Nhận biết bệnh hen suyễn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hen suyễn là một bệnh có thể chữa được với tác động như phản ứng dị ứng: yếu tố kích thích môi trường gây viêm đường hô hấp. Hen suyễn gây khó thở cho đến khi tình trạng viêm được điều trị và hồi phục. Có khoảng 334 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen suyễn, và con số ở Hoa Kỳ là 25 triệu người.[1][2] Nếu nghi ngờ hen suyễn, bạn có thể tự nhận biết thông qua dấu hiệu và triệu chứng, yếu tố rủi ro, và xét nghiệm chẩn đoán.

Các bước[sửa]

Nhận biết yếu tố rủi ro gây hen suyễn[sửa]

  1. Xem xét yếu tố kết hợp giữa giới tính và tuổi tác. Tại Hoa Kỳ, bé trai dưới 18 tuổi có tỷ lệ mắc hen suyễn 54% cao hơn bé gái. Nhưng ở độ tuổi 20, nữ giới lại có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Ở tuổi 35, khoảng cách này thay đổi đến 10,1% ở phụ nữ và 5,6% ở nam giới. Sau thời kỳ mãn kinh, tỷ lệ giảm xuống ở nữ giới và khoảng cách hiện tại thu hẹp nhưng không biến mất hoàn toàn.[3] Các chuyên gia có nhiều lý do giải thích tại sao giới tính và độ tuổi ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh hen suyễn:
    • Tạng dị ứng (bẩm chất nhạy cảm dị ứng) ở bé trai tuổi vị thành niên.
    • Kích thước đường hô hấp ở bé trai tuổi vị thành niên nhỏ hơn bé gái.[4]
    • Nội tiết tố giới tính thay đổi trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt, và mãn kinh ở phụ nữ.
    • Các nghiên cứu giới thiệu lại nội tiết tố ở phụ nữ mãn kinh mới được chẩn đoán tăng lên .
  2. Xem xét tiền sử mắc bệnh hen suyễn trong gia đình. Các chuyên gia đã tìm thấy 100 gen liên quan đến hen suyễn và dị ứng. Nghiên cứu tiến hành ở những gia đình, đặc biệt là sinh đôi, đã chỉ ra rằng hen suyễn do yếu tố di truyền gây nên. Nghiên cứu năm 2009 cho thấy tiền sử gia đình là tác nhân chủ yếu quyết định một người có bị hen suyễn hay không. Nếu so sánh với gia đình trung bình với gia đình có nguy cơ di truyền hen suyễn cao, đối tượng rủi ro trung bình có nguy cơ mắc hen suyễn gấp 2,4 lần, và đối tượng rủi ro cao thì có nguy cơ gấp 4,8 lần.[5]
    • Hỏi bố mẹ và người thân về tiền sử mắc bệnh hen suyễn trong gia đình.
    • Nếu được nhận nuôi, bố mẹ ruột có thể cung cấp tiền sử gia đình cho bố mẹ nuôi của bạn.
  3. Ghi nhận trường hợp dị ứng. Nghiên cứu đã liên kết kháng thể protein miễn dịch có tên gọi "IgE" với sự hình thành bệnh hen suyễn. Nếu có mức IgE cao, bạn có nguy cơ bị dị ứng do di truyền.[6] Khi có IgE trong máu, cơ thể sẽ bị phản ứng dị ứng viêm nhiễm gây tắc đường hô hấp, phát ban, ngứa ngáy, chảy nước mắt, thở khò khè, v.v...[7]
    • Lưu ý phản ứng dị ứng liên quan đến tác nhân kích thích phổ biến, chẳng hạn như thực phẩm, gián, động vật, nấm, phấn hoa, và bụi.
    • Nếu bị dị ứng, bạn cũng có nguy cơ cao mắc hen suyễn.
    • Trong trường hợp bị phản ứng dị ứng nặng nhưng không tìm ra nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ để được xét nghiệm. Bác sĩ sẽ xét nghiệm mẫu da bằng một số chất gây dị ứng để tìm ra sự thay đổi dị ứng.
