Nhân loại đang đối diện với dịch cúm H1N1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Đại dịch cúm H1N1 theo thống kê WHO ngày 06/07/2009.

Đại dịch cúm H1N1 đang hoành hành. Bản đồ thống kê của WHO cho thấy châu Mỹ và châu Á là những tâm điểm của dịch. Số lượng các ca xác nhận nhiễm virus H1N1 tăng nhanh đến mức WHO tuyên bố ngừng theo dõi hàng ngày (20/07/09). Số liệu của Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cho thấy tính đến ngày 22/7/2009, toàn thế giới đã ghi nhận 143.841 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) tại 139 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có 813 trường hợp tử vong. Số ca mới nhiễm ở vùng Đông Nam Á có xu hướng tăng phức tạp nhưng tỷ lệ tử vong thấp Thông cáo bộ Y tế VN 22/07/09.

Vấn đề hiện nay là mọi cá nhân và tổ chức cần có hành động đúng đắn. Dưới đây là một số khuyến cáo dựa trên những hiểu biết hạn chế về virus H1N1 hiện nay. Những khuyến cáo này có thể sẽ thay đổi khi có thêm thông tin.

Cá nhân[sửa]

  • Hãy tự bảo vệ chính mình cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi.
  • Hãy nâng cao sức khỏe của bản thân, có chế độ nghỉ ngơi, khẩu phần ăn uống, bồi dưỡng cơ thể hợp lý. Người khỏe mạnh sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn đối với virus.
  • Khi phát hiện nguy cơ nhiễm virus cúm của mình tăng cao (tiếp xúc gần đây với người bị phát hiện nhiễm virus H1N1), BẠN cần chủ động cách ly bản thân với người nhà và cộng đồng trong 7 ngày. Cách tốt nhất nên xin nghỉ làm (nghỉ học) ở nhà một mình. Tuyệt đối không đến bệnh viện hay những nơi đông người trong giai đoạn này. Chú ý đến các triệu chứng cúm của bản thân (sốt, ho, đau họng).
  • Khi phát hiện bản thân có triệu chứng cúm (sốt, ho, đau họng) điều đầu tiên phải bình tĩnh. Đa số các bệnh nhân cúm có thể tự khỏi trong 24h mà không cần điều trị thuốc men. Thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly bản thân. Giữ chế độ ăn uống, bồi dưỡng cơ thể. Uống thêm các loại vitamin C, B1. Không nên đến bệnh viện bởi vì BẠN có thể bị nhiễm các loại virus khác nguy hiểm hơn trong tình trạng sức khỏe yếu.
  • Thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế trên địa bàn, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, đồng thời thông báo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) theo số điện thoại đường dây nóng: 0989671115, Fax: 04.37366241, Email: baocaodich@gmail.com về tình hình sức khỏe của mình để nhận được chỉ dẫn kịp thời.
  • Nếu cảm thấy tình trạng cơ thể trở nên kém hơn hoặc không tự khỏi sau 24h, BẠN nên liên lạc với các trung tâm y tế hoặc bác sĩ gia đình ở gần nhà để yêu cầu điều trị hợp lý. Hạn chế tiếp xúc.
  • Những người mắc cúm H1N1 có thể phát tán virus gây bệnh 01 ngày trước khi khởi bệnh và kéo dài 07 ngày sau khi khỏi bệnh.
  • Nếu không phải do bác sĩ yêu cầu, bạn KHÔNG cần thiết phải đi xét nghiệm xem có phải nhiễm virus H1N1 hay không. Điều đó không giúp chữa khỏi bệnh mà còn có nguy cơ nhiễm virus tại các trung tâm xét nghiệm. [1]

Một số lời khuyên của WHO[sửa]

