa ăn.
    • Truyền insulin dưới da liên tục (CSII): Đây là hình thức truyền insulin tác dụng chậm liên tục bằng máy bơm insulin chạy bằng pin trong vòng 24 giờ với tốc dộ dao động và viên thuốc insulin trước mỗi bữa ăn. Nếu mức đường huyết cao hơn bình thường thì có thể tăng liều lượng. Loại thiết bị này khá tiện lợi; chúng có thể tạm dừng tối đa một giờ hoặc khởi động lại theo yêu cầu. Bệnh nhân có thể tự điều chỉnh liều lượng insulin theo mức cacbohydrat trong bữa ăn và lượng hấp thụ calo.
  3. Lưu ý biến chứng của liệu pháp insulin. Khi dùng insulin bạn luôn có nguy cơ cao mắc các biến chứng sau đây:
    • Hạ đường huyết - Vấn đề xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 54mg/dl. Kết quả là gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều và run rẩy. Nếu bỏ qua các triệu chứng này và mức đường huyết giảm xuống dưới 50mg/dl, bạn có thể bị mệt mỏi, đau đầu, khó nói, khó chịu và bối rối. Nếu tiếp tục bỏ qua triệu chứng bạn có thể bị bất tỉnh và co giật. Bệnh nhân phụ thuộc vào insulin nên mang theo glu-cô hoặc nước ép trái cây vì chỉ cần 15 g glu-cô cũng đủ để trung hòa chứng hạ đường huyết và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
    • Dị ứng insulin - Tác động của dị ứng có thể là phát ban đỏ tại vùng tiêm hoặc phản ứng quá mẫn cảm gây nguy hiểm có tên gọi sốc phản vệ (mặc dù đây là trường hợp rất hiếm). Phản ứng dị ứng thường phổ biển ở insulin người, loại insulin tổng hợp trong phòng thí nghiệm để tái tạo insulin trong cơ thể con người; thông thường phản ứng này có thể được kiểm soát bằng thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid.
    • Kháng insulin - Tình trạng này khá hiếm do sự phát hiện insulin tinh khiết ở mức cao. Trước đây, cơ thể có khả năng sản xuất kháng thể chống lại insulin. Kết quả là bệnh nhân phải tăng liều lượng insulin với tần suất cao.
  4. Sử dụng liều lượng insulin thông thường. Bệnh tiểu đường vị thành niên cần tiêm hoặc bơm insulin; thuốc uống không phải sự lựa chọn phù hợp. Để kiểm soát tình trạng tiểu đường hằng ngày có hiệu quả, bạn cần tự theo dõi mức đường huyết kèm theo biện pháp tiêm insulin nhiều lần (để cân bằng chứng hạ đường huyết).[1]
    • Đối với phương pháp tiêm thì bạn dùng kim và ống tiêm, hoặc bút tiêm insulin để tiêm thuốc dưới da. Kim tiêm có nhiều kích cỡ khác nhau để bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất với mình.
    • Đối với phương pháp bơm insulin, bạn sẽ mang thiết bị có kích thước như điện thoại di động bên ngoài cơ thể. Ống tuýp kết nối insulin với ống thông gắn dưới da vùng bụng. Máy bơm được lập trình để truyền liều lượng insulin phù hợp. Ngoài ra bạn có thể dùng máy bơm không dây.
    • Nhu cầu insulin được xác định dựa trên các tiêu chí như là cân nặng, tuổi tác, lượng cacbohydrat trong mỗi bữa ăn, hoạt động thể chất, và tình trạng hạ đường huyết do mức đường trong máu thấp.
    • Tổng liều lượng insulin hằng ngày có thể khác nhau từ 0,5 đến 1 đơn vị/kg/ngày, tùy vào từng độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể và hình thức điều trị (gián đoạn hoặc liên tục). Tất cả đều phụ thuộc vào người bệnh.[2] Tham khảo ý kiến bác sĩ và/hoặc chuyên gia trị liệu tiểu đường nhằm xác định liều lượng và phương pháp dùng thuốc phù hợp.
  5. Nắm rõ cách thức và thời điểm theo dõi mức đường huyết. Để kiểm soát tiểu đường có hiệu quả, bạn cần phải tự theo dõi thường xuyên. Tất cả bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần biết cách tự theo dõi và ghi lại mức đường huyết tại nhà bằng máy kiểm tra glu-cô nhằm điều chỉnh liều lượng insulin phù hợp. Đây là phương pháp mà bạn cần phải trao đổi với bác sĩ.[1][3]
    • Bạn nên kiểm tra và ghi lại mức đường huyết tối thiểu bốn lần một ngày hoặc hơn; Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra trước khi ăn, ngủ, tập luyện, và lái xe.