  4. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Khi hít các hạt vào phổi, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ho. Những hạt này cũng có thể kích thích phản ứng viêm và triệu chứng hen suyễn. Càng tiếp xúc với khói thuốc nhiều, bạn càng có nguy cơ cao bị hen suyễn. Nếu nghiện thuốc lá, bạn nên trao đổi với bác sĩ về phương pháp và thuốc điều trị để cai thuốc lá. Một số phương pháp bao gồm kẹo cao su nicotine, giảm hút thuốc dần dần, hoặc dùng thuốc chẳng hạn như Chantix hoặc Wellbutrin.[8] Ngay cả khi gặp khó khăn trong việc cai thuốc lá, bạn cũng không nên hút thuốc khi có nhiều người xung quanh. Hút thuốc thụ động có thể khiến họ mắc hen suyễn.
    • Hút thuốc khi mang thai có thể khiến cho trẻ bị thở khò khè, tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm, và protein gây viêm trong máu. Hậu quả có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu đứa trẻ tiếp tục hít khói thuốc thụ động sau khi được sinh ra.[6] Trao đổi với bác sĩ phụ khoa trước khi dùng thuốc để cai thuốc lá.
  5. Giảm căng thẳng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ nội tiết tố căng thẳng cao có thể gây nên triệu chứng hen suyễn, gia tăng nhạy cảm với chất gây dị ứng, và co thắt phổi.[9] Bạn nên xác định các yếu tố gây nên căng thẳng nhiều nhất trong cuộc sống, và tìm phương pháp khắc phục những yếu tố đó.
    • Thử các phương pháp thư giãn như là hít thở sâu, thiền, và yoga.
    • Tập luyện thường xuyên để tăng cường endorphin giúp giảm đau và giảm căng thẳng.
    • Cải thiện thói quen ngủ: đi ngủ khi cảm thấy mệt, không ngủ trong lúc bật tivi, không ăn trước khi ngủ, tránh cà-phê-in vào buổi tối, và cố gắng duy trì lịch trình nghỉ ngơi cố định hằng ngày.[10]
  6. Tránh ô nhiễm không khí trong môi trường. Phần lớn bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ là do tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ nhà máy, công trường xây dựng, xe cộ, và nhà máy công nghiệp. Cũng giống như khói thuốc gây kích ứng phổi, ô nhiễm không khí kích thích phản ứng dễ gây viêm làm tổn hại và gây co thắt phổi. Nếu không thể hạn chế ô nhiễm không khí, bạn có thể giảm tiếp xúc với môi trường.[11]
    • Tránh hít thở không khí ở trên đường lớn hoặc đường cao tốc nếu có thể.
    • Yêu cầu trẻ em chơi đùa ở khu vực cách xa đường cao tốc hoặc công trường xây dựng.
    • Nếu muốn chuyển đến Hoa Kỳ, bạn có thể xem những khu vực có chất lượng không khí tốt nhất trong hướng dẫn chỉ số chất lượng không khí của EPA.[12]
  7. Xem xét các loại thuốc. Nếu đang dùng thuốc, bạn nên lưu ý triệu chứng hen suyễn kể từ lúc bắt đầu dùng thuốc. Nếu có, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngưng thuốc, giảm liều lượng, hoặc thay đổi loại thuốc.
    • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng aspirin và ibuprofen có thể gây co thắt phổi và đường hô hấp ở bệnh nhân hen suyễn dị ứng với hai loại này.[13]
    • Thuốc ức chế ACE dùng để trị huyết áp không gây hen suyễn, nhưng có thể dẫn đến ho khan gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, tình trạng ho nặng do thuốc ức chế ACE có thể gây kích ứng phổi và hen suyễn. Thuốc ức chế ACE phổ biến bao gồm ramipril và perindopril.
    • Thuốc chẹn kênh beta được dùng để chữa bệnh tim mạch, huyết áp cao, và đau nửa đầu. Chúng có thể gây co thắt phổi và đường hô hấp.[14] Một vài bác sĩ có thể kê toa thuốc chẹn kênh beta ngay cả khi bạn bị hen suyễn, và chỉ cần quan sát bất kỳ thay đổi. Thuốc chẹn kênh beta phổ biến bao gồm metoprolol và propanolol.
