Phương pháp kỷ luật tích cực/C4.1
Mới nghe tên gọi, chúng ta thấy phương pháp này là một phương pháp mới. Thật ra không phải như vậy. Cha mẹ và thầy cô vẫn hay sử dụng phương pháp này ở nhà và ở trường. Điều đáng bàn ở đây là nhiều khi chúng ta sử dụng không đúng cách nên kém hiệu quả hoặc trong nhiều trường hợp lại trở thành trừng phạt và có hại cho trẻ.
Mục lục
- 1 Hệ quả tự nhiên và Hệ quả lôgíc
- 2 Hai quy tắc cho việc áp dụng Hệ quả tự nhiên
- 3 Ba quy tắc cho việc áp dụng Hệ quả lôgíc
- 4 Sự khác nhau giữa trừng phạt và dùng hệ quả lôgíc
- 5 Hoạt động: Hệ quả logic
- 6 Hoạt động: Khác biệt giữa trừng phạt và hệ quả logic
- 7 Hoạt động: Tiếp tục thực hành dùng hệ quả logic
Hệ quả tự nhiên và Hệ quả lôgíc[sửa]
Hệ quả tự nhiên: Là những gì xảy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. Ví dụ, khi trời nóng mà đi tắm sẽ cảm thấy mát và dễ chịu hơn; khi không ăn sẽ bị đói; khi không ngủ sẽ mệt mỏi; khi quên mặc ấm có thể bị cảm; khi kéo đuôi mèo có thể bị mèo cào.
Khác với hệ quả tự nhiên, Hệ quả lôgíc đòi hỏi có sự can thiệp của người lớn hoặc của trẻ khác trong gia đình hay lớp học: khi không làm bài tập ở nhà thì đến lớp sẽ bị điểm kém; khi trẻ nghịch ngợm, phá hỏng đồ chơi mới mua thì trong một thời gian tới bố mẹ sẽ không mua đồ chơi cho nữa.
Phương pháp này có 2 mục đích chủ yếu. Thứ nhất, việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgíc dạy cho trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm (đi học, đi ngủ đúng giờ, mặc ấm nếu trời lạnh, làm bài tập về nhà...). Thứ hai, cách làm này có thể thay thế cho trừng phạt: trẻ vẫn học được cách ứng xử tốt mà không cần người lớn đánh mắng. Phương pháp này giúp cho mối quan hệ cha mẹ con cái ấm áp hơn, ít xung đột hơn.
Như vậy, nếu tình huống không có hại cho trẻ thì câu châm ngôn "trải nghiệm là người thầy tốt nhất" hay "cuộc sống là một trường học lớn nhất" chính là một nguyên tắc hướng dẫn. Đây là một khía cạnh rất quan trọng của quá trình học hỏi: trẻ học từ các trải nghiệm hệ quả hành vi của mình. Nếu những trải nghiệm này mà tích cực thì trẻ có xu hướng lặp lại hành vi đó và ngược lại nếu trải nghiệm đó là tiêu cực. Trẻ cần hiểu rằng hành vi nào cũng có hệ quả nhất định.
Muốn áp dụng phương pháp này trước hết mối quan hệ cha mẹ với con cái hoặc thầy với trò phải dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau và cả hai bên cần cùng hợp tác và khích lệ lẫn nhau. Nếu muốn thay đổi hành vi nào đó ở trẻ, trước hết bạn phải làm cho trẻ hợp tác chứ không phải đối đầu với bạn. Muốn trẻ hợp tác, bạn phải là người có tính hợp tác. Nếu muốn trẻ tôn trọng, người lớn phải thể hiện sự tôn trọng trẻ.
Hai quy tắc cho việc áp dụng Hệ quả tự nhiên[sửa]
- Không gây nguy hiểm cho trẻ: Hệ quả tự nhiên là cách giúp trẻ nhận ra kết quả hành vi của mình một cách tự nhiên. Tuy nhiên, người lớn phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ, chúng ta không được để cho trẻ nhỏ sờ vào điện, nước sôi hay đi qua đường phố nhiều xe cộ qua lại,... chỉ để dạy trẻ trải nghiệm hệ quả tự nhiên.
- Không làm ảnh hưởng đến người khác: Ví dụ, không được để con bạn ném đá vào người khác. Vì khi đó, tuy trẻ có thể nhanh chóng nhận ra kết quả tiêu cực của hành vi đó, nhưng người kia phải chịu đau đớn chỉ vì bài học cho con bạn. Trẻ cũng có thể không học được gì nếu trẻ không quan tâm hoặc không nhận ra rằng hành vi của mình có ảnh hưởng đến người khác (không tắm rửa, đánh răng thường xuyên gây mùi hôi,.). Vì vậy, bạn cần giúp trẻ hiểu rõ hành vi của trẻ gây ảnh hưởng thế nào đối với người khác đồng thời không được để nguy hại đến người khác.
