Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam/Chương 6.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Mục lục
  1. Lời nói đầu
  2. Cưới hỏi
  3. Sinh dưỡng
  4. Giao thiệp
  5. Đạo hiếu
  6. Tang lễ
  7. Giỗ tết, tế lễ
  8. Chọn ngày giờ

BA CHA TÁM MẸ LÀ NHỮNG AI?

Theo "Thọ mai gia lễ":

Ba cha là:

  1. Thân phụ: Cha sinh ra mình.
  2. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế phụ hay, bố dượng.
  3. Dưỡng phụ: Bố nuôi.

Tám mẹ là:

  1. Đích mẫu: Vợ cả của bố.
  2. Kế mẫu: Khi còn nhỏ mẹ đã mất, cha lấy vợ khác để nuôi nấng mình.
  3. Từ mẫu: Mẹ chết từ tấm bé, cha sai người vợ lẽ nuôi mình bú mớm.
  4. Dưỡng mẫu: Mẹ nuôi, cha mẹ nghèo cho mình để người khác nuôi.
  5. Xuất mẫu: Là mẹ sinh ra mình nhưng bị cha ruồng rẫy.
  6. Giá mẫu: là mẹ sinh ra mình, nhưng khi cha mất thì đi lấy chồng khác.
  7. Thứ mẫu: Là mẹ sinh ra mình nhưng là vợ lẽ của cha.
  8. Nhũ mẫu: Mẹ vú, cho mình bú mớm từ khi còn tấm bé.

Trên đây là định nghĩa theo "Thọ mai gia lễ", chưa nói đến những người đã lấy vợ lấy chồng thì cha mẹ vợ, cha mẹ chồng cũng như cha mẹ mình. Vậy thì, còn ba loại nhạc phụ và tám loại nhạc mẫu. Tất cả phải 6 cha,16 mẹ.



Trang trước Mục lục Tiếp theo

Liên kết đến đây