  8. Duy trì cân nặng bình thường.[15] Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa tăng cân và tăng nguy cơ mắc hen suyễn. Khối lượng dư thừa khiến bạn khó thở và tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài ra còn làm tăng số lượng protein gây viêm (xytokin) trong cơ thể, khiến bạn dễ bị viêm và co thắt đường hô hấp.

Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng nhẹ và vừa[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ ngay cả khi có triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng mới xuất hiện vẫn chưa đến mức nghiêm trọng can thiệp đến hoạt động hay cuộc sống thường ngày cảu bạn.[16] Tuy nhiên khi tình trạng bắt đầu chuyển biến xấu, bạn sẽ nhận thức sự khó khăn trong các hoạt động thường ngày. Bệnh nhân thường gặp những triệu chứng sớm, tuy nhiên mức độ trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Nếu không chẩn đoán hay chữa trị, triệu chứng hen suyễn nhẹ có thể chuyển biến xấu. Điều này đặc biệt đùng nếu bạn không xác định tác nhân kích thích và phòng tránh chúng.
  2. Lưu ý hiện tượng ho nhiều. Nếu bị hen suyễn, đường hô hấp bị tắc nghẽn do co thắt hoặc viêm nhiễm do bệnh gây nên. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm thông đường hô hấp bằng cách ho. Ho do nhiễm khuẩn thường ở dạng ẩm, có chất nhầy, còn ho do hen suyễn thường khô và rất ít chất nhầy.[17]
    • Nếu cơn ho bắt đầu hoặc trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của hen suyễn. Triệu chứng phổ biến của hen suyễn đó là ho ban đêm, hoặc cơn ho trở nên nặng hơn ngay sau khi thức dậy.[16]
    • Trong điều kiện khắc nghiệt, cơn ho có thể kéo dài suốt cả ngày.
  3. Lắng nghe âm thanh khi thở ra. Bệnh nhân hen suyễn thường nghe thấy tiếng khò khè the thé hoặc huýt sáo khi thở ra. Lý do là vì đường hô hấp bị co thắt lại.[18] Lưu ý khi nghe thấy âm thanh. Nếu có tiếng ồn ở phần cuối hơi thở, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh hen suyễn nhẹ. Nhưng nếu tình trạng chuyển biến xấu, bạn sẽ thở khò khè hoặc huýt sao khi thở ra hoàn toàn.
  4. Lưu ý hiện tượng hụt hơi bất thường. "Co thắt phế quản do tập luyện" là một dạng hen suyễn ở người vừa mới hoạt động nặng, chẳng hạn như tập luyện. Co thắt đường hô hấp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở hơn bình thường, và bạn có thể phải ngưng hoạt động sớm hơn dự định.[19] So sánh thời gian tập luyện bình thường cho đến khi cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
  5. Lưu ý hiện tượng thở nhanh.[20] Cơ thể tăng tốc độ hô hấp để truyền oxy vào phổi bị co thắt. Đặt lòng bàn tay của bạn lên ngực và đếm nhịp thở trong một phút. Dùng đồng hồ đếm để đo chính xác tốc độ trong một phút. Tốc độ hô hấp bình thường từ 12 đến 20 hơi thở trong 60 giây.
    • Với tình trạng hen suyễn trung bình, tốc độ hô hấp có thể từ 20 đến 30 nhịp thở một phút.
  6. Không bỏ qua triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm. Mặc dù ho do hen suyễn có thể khác với cảm lạnh hoặc cảm cúm, nhưng vi khuẩn và virus có thể gây nên hen suyễn. Bạn nên lưu ý các dấu hiệu viêm nhiễm có thể dẫn đến triệu chứng hen suyễn: hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng, và sung huyết. Nếu ho có chất nhầy màu đen, xanh lá, hoặc trắng, có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn. Nếu chất nhầy có màu trong suốt hoặc trắng thì có thể do virus gây nên.[21]
    • Nếu nhận thấy các triệu chứng viêm nhiễm này cùng với tiếng ồn khi thở ra và hụt hơi, bạn có khả năng bị hen suyễn do viêm nhiễm.
    • Đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Nhận biết triệu chứng nặng[sửa]

  1. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn không thở được, ngay cả trong những thời điểm không cần ráng sức.[22] Thông thường, tình trạng hụt hơi do hoạt động nặng ở bệnh nhân hen suyễn thường hồi phục khi nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nặng xuất hiện hoặc khi bạn bị hen suyễn, tình trạng khó thở vẫn xảy ra trong thời gian nghỉ ngơi vì các yếu tố kích thích quá trình gây viêm nhiễm. Nếu tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ bị khó thở đột ngột hoặc cố gắng hít thở sâu.
    • Bạn có thể cảm thấy mình không thể thở ra hoàn toàn. Khi cơ thể cần oxy thông qua hoạt động hít vào, chúng sẽ rút ngắn thời gian thở ra để nhận oxy nhanh hơn.
    • Bạn không thể nói một câu hoàn chỉnh và phải dùng từ và câu ngắn giữa các lần hít thở.
  2. Kiểm tra nhịp thở. Ngay cả hen suyễn dạng nhẹ và trung bình có thể khiến bạn thở nhanh, nhưng nếu ở dạng nặng thì có thể gây nguy hiểm. Đường hô hấp bị thu hẹp cản trở khả năng hít không khí trong lành vào cơ thể, dẫn đến thiếu hụt oxy. Thở nhanh là cách mà cơ thể cố gắng lấy thật nhiều oxy để cải thiện tình hình trước khi bị tổn thương.
    • Đặt lòng bàn tay lên ngực và lưu ý nhịp thở trong một phút. Dùng đồng hồ đếm để đo tốc độ chính xác trong một phút.
    • Khi bị hen suyễn nặng, tốc độ hô hấp sẽ trên 30 nhịp thở một phút.[23]
  3. Đo xung nhịp. Để đưa oxy và mô và cơ quan, máu lấy oxy từ không khí trong phổi và cung cấp cho nhiều bộ phận trong cơ thể. Khi bị hen suyễn nặng, cơ thể không nạp đủ oxy, tim phải bơm máu nhanh để lấy thật nhiều oxy đưa vào mô và cơ quan. Khi đó bạn sẽ cảm thấy tim đập nhanh không rõ nguyên nhân trong lúc bị hen suyễn nặng.
    • Đưa bàn tay ra, lòng bàn tay hướng lên trên.
    • Đặt đầu ngón trỏ và giữa của tay kia lên phần ngoài cổ tay dưới ngón tay cái.
    • Bạn sẽ cảm nhận xung nhịp nhanh từ động mạch xuyên tâm.
    • Tính nhịp tim bằng cách đếm nhịp đập trong một phút. Nhịp tim bình thường dưới 100 nhịp một phút, nhưng khi có triệu chứng hen suyễn nặng nhịp tim có thể lên đến 120.[24]
    • Hầu hết điện thoại thông minh hiện nay đều tích hợp theo dõi nhịp tim. Nếu có thì bạn có thể sử dụng chức năng này.
  4. Lưu ý vết màu xanh nhạt. Máu chỉ có màu đỏ sáng khi đang chứa oxy, còn không sẽ có màu đỏ đậm. Khi máu tiếp xúc với oxy bên ngoài sẽ chuyển sang màu đỏ sáng, cho nên bạn sẽ không nhận ra điều này. Nhưng khi bị hen suyễn nặng, bạn có thể gặp phải hiện tượng "tím tái" do máu đỏ đậm thiếu oxy chảy xuyên qua động mạch.[18] Điều này khiến cho da có màu xanh nhạt hoặc xám, đặc biệt là môi, ngón tay, móng, nướu, hoặc vùng da mỏng quanh mắt.[25]
  5. Lưu ý hiện tượng căng cơ cổ và ngực.[26] Khi thở sâu hoặc suy hô hấp, chúng ta sử dụng cơ bắp phụ (không dùng để hít thở). Các cơ dùng để hô hấp trong những trường hợp này nằm ở phía bên cổ: cơ ức-đòn-chũm và cơ lệch. Tìm đường nét ngoài sâu trong cơ cổ khi bạn khó thở. Hơn nữa, các cơ hai bên sườn (gian sườn) bị kéo vào trong. Những cơ này có tác dụng nâng khung sườn khi hít vào, và bạn có thể nhận thấy sự co rút này giữa hai bên sườn khi gặp tình trạng nghiêm trọng.