Ba quy tắc cho việc áp dụng Hệ quả lôgíc[sửa]
Việc dùng Hệ quả lôgíc chỉ có hiệu quả khi bảo đảm được 3 quy tắc sau:
- Liên quan: Nguyên nhân và hệ quả phải có liên quan với nhau. Khi trẻ bày bừa đồ chơi thì Hệ quả lôgíc là dọn dẹp lại đồ chơi hoặc không được chơi tiếp nữa. Khi trẻ làm đổ nước ra bàn, ra nhà thì phải lau sạch nước. Khi trẻ viết bậy lên bàn thì trẻ phải lau chùi bàn cho sạch (chứ không phải là bắt trẻ quét sân trường, dọn nhà vệ sinh vì các hình thức đó là trừng phạt, không liên quan đến hành vi làm bẩn bàn của trẻ).
- Tôn trọng: Nếu người lớn không thể hiện sự tôn trọng khi yêu cầu trẻ khắc phục lỗi, mà thay vì đó làm trẻ bị bẽ mặt như mắng chửi trẻ, dọa nạt trẻ,... thì đó là cách thức trừng phạt trẻ. Khi đó, việc dùng Hệ quả lôgíc sẽ không hiệu quả. Ví dụ, khi người lớn nói "đồ hậu đậu, có thế mà cũng làm đổ. Lau ngay bàn đi không ăn đòn bây giờ", trẻ có thể vẫn hiểu rằng phải lau bàn, nhưng chỉ vì sợ hãi.
- Hợp lý: Nếu người lớn vô lý yêu cầu trẻ phải dọn đồ chơi, lau lại nền nhà và phải rút được ra bài học mà không giải thích thì đó cũng không còn là sử dụng Hệ quả lôgíc nữa. Tính hợp lý không còn, cộng với việc người lớn dùng quyền để bắt trẻ rút kinh nghiệm cho lần sau thì trẻ sẽ khó hợp tác để thay đổi.
Nếu người lớn không áp dụng 3 quy tắc trên đây thì việc dùng Hệ quả lôgíc của người lớn sẽ là sự trừng phạt và không có hiệu quả. Khi đó, trẻ sẽ có 3 dạng phản ứng sau:
- Oán giận: "Thế là không công bằng. Không thể tin người lớn được"
- Trả đũa: "Họ được lần này vì họ có quyền, nhưng lần sau mình sẽ..."
- Trốn tránh hoặc giảm tự tin vào bản thân: "Lần sau mình sẽ không để bị bắt gặp (khi đang viết bẩn lên bàn) nữa"; "Mình chẳng ra gì, mình chỉ là đứa hậu đậu"
Giống như người lớn, trẻ cũng rất muốn được lựa chọn. Chỉ cần có lựa chọn 1 trong 2 phương án cũng vẫn tốt hơn là không có lựa chọn. "Con muốn đi ngủ lúc 9:00 hay 9:30" tốt hơn rất nhiều so với "Ở nhà này, trẻ con phải đi ngủ lúc 9:30".
Đôi khi người lớn cũng nên cho trẻ biết trước hệ quả. Trẻ phải hiểu rằng mình được lựa chọn (dù là hạn chế) và phải chấp nhận hệ quả lựa chọn của mình. Ví dụ: Những lần cha mẹ cho trẻ cùng đi chợ, trẻ thường đòi hết thứ này đến thứ khác, hay quấy rầy, khóc lóc, đòi mua nhiều quà vặt. Lần sau, trước khi đi cha mẹ có thể nói: "Mẹ định đi chợ mua thức ăn. Con có thể đi cùng nhưng không được làm nũng, đòi hỏi mua này mua nọ. Nếu không, con có thể ở nhà, mẹ đi một lúc rồi về?"
Sự khác nhau giữa trừng phạt và dùng hệ quả lôgíc[sửa]
Trừng phạt | Hệ quả lôgíc |
---|---|
Nhấn
mạnh
quyền
hành
của
người
lớn.
Người
lớn
chỉ
cần
yêu
cầu,
trẻ
phải
thực
hiện.
(Trung, tắt nhạc ngay! Bố mẹ đang nghỉ) |
Thể
hiện
thực
tế
cuộc
sống.
Người
lớn
và
trẻ
tôn
trọng
lẫn
nhau.
(Trung, mẹ biết con thích bài hát đó, nhưng bố mẹ đang nghỉ. Hoặc là con vặn nhỏ đủ nghe, hoặc là con tắt đài đi) |
Thể
hiện
sự
độc
đoán
hoặc
ít
liên
quan
tới
hành
vi
của
trẻ.
(Khi bố mẹ đang nghỉ con lại mở báng, từ nay cấm không được nghe nhạc nữa) |
Liên
quan
trực
tiếp
đến
hành
vi
của
trẻ.
(Con không nên mở báng to như thế vào buổi trưa nữa để bố mẹ và mọi người nghỉ một chút. Nếu con không vặn nhỏ đài thì con sẽ phải tắt đài ngay) |
Đồng
nhất
hành
vi
và
nhân
cách
của
trẻ,
hàm
ý
phán
xét
về
mặt
đạo
đức.