    • Để kiểm tra mức đường huyết, bạn có thể dùng máy kiểm tra glu-cô liên tục (CGM), gắn vào cơ thể và dùng kim nhọn dưới da để theo dõi mức đường huyết vài phút một lần. Đây là một trong những cải tiến mới nhất trong việc theo dõi mức đường huyết.
    • Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng máy đo đường huyết truyền thống, gắn tấm đo vào thiết bị nhỏ. Sau đó dùng kim trích máu trên đầu ngón tay và nhỏ lên tấm đo và chờ số liệu đường huyết xuất hiện trên màn hình.
  6. Nhận biết mức đường huyết bình thường. Với bệnh tiểu đường loại 1, bạn phải liên tục theo dõi mức glu-cô để bảo đảm rằng cơ thể đang hoạt động bình thường. Khi đó bạn cần xác định mức đường huyết như thế nào là trung bình và không quá cao hoặc quá thấp. Dưới đây là những điều bạn cần biết:[1]
    • Trong cuộc sống và hoạt động theo dõi thường ngày, bạn nên duy trì mức đường huyết trước khi ăn từ 70-130 mg/dl. Sau khi ăn, bạn nên giữ mức đường huyết dưới 180 mg/dl.
    • Trong kết quả xét nghiệm HbA1c, mức phản ứng đường hóa hemoglobin phải dưới 7%.
    • Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng hướng dẫn của Hiệp hội Bác sĩ Chuyên trị Rối loạn Tuyến Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) cho rằng mức đường huyết bình thường tùy thuộc vào từng bệnh nhân (độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng thể chất, hỗ trợ gia đình, v.v…). Ví dụ, nếu bệnh nhân bị bệnh tim mạch, hạ đường huyết liên tục, bệnh thần kinh hoặc lạm dụng chất kích thích, bác sĩ có thể quy định mức đường huyết cao hơn, chẳng hạn như nồng độ phản ứng đường hóa hemoglobin tối đa 8% và mức glu-cô trước khi ăn là 100-150 mg/dl.

Điều chỉnh lối sống[sửa]

  1. Hiểu được tầm quan trọng của biện pháp phòng ngừa. Kết quả chẩn đoán mắc tiểu đường loại 1 có thể khó chấp nhận. Tuy nhiên nếu có hành động phòng ngừa, thậm chí sau khi chẩn đoán, bạn có thể điều chỉnh lối sống phù hợp với tình trạng bệnh một cách dễ dàng. Tuy rằng không có phương pháp này có thể ngăn chặn sự phát triển của tiểu đường loại 1, bạn vẫn có thể chăm sóc và điều trị thường xuyên để phòng ngừa biến chứng và giảm thiểu tốc độ tiến triển của bệnh.[4]
    • Ngạn ngữ có câu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh." Bằng liệu pháp insulin, theo dõi chế độ ăn uống, và thói quen sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể sống chung với tiểu đường và ngăn chặn sự phát triển của biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, thận, và mắt (kể cả mù mắt).[5]
  2. Lên kế hoạch ăn uống. Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, bạn cần điều chỉnh nhất quán lượng thực phẩm và tần suất ăn uống cũng như duy trì cân bằng với liều lượng insulin. Loại thực phẩm và thời gian của từng bữa ăn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tăng và hạ đường huyết do sự thiếu hụt glu-cô trong máu.[1]
    • Luôn ăn bữa nhỏ trong khoảng thời gian từ hai đến ba tiếng để tránh hạ đường huyết. Phân bổ nhu cầu calo hằng ngày, chẳng hạn như 20% cho bữa sáng, 35% cho bữa trưa, 15% cho bữa chiều, và 30% cho bữa tối.
  3. Ăn uống lành mạnh. Chế độ kiểm soát tiểu đường phù hợp có mức calo, đường, chất béo bão hòa, cholesterol và cacbohydrat thấp.[4][6] Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:
    • Nạp 180-240 g protein hằng ngày. Khẩu phần 85 g tương đương một bộ bài, vì thế bạn nên ăn hai khẩu phần hoặc xấp xỉ trong chế độ hằng ngày. Trứng, thịt nạc, thịt gà không da, cá, dậu nành, đậu hũ, các loại hạt, rau đậu, sữa và sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm giàu protein.[7]
    • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như yến mạch nguyên hạt, mận, rau xanh, rau bina, đậu đỏ, cần tây, đậu ngự và quả mọng.[8]
    • Tránh thức ăn chế biến sẵn có chứa đường và chất bảo quản như là mứt, siro, kem, bánh quy, bánh nướng, bánh mỳ, v.v...