    • Nhìn vào ngương để quan sát cơ cổ hai bên lõm sâu và cơ co rút giữa hai bên sườn.
  6. Lưu ý hiện tượng đau tức ngực. Khi gắng sức để hít thở, các cơ tham gia quá trình hô hấp sẽ bị quá tải. Điều này dẫn đến hiện tượng mỏi cơ ngực, cảm giác tức và đau. Cơn đau có thể âm ỉ, nhói, hoặc giống như dao đâm, xuất hiện ở phần xương ức hoặc gần xương ức. Tình trạng này cần được chăm sóc y tế và cấp cứu để loại trừ vấn đề tim mạch.
  7. Lưu ý tiếng ồn lớn trong lúc hít thở.[21] Khi mắc triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, bạn chỉ nghe tiếng huýt sáo hoặc khò khè khi thở ra. Tuy nhiên, ở mức độ nặng bạn sẽ nghe thấy âm thanh ngay cả khi thở ra và hít vào. Tiếng huýt sáo khi hít vào được gọi là "tiếng thở khò khè" và do thu hẹp cơ họng nằm ở đường hô hấp trên. Tiếng thở khò khè thường xuất hiện khi hít ra, và nguyên nhân là do co thắt cơ đường hô hấp dưới.
    • Âm thanh khi hít vào có thể là triệu chứng hen suyễn và phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bạn cần phân biệt giữa hai loại này để tìm ra nguyên nhân chính xác.
    • Quan sát hiện tượng mề đay hoặc phát ban đỏ ở ngực, là dấu hiệu của phản ứng dị ứng thay vì hen suyễn. Sưng môi hoặc lưỡi cũng là dấu hiệu của dị ứng.
  8. Điều trị triệu chứng hen suyễn càng sớm càng tốt. Nếu bị hen suyễn nặng gây khó thở, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện. Nếu không được chẩn đoán, bạn sẽ không có ống hít phòng ngừa. Còn nếu có thì sử dụng ngay.
    • Máy bơm hít albuterol chỉ nên dùng 4 lần một ngày, nhưng khi bị lên cơn hen suyễn, bạn có thể sử dụng thường xuyên 20 phút một lần trong vòng 2 tiếng.[27]
    • Thở chậm và sâu, đếm đến 3 khi hít vào và thở ra. Điều này giúp giảm căng thẳng và nhịp thở.
    • Tránh tác nhân kích thích nếu bạn có thể nhận diện chính xác.
    • Tình trạng hen suyễn sẽ được cải thiện nếu bạn dùng steroid do bác sĩ kê toa. Loại thuốc này có thể dùng ở dạng hít thông qua máy bơm hoặc dạng viên nén. Uống thuốc kèm theo nước và chờ phát huy tác dụng trong vài tiếng những vẫn có thể kiểm soát triệu chứng hen suyễn.
  9. Gọi cấp cứu đối với các trường hợp hen suyễn nặng.[22] Các triệu chứng này cho thấy bạn bị lên cơn cấp tính, và cơ thể đang cố gắng hít thật nhiều không khí để thực hiện chức năng. Đây được xem là trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa đến mạng sống nếu không được chữa trị kịp thời.

