Phương pháp kỷ luật tích cực/C4.3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Thời gian tạm lắng

Phương pháp dùng thời gian tạm lắng là một phương pháp kỷ luật có hiệu quả nhưng cũng dễ gây tranh cãi. Giống như dùng hệ quả lôgíc, nếu người sử dụng không tuân theo những nguyên tắc nhất định thì dùng thời gian tạm lắng cũng có thể trở thành trừng phạt, có hại cho trẻ.

Thời gian tạm lắng[sửa]

Thời gian tạm lắng là thời gian trẻ đang hoặc có nguy cơ thực hiện hành vi không mong muốn (như trêu chọc, đánh bạn, đánh anh chị em, đập đồ chơi,...) bị tách ra khỏi hoạt động mà trẻ đang tham gia. Trong lúc "tạm lắng" trẻ phải ngồi một chỗ, không được chơi, không được trò chuyện hay tham gia hoạt động như những trẻ khác. Việc này diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định (cách ly) để cho trẻ bình tĩnh trở lại, suy nghĩ về hành vi không đúng mực của mình và tiếp tục tham gia các hoạt động đang diễn ra.

Chúng ta không nên dùng thời gian tạm lắng như là biện pháp ưu tiên khi trẻ có hành vi không mong muốn. Chỉ áp dụng phưong pháp này khi trẻ đang hoặc có nguy cơ làm tổn thương đến trẻ khác hoặc chính bản thân mình. Nếu người lớn sử dụng phương pháp này đúng cách (thỉnh thoảng mới sử dụng và trong một khoảng thời gian ngắn) thì trẻ có thể bình tĩnh trở lại, kiềm chế bản thân tốt hơn trong những tình huống gây ức chế, tức giận. Ngược lại, nếu sử dụng thường xuyên và không đúng cách sẽ không hiệu quả, thậm chí còn gây tác động tiêu cực tới trẻ, làm cho trẻ tức giận và hung hăng hơn.

Ngoài ra, nếu sử dụng phương pháp này không đúng cách sẽ dễ trở thành một dạng trừng phạt thân thể và tinh thắn (ví dụ như bắt đứng úp mặt vào tường suốt cả tiết học, bắt quì ở góc phòng, đứng ngoài trời nắng,...).

Có nhiều tranh luận về thời gian tạm lắng nên kéo dài bao lâu. Nhiều nhà giáo dục khuyên rằng cách này thường hiệu quả nhất với trẻ 3-9 tuổi. Thời gian ngắn, dài tuỳ theo tuổi (lấy số phút tương ứng số tuổi cho dễ nhớ, ví dụ nếu trẻ 5 tuổi thì tạm lắng 5 phút), tuỳ theo khí chất hoặc mức độ mắc lỗi, miễn sao cho trẻ hiểu thông điệp của cha mẹ, thầy cô là được.

Một số quy tắc cơ bản[sửa]

Để thời gian tạm lắng không trở thành trừng phạt, thầy cô và cha mẹ cần nhớ các quy tắc:

  • Không sử dụng cho trẻ quá nhỏ. Trẻ sẽ sợ hãi khi bị tách khỏi người lớn, đặc biệt là cha mẹ, cô giáo ở nhà trẻ (có khi chỉ cần dọa "nhốt" trong nhà tắm một mình trẻ đã rất sợ).
  • Nên sử dụng ngay sau khi trẻ có hành vi làm tổn thưởng bạn hoặc bản thân. Trẻ sẽ hiểu rõ hơn tại sao người lớn lại dùng "thời gian tạm lắng" (như một hệ quả lôgíc của hành vi tiêu cực) đối với mình. Nếu có thể, nên cho trẻ các lựa chọn tích cực khác (ví dụ: dọn dẹp đồ đạc do chính trẻ bày bừa, xin lỗi bạn...) hơn là "cách ly" trẻ hoàn toàn khỏi hoạt động đang diễn ra trong lớp học hay ở nhà.
  • Thời gian tạm lắng không được mang tính chất nhục mạ trẻ, làm cho trẻ thấy sợ hãi, bị làm trò cười,... Nếu như vậy thì thời gian tạm lắng trở thành trừng phạt.
  • Thời gian tạm lắng không được dài hơn khoảng thời gian để trẻ bình tĩnh trở lại. Khi trẻ đã bình tĩnh lại rồi hãy giải thích hành vi nào là phù hợp, hành vi nào là không phù hợp hay không thể chấp nhận được. Hãy giúp trẻ thấy rõ tại sao trẻ bị áp dụng "thời gian tạm lắng", nếu không trẻ sẽ có xu hướng lặp lại hành vi không mong muốn đó.
  • Không đe dọa. Đừng nói với trẻ những lời đe dọa, ví dụ: "Nếu con làm thế nữa, con sẽ bị phạt đứng vào góc phòng!". Trẻ sẽ nhầm lẫn coi đây là hình phạt tiêu cực, trẻ sẽ có thái độ không hợp tác và thời gian tạm lắng sẽ ít mang lại hiệu quả. Không sử dụng thời gian tạm lắng như một sự trừng phạt.