    • Thay thế cacbohydrat tinh luyện, chẳng hạn như bột tinh chế, bánh mỳ trắng và gạo xát bằng cacbohydrat phức chẳng hạn như bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạn, ngũ cốc nguyên hạt và gạo nâu. Ngoài ra bạn có thể ăn đu đủ, táo, chuối, và lê.
  4. Hoạt động thể chất. Tập luyện vừa phải có tác dụng tăng cường hiệu quả của insulin bằng cách thúc đẩy trao đổi chất của cơ thể và chuyển hóa chất béo và cacbohydrat. Bạn có thể đi bộ nửa tiếng vào buổi sáng và tối cũng như tham gia các hoạt động giải trí như là nhảy, yoga, bơi lội, hoặc đi bộ đường dài. Bạn nên rèn luyện tim mạch vừa phải 150 phút cũng như thực hiện bài tập đối kháng (chẳng hạn như cử tạ) ba lần một tuần.[4][9]
    • Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần tránh tập luyện quá sức. Nếu không có thể dẫn đến hạ đường huyết nguy hiểm đến sức khỏe. Bạn nên tăng dần mức độ hoạt động thể chất từ từ để theo dõi khả năng chịu đựng của cơ thể. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ luyện tập.
    • Uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu hụt nước, và kiểm soát lượng đường trước và sau khi tập luyện. Hoạt động thể chất làm giảm mức đường huyết, vì thế bạn cần giảm insulin trước khi tập luyện xuống 20-30%. Insulin sẵn sàng hoạt động ở vùng tiêm so với insulin do cơ thể sản xuất, vì thế bạn cần lưu ý nồng độ insulin. Như đã nói ở trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số lời khuyên cho việc kiểm soát mức đường huyết trong lúc tập luyện.
    • Bệnh nhân phụ thuộc vào insulin cần tập luyện nặng nên tiêm insulin ở vùng cách xa nhóm cơ bắp hoạt động.
  5. Ưu tiên vệ sinh thân thể. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường loại 1, đặc biệt là vệ sinh da, răng, và bàn chân. Viêm nhiễm ở những vùng này có thể làm tăng nhu cầu insulin, do đó bạn sẽ phải điều chỉnh liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, chỉ cần luôn giữ gìn vệ sinh và duy trì sức khỏe tốt, bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm.[4]
    • Tắm rửa sau khi hoạt động thể chất. Luôn vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo phần da dưới cánh tay, lưng, vùng kín và bàn chân.
    • Kiểm tra bàn chân thường xuyên và chữa trị vết thương và phồng rộp kịp thời. Bạn chân phải được cung cấp đủ máu và xoa bóp thường xuyên.
    • Thoa kem dưỡng ẩm trong trường hợp khô da cũng như ngứa ngáy nhằm phòng tránh viêm nhiễm do gãi mạnh.
    • Điều trị nhọt, mụn nhọt hoặc viêm da kịp thời. Bạn có thể dụng chất diệt khuẩn và oxy già để rửa sạch vết thương tại nhà, nhưng nếu bị sưng tấy, chảy mủ hoặc sốt, bạn cần đi khám bác sĩ để kê toa thuốc kháng sinh.
    • Tiểu đường loại 1 thường dẫn đến nhiễm nấm âm đạo tái phát ở nữ giới và viêm da nói chung. Bạn nên phòng ngừa viêm nhiễm bằng cách mang quần lót sạch, chất liệu vải bông và luôn giữ vùng kín sạch sẽ và khô ráo. Thay quần áo bẩn và đồ tắm ngay lập tức nhằm tránh vi khuẩn phát triển trong vùng kín.
  6. Từ bỏ thói quen không lành mạnh và gây nghiện. Cai thuốc lá, rượu bia, nhai thuốc lá, lạm dụng chất kích thích và các hình thức nghiện ngập khác. Việc sử dụng, hít phải, hoặc tiếp xúc với các chất này đều có thể dẫn đến biến động mức đường huyết không lường trước. Bạn không nên mạo hiểm sức khỏe của mình.[4][9]
    • Ngoài ra, rượu bia, khói thuốc, và các loại ma túy có tác động rất xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần hơn cả việc làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường. Bạn nên cân nhắc từ bỏ ma túy và chất kích thích để bảo đảm sức khỏe và hạnh phúc toàn diện.