  • Giữ khoảng cách với người đang ho hoặc hắt hơi. Đứng cách xa những người đang ho hoặc hắt hơi ít nhất 1m. Tránh tiếp xúc, bắt tay hoặc hôn. Giảm thời gian tụ tập ở những nơi đông người.
> : Bệnh cúm lây lan qua những giọt nước nhỏ bắn ra khi nói chuyện, khạc nhổ, ho và hắt hơi. Những giọt nước bọt nhiễm khuẩn có thể đi xa ít nhất 1 mét từ người đang mang virus. Việc tiếp xúc gần và liên tục với một người bị nhiễm bệnh có thể làm cho bệnh lây lan. Việc giữ một khoảng cách nhất định sẽ giúp bảo vệ mọi người không bị nhiễm cúm; tuy nhiên, các cá nhân và gia đình vẫn nên duy trì cuộc sống bình thường nếu có thể.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi. Sử dụng khăn giấy dùng một lần nếu có thể. Vứt ngay khăn sau khi dùng xong. Rửa tay ngay. Nếu không có khăn, ho hoặc hắt hơi vào tay áo, áo hoặc áo khoác để trách không cho nước bọt bắn ra ngoài không khí.
> : Mọi người có thể bị nhiễm bệnh và có thể bắt đầu phát tán virus trước khi họ có những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Ho và hắt hơi làm lây lan virus cúm trên diện rộng. Do đó, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi giúp giảm bớt sự phát tán của virus và nguy cơ lây bệnh cho người khác.
  • Rửa tay với nước và xà phòng. Rửa tay thường xuyên. Nếu có thể, rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi. Rửa tay sau khi tháo bất kỳ loại khẩu trang nào. Tránh không chạm tay vào mặt.
> : Giữ gìn vệ sinh đôi tay là một biện pháp tốt nhất để bảo vệ mọi người không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nước bọt từ người bệnh khi ho hoặc hắt hơi sẽ rơi vào tay hay trên các bề mặt. Nếu những người khỏe mạnh tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt có chứa virus và đưa tay lên miệng hay mũi của mình thì họ có thể bị nhiễm bệnh.
  • Hãy ở nhà nếu bị ốm. Làm việc tại nhà. Gọi điện đến cơ quan ý tế để xin tư vấn nếu có thể. Đề nghị những người khác giúp đỡ làm các việc vặt hàng ngày.
> : Nghỉ ngơi càng sớm khi mới có các triệu chứng thường giúp người bệnh tăng khả năng bình phục nhanh hơn. Hạn chế di chuyển người ốm cũng sẽ làm giảm sự lây lan của virus. Hầu hết các bệnh nhân cúm đều có thể bệnh nhẹ và có thể chăm sóc tại nhà. Việc người ốm thông báo cho những người khác rằng mình bị ốm sẽ cho phép sắp xếp hỗ trợ cho các hoạt động cần đi ra ngoài như mua sắm và thanh toán các hóa đơn.
  • Để người ốm tại một khu vực riêng trong nhà. Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa người ốm và các người khác. Khu vực cách ly nên được giữ cho thoáng khí bằng cách tận dụng gió trời từ cửa ra vào và cửa sổ.
> : Việc không để người ốm tiếp xúc với những người khác sẽ giúp giảm sự lây lan bệnh trong gia đình. Điều này cũng có thể trách cho người ốm khỏi các tác nhân gây bệnh khác từ nhữn người khác.
  • Chỉ cử một người chăm sóc mỗi người ốm. Mẹ sẽ là người chăm sóc nếu đứa con đang cho bú của mình bị ốm. Những người chăm sóc người ốm nên đặc biệt chú ý tới việc rửa tay trước và sau khi chăm sóc và cần che miệng và mũi (đeo khẩu trang) trong suốt quá trình tiếp xúc với người ốm.
> Vi: Chỉ cử một thành viên trong gia đình chăm sóc mỗi người ốm để giảm thiểu số người tiếp xúc gần với các giọt bắn ra hô hấp. Nếu có thể, người chăm sóc nên là người gần đây cũng bị nhiễm bệnh tương tự và đã bình phục. Tránh không để phụ nữ có thai chăm sóc người ốm nếu có thể.
  • Cho người ốm uống nhiều nước. Cho người ốm uống càng nhiều nước càng tốt. Uống "các loại nước ngọt", nước trái cây, ăn súp hoặc muối bù nước đường uống. Tiếp tục cho trẻ nhỏ bú ngay cả khi khỏe mạnh hay lúc ốm trừ khi tình trạng bệnh của người mẹ đang ốm không cho phép.
> : Sốt, thở gấp, sổ mũi và hắt hơi nhiều sẽ làm cơ thể mất nước. Ăn uống không ngon miệng, nôn mửa hoặc tiêu chảy lại làm mất nước nhiều hơn. Mất nước nhiều có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
  • Phát hiện các dầu hiệu nguy hiểm và nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc. Quan sát người ốm thật kỹ để xem: người đó có bị khó thở hay không? Người đó có các dấu hiệu nguy hiểm hay không? Giúp đỡ đưa người bệnh có các dấu hiệu nguy hiểm tới cơ sở y tế gần nhất. Trẻ em dưới 5 tuổi cần nhanh chóng được chăm sóc khi mắc bất cứ bệnh gì tương tự cúm.
> : Các trường hợp nhiễm cúm nghiêm trọng, trong đó có viêm phổi, cần nhanh chóng được chăm sóc để tăng tối đa khả năng bình phục. Các dấu hiệu nguy hiểm bao gồm:
  • khó thở, thở ngắn
  • đau ngực dữ dội
  • ốm yếu, không tự đứng được, mất ý thức
  • sốt cao trên 3 ngày
  • co giật hoặc khó đánh thức (với trẻ em)

Tổ chức dân sự, kinh tế[sửa]