(Con lấy xe của bố đi mà không xin phép, cứ như thằng án trộm. Từ nay không bao giờ được đụng đến xe nữa, đồ khó bảo) |
Phân
biệt
hành
vi
và
nhân
cách.
(Con lấy xe của bố mà không xin phép, việc đó là không đúng. Từ nay con phải hỏi ý kiến bố trước khi dùng đến xe nhé!) |
Chỉ
chú
trọng
đến
quá
khứ
(Bố mẹ cấm con không được mời bạn đến nhà nữa. Lần trước đã bày bừa hết ra rồi, có đứa lại còn nói tục nữa) |
Quan
tâm
đến
hiện
tại
và
tương
lai
(Con có thể mời bạn về nhà nếu sau khi chơi xong dọn dẹp sạch sẽ và không có ai nói tục) |
Dọa
sẽ
đối
xử
thiếu
tôn
trọng
(Lần trước con làm bố mẹ mất mặt với bạn của bố rồi. Cứ để lần sau bạn con đến rồi bố cho con thấy...) |
Hàm
ý
thiện
chí,
thân
thiện
sau
khi
cả
bố
mẹ
lẫn
trẻ
đều
đã
bình
tĩnh.
(Vì con không giữ trật tự và tôn trọng khách của bố, lần sau, khi bố có khách con nên ở trên phòng của con) |
Yêu
cầu
vâng
lời,
tuân
phục
ngay
(Đi làm ngay bây giờ, đi đi! Không có lại ăn đòn bây giờ) |
Cho
phép
lựa
chọn
(Con làm lúc nào tuỳ con, nhưng cần xong trước khi bố đi làm về) |
Ngoài ra còn có một số điểm khác nhau về thái độ của người lớn trong 2 phương pháp:
Trừng phạt | Hệ quả lôgíc |
---|---|
Giọng nói, ánh mắt, nét mặt giận dữ | Giọng nói, ánh mắt, nét mặt bình tĩnh |
Thái độ không thân thiện, thù ghét | Thái độ thân thiện nhưng kiên quyết |
Không
chấp
nhận
sự
lựa
chọn
của
trẻ
(Đi ngủ ngay không có ăn đòn bây giờ) |
Có
thể
chấp
nhận
quyết
định
của
trẻ
(Con có thể đọc tiếp nhưng không quá 10 giờ) |
Cần phải nói thêm rằng một số người lớn, dù không quát mắng, đánh đập trẻ nhưng lại sử dụng phương pháp coi như trẻ không tồn tại: không trò chuyện, không nghe trẻ nói, không nhìn thấy trẻ làm gì ngay cả khi trẻ hư,... Tuy cách làm này không gây hậu quả trực tiếp như đánh phạt nhưng cũng là một cách kỷ luật tiêu cực vì nó làm giảm sự tương tác, thông cảm, hiểu biết giữa người lớn và trẻ. Trẻ có thể hiểu hành vi ứng xử của cha mẹ, thầy cô lúc đó là không quan tâm, không tôn trọng, không yêu quý. Khi trẻ tin rằng "họ chẳng quan tâm gì đến mình" thì trẻ rất dễ có suy nghĩ "mình cũng chẳng cần, mình sẽ...". Trẻ sẽ từ chối không hợp tác, nề nếp kỷ luật vì thế dễ bị phá vỡ.
Khác với lối kỷ luật độc đoán, trừng phạt, việc dùng hệ quả lôgíc thường đi kèm theo những giảng giải ngắn gọn của người lớn cho trẻ hiểu (xem bảng trên). Việc làm này khuyến khích trẻ chịu trách nhiệm về hành vi của mình mà người lớn không cần phải dọa nạt, làm cho trẻ sợ. Muốn trẻ là người có trách nhiệm chúng ta nên trao trách nhiệm cho trẻ thay vì thuyết trình đạo đức với trẻ về trách nhiệm. Khi có hành vi không thích hợp, trẻ cần được người lớn nói cho biết là hành vi đó ảnh hưởng xấu đến người khác như thế nào rồi được trao cho trách nhiệm để khắc phục, sửa chữa cho hành vi của mình (ví dụ như vặn nhỏ hoặc tắt đài, dọn dẹp lại nhà cửa sau khi bạn đến chơi...). Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái lắm, nhưng cảm giác này có ích hơn rất nhiều so với cảm giác giận dữ, sợ hãi, bị mắng chửi, nhục mạ, không được tôn trọng,... do lối kỷ luật độc đoán gây ra. Khi trẻ mắc lỗi mà người lớn dùng hệ quả lôgíc trong khi vẫn thể hiện mối quan tâm, yêu thương trẻ thì sự giảng giải đó rất có sức mạnh.
Giảng giải một cách hợp lý còn giúp trẻ dễ dàng hiểu và chấp nhận được cảm xúc và quan điểm của người khác (cha mẹ, thầy cô, bạn bè) cũng như biết việc trẻ làm có ảnh hưởng tới người khác như thế nào.