    • Bạn không cần phải cai rượu bia, nhưng nên hạn chế vì có thể làm tăng hoặc hạ đường huyết, tùy thuộc vào mức độ hấp thụ và thực phẩm sử dụng. Bạn chỉ nên uống chừng mực (một đến hai ly mỗi ngày) và kèm theo bữa ăn.
  7. Giảm căng thẳng. Điều quan trọng trong việc đối phó với bệnh tiểu đường một cách lành mạnh đó là kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Lý do là vì nội tiết tố do cơ thể sản sinh nhằm phản ứng với tình trạng căng thẳng có thể làm giảm chức năng hiệu quả của insulin mà bạn sử dụng. Điều này tạo nên vòng luẩn quẩn của căng thẳng và thất vọng gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với bệnh tiểu đường.[10]
    • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để làm những điều mà mình yêu thích, chẳng hạn như đọc sách, dành thời gian bên gia đình, hoặc làm vườn.
    • Áp dụng các kỹ thuật thư giãn, bao gồm bài tập hít thở, yoga, thiền, và liệu pháp thư giãn lũy tiến. Bạn có thể thực hiện bài hít thở bằng cách ngồi hoặc nằm xuống và thả lỏng hai tay hai chân. Hít một hơi thật sâu và sau đó thở ra thật mạnh cho đến khi đẩy hết toàn bộ khí ra ngoài. Hít vào và thở ra một lần nữa và thư giãn cơ bắp chậm rãi trong lúc thở ra. Thực hiện bài tập ít nhất 10 phút một ngày.
    • Một kỹ thuật thư giãn khác đó là di chuyển cơ thể. Bạn có thể thả lỏng tinh thần bằng cách chuyển động cơ thể như là chạy vòng tròn, kéo dãn, và lắc mình.
  8. Tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Tiểu đường là bệnh gây nên tình trạng suy nhược khác nếu không được theo dõi và điều trị phù hợp. Ngoài lối sống lành mạnh, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám sức khỏe nhằm đánh giá mức độ cơ thể phản ứng với tiểu đường và can thiệp sớm để ngăn ngừa biến chứng phát triển.[4]
    • Ngoài kiểm tra đường huyết hằng ngày, bạn cần xét nghiệm HbA1c hai đến bốn lần một năm để đánh giá mức độ kiểm soát tiểu đường. Xét nghiệm HbA1c (glycated hemoglobin) cung cấp thông tin về mức đường huyến trong hai đến ba tháng gần nhất bằng cách đo phần trăm đường huyết kèm theo hemoglobin trong máu. Đây là protein mang oxy trong tế bào hồng cầu. Mức đường huyết càng cao thì càng có nhiều đường gắn vào hemoglobin. Xét nghiệm này là tiêu chuẩn để đánh giá, kiểm soát, và nghiên cứu bệnh tiểu đường.[11]
    • Bạn cần kiểm tra mắt và theo dõi nồng độ creatinine huyết thanh (chất thải do chuyển hóa cơ sản sinh) hằng năm để sàng lọc bệnh màng lưới tiểu đường, một bệnh liên quan đến võng mạc có thể gây suy giảm hoặc mất thị lực, và bệnh thận.[12]
    • Mỗi năm bạn nên kiểm tra lipid và huyết áp bốn lần nhằm phát hiện bệnh tim nếu có.
    • Vắc xin uốn ván cũng được khuyến cao do nguy cơ viêm nhiễm cao khi tiêm insulin hằng ngày và suy giảm khả năng làm lành vết thương.
    • Bảo đảm tiêm ngừa đầy đủ. Tiêm phòng bệnh cúm hằng năm và vắc xin viêm phổi. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh cũng khuyến cáo tiêm ngừa viêm gan B nếu bạn chưa tiêm phòng và mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2. Bạn cần tiêm phòng đầy đủ vì đường huyết cao có thể gây suy giảm hệ miễn dịch.
  9. Trang bị cho bản thân. Nắm vững kỹ thuật đối phó với chứng giảm đường huyết nếu xảy ra, đặc biệt khi đang ở ngoài trời. Điều quan trọng là bạn cần nhận biết rằng giảm đường huyết có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và bạn cần thực hiện các bước nhằm chuẩn bị cho những sự cố về đường huyết.[4]
    • Mang theo đường viên, kẹo, hoặc nước ép trái cây trong túi xách và mang ra sử dụng khi có dấu hiệu của giảm đường huyết.