  • Các lãnh đạo cơ quan, tổ chức, trường học cần quan tâm đến tình trạng dịch bệnh và khả năng nhiễm virus cúm của đơn vị mình. Cần cử người phụ trách và chịu trách nhiệm về tình hình dịch bệnh của tổ chức. Yêu cầu và tạo điều kiện cho mọi cá nhân được cách ly, điều trị khi nguy cơ nhiễm virus tăng (tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân cúm) hoặc có triệu chứng mắc bệnh. Việc cách ly hiệu quả sẽ giảm thiểu thiệt hại do dịch cúm gây ra đối với tổ chức của BẠN.
  • Thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế trên địa bàn, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, đồng thời thông báo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) theo số điện thoại đường dây nóng: 0989671115, Fax: 04.37366241, Email: baocaodich@gmail.com về khi tổ chức của BẠN có hơn 1 trường hợp người xác định nhiễm virus cúm.

Các tổ chức y tế địa phương và trung ương[sửa]

  • Cắt cử người phụ trách và chịu trách nhiệm về tình hình dịch bệnh. Niêm yết các chỉ dẫn cụ thể cho những người có nguy cơ hoặc triệu chứng nhiễm virus ở những nơi công cộng, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các vị trí thích hợp trong các trung tâm, tổ chức y tế.
  • Thiết lập một vùng cách ly tạm thời bên trong trung tâm/ bệnh viện dành cho những đối tượng có nguy cơ hoặc triệu chứng nhiễm virus.
  • Có chế độ bồi dưỡng và phương tiện bảo vệ phù hợp dành cho các cán bộ có nguy cơ nhiễm virus do tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình xét nghiệm, ghi nhận các diễn biến phát triển bệnh lý để phát hiện kịp thời sự chuyển biến của virus.
  • Thông báo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) theo số điện thoại đường dây nóng: 0989671115, Fax: 04.37366241, Email: baocaodich@gmail.com về tình hình dịch bệnh ở cơ sở.

Các phương tiện, công ty truyền thông[sửa]

Các công ty truyền thông cần đưa ra các thông điệp dựa trên các nguyên tắc sau:

  1. Chia sẻ thông tin. Hãy giải thích cho mọi người tại sao một hành vi nào là quan trọng. Sự minh bạch trong việc chia sẻ thông tin và cơ sở hợp lý của thông tin sẽ giúp tạo dựng niềm tin và nhiều khả năng đưa tới sự hợp tác.
  2. Khuyến khích sự tham gia tích cực. Khuyến khích mọi người tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy; bảo đảm rằng hàng xóm, cộng đồng và các mạng lưới nhận thức và hiểu được các thông tin chính xác, thông báo các trường hợp nghi nhiễm cúm và giúp cho cộng đồng quản lý những người mắc bệnh. Bằng biện pháp này, mọi người được coi là các đối tác trong phòng tránh chứ không đơn thuần là những người tiếp nhận thông tin. Vì thế cách tiếp cận này cũng có thể tạo ra quyền làm chủ, từ đó mọi người dễ tiếp nhận các khuyến nghị hơn và cộng đồng tích cực thực hiện hơn. Những đối tác trong phòng tránh này cũng có nhiều khả năng tìm ra được những cách thức sáng tạo để huy động các nguồn lực cộng đồng và giúp nâng cao năng lực có thể sẽ hữu ích trong tương lai.
  3. Trao cho mọi người quyền được thông tin. Cần biết rằng con người và các cộng đồn sẽ tự đưa ra quyết định dựa trên việc cân nhắc các quyền lực ở hoàn cảnh của chính họ. Biện pháp truyền thông cần nhấn mạnh việc chia sẻ thông tin và giải quyết vấn đề của cộng đồng là những cách thức giúp mọi người tìm ra những hành động có thể thực hiện được.
  4. Điều chỉnh các khuyến nghị cho phù hợp với bối cảnh địa phương. Xem xét khả năng của mọi người trong việc thực hiện khuyến nghị được đưa ra. Hành vi khuyến nghị phải thực hiện được và phải được điều chỉnh cho phù hợp với lối sống của mọi người; nếu không hành vi đó sẽ không được tuân thủ một cách rộng rãi. Phải bảo đảm rằng những nhóm người bị coi là yếu thế như những người sống trong các khu ổ chuột, các nhóm người thiểu số tôn giáo và những người không tiếp cận được các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng được tham gia vào phòng tránh và bảo vệ và được tiếp cận các thông tin cũng như có khả năng hành động theo các thông tin đó.
  5. Sử dụng các nguồn lực và mối quan hệ có sẵn để xây dựng các chiến lược, thông điệp và tài liệu truyền thông hiệu quả một cách nhanh chóng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông và cơ quan điều phối hiện có để hài hòa các thông điệp, các biện pháp và việc sử dụng các kênh truyền thông.


Đọc thêm và Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này