Tiến hành chẩn đoán[sửa]

  1. Cung cấp thông tin tiền sử bệnh tật cho bác sĩ.[28] Nội dung thông tin phải chính xác để bác sĩ xác định vấn đề gây tác động lên bạn. Chuẩn bị trước thông tin để bạn không phải mất thời gian nghĩ ngợi khi đến phòng khám:
    • Bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn (ho, khó thở, tiếng ồn trong lúc thở, v.v…)
    • Tiền sử bệnh tật (tình trạng dị ứng trước đây, v.v…)
    • Tiền sử gia đình (tiền sử bệnh phổi hoặc dị ứng với bố mẹ, anh chị em, v.v…)
    • Tiền sử xã hội (hút thuốc lá, ăn kiêng và tập luyện, môi trường)
    • Thuốc hiện đang sử dụng (chẳng hạn như aspirin) và chất bổ sung hoặc vitamin đang sử dụng
  2. Thực hiện kiểm tra sức khỏe.[29] Bác sĩ có thể kiểm tra một phần hoặc toàn bộ những cơ quan sau đây: tai, mắt, mũi, họng, da, ngực, và phổi. Bác sĩ dùng ống nghe trước và sau ngực để nghe tiếng thở hoặc sự vắng mặt của âm thanh ở phổi.
    • Do hen suyễn có liên quan đến dị ứng, bác sĩ sẽ kiểm tra hiện tượng chảy nước mũi, mắt đỏ, mắt chảy nước và phát ban trên da.
    • Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng để phát hiện tình trạng sưng và khả năng thở, cũng như bất kỳ âm thanh bất thường báo hiệu đường hô hấp bị co thắt.
  3. Hỏi bác sĩ xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm đo phế dung. Trong xét nghiệm này, bạn sẽ thở vào loa kết nối với phế dung kế để đo tốc độ chuyển động không khí và lượng khí hít vào và thở ra. Hít thật sâu và thở ra thật mạnh càng lâu càng tốt trong lúc thiết bị đang tiến hành đo.[30] Kết quả dương tính xác nhận hen suyễn, nhưng âm tính chưa thể loại trừ nguyên nhân này.[31]
  4. Tiến hành xét nghiệm luồng khí tối đa.[29] Phương pháp này giống như đo phế dung, và đo lượng khí có thể thở ra. Bác sĩ có thể khuyến cáo xét nghiệm này để giúp chẩn đoán chính xác. Để tiến hành xét nghiệm, đặt môi vào miệng thiết bị và chỉnh về 0. Đứng thẳng và thở sâu, sau đó thổi thật mạnh và nhanh trong một nhịp thở. Lặp lại nhiều lần để có kết quả phù hợp. Lấy số liệu cao nhất và đây là luồng khí tối đa của bạn Khi cảm thấy sắp bị hen suyễn, lặp lại bước xét nghiệm và so sánh luồng khí với con số tối đa.[32]
    • Nếu giá trị luồng khí tối đa trên 80%, bạn đang ở vùng an toàn.
    • Nếu giá trị luồng khí từ 50 đến 80%, tình trạng hen suyễn không được kiểm soát tốt và bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn. Bạn đang có nguy cơ trung bình lên cơn hen suyễn nếu ở phạm vi này.
    • Nếu con số thấp hơn 50%, bạn đang bị suy hô hấp nặng và cần phải dùng thuốc để điều trị.
  5. Hỏi bác sĩ tiến hành xét nghiệm dị ứng methacholine. Nếu không có triệu chứng khi đến phòng khám, bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác. Khi đó bác sĩ có thể khuyến nghị tiến hành xét nghiệm dị ứng methacholine bằng ống hít methacholine. Methacholine khiến cho đường hô hấp bị thu hẹp nếu bạn bị hen suyễn, và gây nên triệu chứng có thể đo bằng phế dung kế và xét nghiệm luồng khí tối đa.[33]
  6. Kiểm tra phản ứng thuốc trị hen suyễn.[34] Đôi khi bác sĩ sẽ bỏ qua những xét nghiệm này và chỉ kê toa thuốc trị hen suyễn để xem xét tình trạng bệnh. Nếu triệu chứng giảm dần, có thể bạn bị hen suyễn. Bác sĩ kê toa thuốc dựa trên mức độ triệu chứng và cả tiền sử bệnh tật cũng như kiểm tra sức khỏe.