    • Mang theo tấm thẻ ghi thông tin về chứng giảm đường huyết và cách điều trị. Ghi số điện thoại của bác sĩ trị liệu và người thân. Nếu bị mất phương hướng và chóng mặt, tấm thẻ này sẽ hướng dẫn cho người khác phải làm gì và cần thông báo cho ai.
    • Bạn cũng có thể đeo thẻ hoặc vòng tay xác nhận bạn là bệnh nhân tiểu đường. Điều này giúp người khác nhận diện và hỗ trợ bạn nếu cần.

Giáo dục bản thân[sửa]

  1. Tìm hiểu bệnh tiểu đường loại 1. Trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường loại 1, tế bào β (Beta) của tuyến tụy không có khả năng tổng hợp đủ insulin và gây ra bệnh tiểu đường loại 1. Cơ thể sản sinh kháng thể tự động phá hủy insulin sản sinh tế bào Beta và đôi lúc là Đảo tụy, bộ phận của tuyến tụy chứa tế bào nội tiết. Trong trường hợp cơ thể không sản sinh insulin, glu-cô tích trữ lại trong máu và làm tăng mức đường huyết.[13][14]
    • Tiểu đường loại 1 về lý thuyết có thể phát triển ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường xảy ra ở những người dưới 30 tuổi và là loại tiểu đường vị thành niên phổ biến nhất. Tiểu đường loại 1 cần điều trị bằng insulin suốt đời để duy trì sự sống. Hiện nay không có phương pháp chữa trị nào khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghiên cứu đang được thực hiện và phương pháp điều trị lâu dài hoặc phép chữa, chẳng hạn như tuyến tụy nhân tạo, và cấy ghép tuyến tụy hoặc tế bào đảo tụy.
  2. Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng của tiểu đường loại 1. Ban đầu tiểu đường vị thành niên gây nên chứng bệnh nhẹ nhầm lẫn với bệnh khác. Tuy nhiên, triệu chứng thường phát triển nhanh theo từng đợt và cần được chẩn đoán và chữa trị kịp thời vì tiểu đường loại 1 đã trở nên nghiêm trọng theo thời gian và có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như suy thận, hôn mê và thậm chí là tử vong.[15][13] Đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy những triệu chứng sau đây:[16][17]
    • Khát nước và đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là ban đêm
    • Cảm thấy yếu ớt không rõ nguyên nhân
    • Sút cân
    • Thay đổi thị lực
    • Nhiễm nấm tái phát
    • Đói liên tục
  3. Hiểu rằng tiểu đường là căn bệnh nghiêm trọng. Các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn kiểm soát đường huyết chặt chẽ cũng vì lý do này. Ngay cả việc tăng đường huyết nhẹ cũng bắt buộc phải đi khám bác sĩ vì bạn có thể bỏ qua tổn thương cho đến khi bệnh tiến triển xấu. Vì thế kiểm soát đường huyết chặt chẽ là điều phải làm.[9]
    • Bạn có thể nghĩ rằng, “Nếu mình cảm thấy khỏe và mức đường huyết chỉ cao hơn bình thường một ít, vậy thì có gì nghiêm trọng?” Đây là cảm giác bình thường của bệnh nhân tiểu đường, nhưng chúng phải được thay đổi. Tiểu đường là thủ phạm giết người âm thầm; mức đường huyết cao có thể làm tổn hại mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan (chủ yếu là võng mạc (bệnh màng lưới), thận (bệnh thận) và cơ tim (bệnh tim kinh niên không rõ nguyên nhân).
    • Phấn đấu có được cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc bằng cách thừa nhận đây là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể được kiểm soát bằng phương pháp điều trị hiệu quả và điều chỉnh lối sống.
  4. Nhận biết triệu chứng nhiễm keton-axit tiểu đường. Đây là biến chứng tiểu đường nghiêm trọng do cơ thể sản sinh lượng axit trong máu cao gọi là keton để chuyển hóa chất béo thành năng lượng do không sản sinh đủ insulin. Tất cả bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần tìm hiểu phương pháp xét nghiệm keton trong nước tiểu (nồng độ axit cao, không phải dạng đặc) tại nhà bằng mảnh thuốc thử có bán sẵn tại hiệu thuốc. Mảnh thuốc thử là phương pháp xét nghiệm bệnh trực tiếp, vì chúng có thể đưa ra kết quả nồng độ keton trong nước tiểu. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết triệu chứng khác của nhiễm keton-axit tiểu đường, chẳng hạn như:[18]
    • Tăng đường huyết
    • Khát nước
    • Đi tiểu thường xuyên
    • Buồn nôn và nôn mửa
    • Đau bụng
    • Suy nhược, mệt mỏi, hoặc nôn mửa
    • Khó thở
    • Mờ mắt
    • Khó tập trung
      • Nếu phát hiện những triệu chứng trên, bạn cần gọi cấp cứu để nhập viện và tiếp nhận điều trị. Bạn cần sử dụng liều lượng insulin phù hợp trong lúc chờ sự giúp đỡ.