Nếu trẻ rất lo lắng, bối rối hay khó chịu thì hãy giúp trẻ bình tĩnh lại một chút trước khi dùng thời gian tạm lắng. Nếu bạn dùng thời gian tạm lắng một vài lần với trẻ mà không thấy thay đổi theo cách thức mong muốn thì có thể do:

  1. Trẻ còn quá nhỏ, chưa thấy được mục đích của việc bị tách khỏi bạn bè
  2. Trẻ bị "miễn dịch" với việc "bị cách ly" nên không có tác dụng
  3. Trẻ có vấn đề về thể chất như suy dinh dưỡng hay ác cảm với việc bị "bị cách ly".

Lưu ý rằng khi người lớn tức giận, trẻ thường là "nạn nhân". Nếu vậy bạn cũng cần thời gian tạm lắng cho chính mình (xem chương 7). Cố gắng áp dụng thời gian tạm lắng với bản thân mình trước khi bạn cảm thấy bực mình và nổi giận bởi vì khi tức giận bạn rất dễ bỏ qua 3 nguyên tắc cơ bản (liên quan, tôn trọng và hợp lý).

So sánh sự khác nhau giữa kỷ luật tích cực và tiêu cực (trừng phạt)[sửa]

Bảng 3: So sánh sự khác nhau giữa kỷ luật tích cực và tiêu cực (trừng phạt)

Kỷ luật tích cực Kỷ luật tiêu cực (trừng phạt)
1. Nhấn mạnh những gì trẻ nên làm. Cho trẻ những phương án lựa chọn tích cực. 1. Nhấn mạnh những gì trẻ không được làm. Cấm đoán, không giải thích tại sao.
2. Là quá trình thường xuyên, liên tục, nhất quán, cương quyết, mang tính hướng dẫn. 2. Chỉ diễn ra khi trẻ mắc lỗi hành vi. Mang tính kiểm soát, làm xấu hổ, mất mặt, chế nhạo.
1
3. Hệ quả của kỷ luật có tính lôgíc, có liên quan trực tiếp đến hành vi tiêu cực của trẻ. 3. Hệ quả của trừng phạt không liên quan hoặc phi lôgíc đối với hành vi tiêu cực của trẻ.
4. Lắng nghe trẻ, đưa ra ví dụ, tấm gương để trẻ làm theo. 4. Không hoặc ít lắng nghe trẻ. Yêu cầu trẻ tuân phục, nghe lời.
5. Tập cho trẻ tự kiểm soát bản thân, chịu trách nhiệm về mình, chủ động, tự tin. 5. Trẻ dần phụ thuộc vào người lớn, bị người lớn kiểm soát, sợ sai, kém tự lập, bị động, thiếu tự tin.
6. Giúp trẻ thay đổi. Tập trung vào hành vi chưa đúng của trẻ. 6. Giải toả, tập trung vào nỗi bực tức của người lớn khi thấy trẻ không nghe lời hoặc thậm chí có khi là "giận cá chém thớt".
7. Mang tính tích cực, tôn trọng trẻ. 7. Mang tính tiêu cực, thiếu tôn trọng trẻ.
8. Khuyến khích khả năng tư duy, lựa chọn của trẻ. 8. Người lớn nghĩ và đưa ra quyết định, lựa chọn thay cho trẻ.
9. Hình thành, phát triển những hành vi mong muốn. 9. Phạt, chỉ trích những hành vi hư, có lỗi của trẻ. Việc này có thể dẫn đến hành vi không phù hợp khác của trẻ.
10. Phù hợp với năng lực, nhu cầu và các giai đoạn phát triển của trẻ. 10. Không tính đến năng lực, nhu cầu và các giai đoạn phát triển của trẻ.
11. Không mang tính bạo lực về mặt thân thể và tinh thần. 11. Mang tính bạo lực về mặt thân thể và tinh thần.
12. Trẻ thực hiện nội quy nề nếp vì trẻ được tham gia thảo luận và nhất trí. 12. Trẻ không thực hiện nội quy, nề nếp hoặc nếu có cũng chỉ vì sợ bị phạt hoặc vì bị đe doạ, bị mua chuộc bằng tiền, phần thưởng người lớn hứa.
13. Dạy trẻ nhập tâm tính kỷ luật một cách tự giác. 13. Dạy trẻ ngoan ngoãn một cách thụ động vì trẻ hiểu rằng sẽ bị phạt nếu hư (không tự giác, không nhập tâm).
14. Coi lỗi lầm là những cơ hội học tập để tiến bộ thêm. 14. Không chấp nhận lỗi lầm, phạt và ép trẻ tuân phục theo ý người lớn.
15. Chú ý tới hành vi "hư" của trẻ, không phải nhân cách đứa trẻ. 15. Phê phán nhân cách đứa trẻ hơn là hành vi của trẻ, ví dụ: "đồ ngu ngốc" "đồ ăn hại",...

Hoạt động: Thời gian tạm lắng cho trẻ đang có va chạm, xung đột[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Thời gian tạm lắng cho trẻ đang tức giận[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Trắc nghiệm[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này