    • Loại thuốc được kê toa phổ biến đó là máy bơm hít albuterol/salbutamol, sử dụng bằng cách mím môi trên vành và bơm thuốc vào phổi trong lúc bạn hít vào.
    • Thuốc giãn phế quả mở rộng đường hô hấp bị thu hẹp bằng cách làm giãn ra.

Lời khuyên[sửa]

  • Đi khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng để tìm ra nguyên nhân gây dị ứng. Việc nhận biết tác nhân gây dị ứng có thể giúp bạn tránh lên cơn hen suyễn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, bạn cần đi khám bác sĩ kịp thời.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.globalasthmareport.org/burden/burden.php
  2. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/asthma
  3. Kynk J, Mastronarde J, McCallister J. Sự khác biệt giới tính ở bệnh hen suyễn. Liệu pháp mãn kinh và thay thế nội tiết tố. Quan điểm hiện tại trong Y khoa Phổi. 2011;17(1):6-11.
  4. http://www.uptodate.com/contents/risk-factors-for-asthma
  5. Liu T. Mối liên kết giữa tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn và sự phổ biến bệnh hen suyễn ở người trưởng thành tại Hoa Kỳ: Khảo sát Sức khỏe và Kiểm tra Dinh dưỡng Quốc gia, 1999-2004. Di truyền học trong Tạp chí Y khoa. 2009 tháng 5;11(5):323-8.
  6. 6,0 6,1 Subbarao P. et al. Hen suyễn: dịch tễ học, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ. Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada. 2009 Oct 27; 181(9): E181–E190.
  7. https://www.aafa.org/display.cfm?id=8&sub=16&cont=54
  8. http://www.cdc.gov/tobacco/campaign/tips/diseases/secondhand-smoke-asthma.html
  9. Chen E, Miller G. Căng thẳng và Viêm nhiễm trong Các đợt cấp Hen suyễn. Miễn dịch học Não & Hành vi. 2007 Nov; 21(8): 993–999.
  10. http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Asthma_An_Overview/hic_Understanding_Asthma_Triggers/hic_Stress_and_Asthma
  11. http://www.nrdc.org/health/effects/fasthma.asp
  12. http://www.epa.gov/airdata/ad_rep_aqi.html
  13. http://www.asthma.partners.org/NewFiles/AspirinSensitivity.html
  14. http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/library/asthma-library/medications-that-can-trigger-asthma-symptoms.aspx
  15. Delgado J, Barranco P, Quirce S. Béo phì và Hen suyễn. Tạp chí Dị ứng học điều tra, & Miễn dịch học Lâm sàng. 2008;18(6):420-5.
  16. 16,0 16,1 http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/asthma/signs
  17. http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/that-nagging-cough
  18. 18,0 18,1 http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Asthma_An_Overview/hic_Symptoms_of_Asthma
  19. http://emedicine.medscape.com/article/296301-clinical
  20. http://www.aafp.org/afp/2013/0715/p130.html
  21. 21,0 21,1 http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Asthma_An_Overview/hic_Symptoms_of_Asthma
  22. 22,0 22,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000141.htm
  23. http://www.asthmacenter.com/index.php/news/details/pediatric_asthma1/
  24. http://emedicine.medscape.com/article/296301-clinical
  25. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007198.htm
  26. Tư vấn lâm sàng năm phút của y tá: Dấu hiệu và triệu chứng. Lippincott Williams & Wilkins. 2008.
  27. http://www.asthma.partners.org/NewFiles/Lesson7.html
  28. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/medical-history/art-20044961?pg=2
  29. 29,0 29,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/basics/tests-diagnosis/con-20026992
  30. http://www.aafa.org/display.cfm?id=8&cont=7
  31. BARREIRO T, PERILLO I. Phương pháp đọc phế dung kế. Tạp chí y khoa gia đình Hoa Kỳ. 2004 Mar 1;69(5):1107-1115.
  32. http://www.asthma.partners.org/NewFiles/PeakFlow.html
  33. http://www.aafa.org/display.cfm?id=8&cont=7
  34. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/asthma/diagnosis