  5. Nhận biết triệu chứng hạ đường huyết. Khi tiến hành liệu pháp insulin, chứng hạ đường huyết có thể phát triển khi giảm hấp thụ thực phẩm, nôn mửa, bỏ bữa, tập luyện quá sức, hoặc khi tăng liều lượng insulin. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân bị hạ đường huyết có thể bất tỉnh, vì thế bạn cần nắm rõ các dấu hiệu sau đây:[19]
    • Mê sảng
    • Run rẩy
    • Chóng mặt
    • Bối rối
    • Đổ mồ hôi
    • Nhức đầu nặng
    • Mờ mắt
    • Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
    • Lưu ý rằng thuốc chẹn Beta dùng để trị rối loạn tim chẳng hạn như đau thắt ngực có thể bao gồm các triệu chứng khác của hạ đường huyết, ngoại trừ đổ mồ hôi.
      • Nếu bắt gặp những triệu chứng trên, bạn nên ăn hoặc uống chất có đường, chẳng hạn như nước ép trái cây hoặc viên đường. Chỉ cần 15-20 g chất ngọt cũng có tác dụng kịp thời. Kiểm tra đường huyết 15 phút sau đó và nếu vẫn giảm thấp, bạn có thể dùng thêm 15-20 g chất ngọt và gọi cấp cứu.

Lời khuyên[sửa]

  • Mặc dù không có biện pháp nào có thể chữa khỏi tiểu đường hoàn toàn, nhưng hiện nay công nghệ và điều trị đã phát triển ở phạm vi giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 có một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh nếu họ biết cách kiểm soát tình trạng của mình.
  • Cân nhắc tham gia nhóm hỗ trợ cho bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1. Nhóm hỗ trợ có hai hình thức trực tuyến và tiếp xúc trực tiếp.
  • Ghi nhớ rằng các cuộc nghiên cứu tìm ra phương pháp điều trị tiểu đường loại 1 vẫn đang được tiến hành.[20]

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về cách thức kiểm soát tiểu đường loại 1 hiệu quả nhất. Bác sĩ có thể thảo luận để phát triển kế hoạch điều trị bao gồm can thiệp y tế và điều chỉnh lối sống phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh, và kết quả chẩn đoán của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-1-diabetes/basics/treatment/con-20019573
  2. http://www.drugs.com/dosage/insulin-regular.html
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/blood-glucose-meter/art-20046335
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-1-diabetes/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019573
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-1-diabetes/basics/complications/con-20019573
  6. http://www.diabetes.ca/diabetes-and-you/living-with-type-1-diabetes
  7. http://dtc.ucsf.edu/living-with-diabetes/diet-and-nutrition/understanding-protein/
  8. http://www.diabetes.ca/diabetes-and-you/healthy-living-resources/diet-nutrition/fibre
  9. 9,0 9,1 9,2 http://www.diabetes.ca/diabetes-and-you/healthy-living-resources/general-tips/staying-healthy-with-diabetes
  10. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/complications/mental-health/stress.html
  11. http://www.diabetes.co.uk/what-is-hba1c.html
  12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1490695
  13. 13,0 13,1 http://www.nhs.uk/conditions/Diabetes-type1/Pages/Introduction.aspx
  14. http://www.diabetes.org/diabetes-basics/type-1/
  15. Rutlege, J MD, Eiselein, L, et al Thách thức của Tiểu đường loại 1 là loại 1. ILAR J. 2004;45(3):231-6.)
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-1-diabetes-in-children/basics/symptoms/con-20029197
  17. http://www.nhs.uk/Conditions/Diabetes-type1/Pages/Symptoms.aspx
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-ketoacidosis/basics/definition/con-20026470
  19. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/hypoglycemia.html#cat5
  20. http://www.joslin.org/info/Diabetes_Research_Advancing_Toward_a_Cure.html