Phương pháp kỷ luật tích cực/C1.3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Tại sao trẻ hư, cư xử không phù hợp. Cảm xúc và phản ứng của người lớn

Tại sao phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của trẻ?[sửa]

Khi trẻ ngoan thì mọi chuyện đều ổn, nhưng khi trẻ hư và có vấn đề về hành vi thì người lớn bắt đầu lo lắng và sau đó nhiều người dùng các biện pháp mạnh để thay đổi hành vi không mong muốn.

Nhiều người cho rằng trẻ hư vì bản thân trẻ có tính hay gây gổ hoặc được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình quá nghèo hoặc quá giàu,... Có rất nhiều lý do được đưa ra nhưng lại không giúp lý giải được mục đích hành vi tiêu cực của trẻ. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lý do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của trẻ cũng vậy. Người lớn cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực của trẻ để hiểu được tại sao trẻ lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả.

Điều đáng lưu ý là nhiều khi trẻ không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình. Nếu sau này người lớn có hỏi trẻ tại sao lại cư xử như vậy, các em thường trả lời là "không biết" hoặc đưa ra một vài lý do, nguyên cớ để bao biện.

Mục đích hành vi tiêu cực của trẻ ở nhà, ở nhà trường và cảm xúc, phản ứng của người lớn[sửa]

Hãy xem trường hợp sau đây:

Hưng, 11 tuổi, trong giờ học luôn ngọ nguậy, quay bên này, quay bên kia, có khi còn giật áo, cốc đầu bạn bên cạnh, thỉnh thoảng lại đứng lên trong khi đáng lẽ em phải ngồi tại chỗ và tập trung viết bài cô giao.

Câu hỏi đặt ra là Hưng làm thế để nhằm mục đích gì? Các hành vi của Hưng có thể để:

  • Thu hút sự chú ý của cô giáo, bạn bè, làm cho cô giáo bận bịu với mình (gây sự chú ý).
  • Cho cô thấy một điều "trong lớp, em có thể làm bất cứ điều gì em muốn" (thể hiện quyền lực, chứng tỏ bản thân).
  • Cảm thấy bị tổn thương và muốn "gỡ hoà" với cô hoặc với bạn (muốn trả đũa, trả thù).
  • Cảm thấy không thể làm được bài, thấy quá sức, thấy đằng nào cũng thế, nên không muốn thử hoặc cũng có khi bài quá dễ, quá buồn chán (thấy không thích hợp, muốn né tránh thất bại).

Phần lớn các chuyên gia về giáo dục đều cho rằng tất cả các hành vi tiêu cực của trẻ đều có thể quy về 1 trong 4 mục đích vừa đề cập: Thu hút sự chú ý; thể hiện quyền lực; muốn trả đũa; thể hiện sự không thích hợp.

Mục đích hành vi tiêu cực của trẻ Ví dụ Cảm xúc và phản ứng của người lớn Phản hồi của trẻ khi người lớn định điều chỉnh hành vi của trẻ
Thu hút sự chú ý Chủ động: Làm trò hề để gây cười, trò láu cá (với người lớn, với bạn), ăn mặc khác thường, khóc lóc, làm ồn.

Thụ động: Quên, lơ là việc phải làm.

Cảm xúc: Khó chịu, tức giận, đôi khi thấy buồn cười vì thấy trẻ rất nghịch ngợm.

Phản ứng: Có xu hướng nhắc nhở nhiều lần, dỗ ngọt cho trẻ dừng hành vi đó lại.

Tạm dừng hành vi "hư" đó lại. Sau đó lại tiếp tục hoặc lại làm phiền theo một cách khác để thu hút sự chú ý của người lớn.
Thể hiện quyền lực Chủ động: Có hành vi hung hăng, đánh nhau, trêu ngươi, thách thức, không nghe lời, không hợp tác.

Thụ động: Bướng bỉnh, chống đối, kháng cự.

Cảm xúc: Tức giận, bị khiêu khích, cảm thấy quyền lực của mình bị thách thức.

Phản ứng: Xu hướng là trừng phạt, "phản công lại" hoặc "chịu thua"

Nếu người lớn dùng quyền lực để trả lời thì trẻ sẽ phản ứng lại mạnh hơn hoặc chấp nhận tuân phục một cách ương bướng, ngang ngạnh. Việc này thường leo thang thành "cuộc chiến" quyền lực giữa người lớn và trẻ. Nếu người lớn "chịu thua" thì trẻ sẽ dừng lại.
Trả đũa Chủ động: Làm tổn thương ai đó, hỗn láo, bạo lực, phá phách đồ đạc vì cảm thấy bị tổn thương và không được yêu mến.

Thụ động: Nhìn nhận người khác một cách hằn học, xúc phạm.

Cảm xúc: Bị tổn thương sâu sắc, không ngờ trẻ có thể làm như vậy với mình.

Phản ứng: Xu hướng là người lớn đáp trả hoặc giảng hòa.

Tìm cách tiếp tục trả đũa bằng cách tăng thêm hành vi tiêu cực (hành vi phá hoại, lời nói làm tổn thương) hoặc chọn 'vũ khí' khác. Việc này thường leo thang và dẫn đến vòng "trả đũa" luẩn quẩn giữa người lớn và trẻ.
Thể hiện sự không thích hợp Thụ động: Bỏ cuộc. Từ bỏ một việc gì đó một cách dễ dàng, không cố gắng, không tham gia; trốn hoặc bỏ học; tìm lối thoát bằng rượu và ma tuý. Cảm xúc: Người lớn tuyệt vọng, chán nản, chịu đựng.

Phản ứng: Người lớn thường có xu hướng "buông xuôi"với trẻ hoặc đầu hàng trẻ. Trường hợp trẻ nghiện ma tuý người lớn có thể đưa đi cai nghiện.

Phản hồi một cách thụ động hoặc không có phản hồi gì với bất cứ biện pháp nào của cha mẹ. Không thể hiện sự tiến bộ nào. Hy vọng người lớn cũng sẽ "chịu thua" và để trẻ yên.

Thu hút sự chú ý và thể hiện quyền lực là hai mục đích phổ biến nhất của hành vi tiêu cực thường gặp của trẻ ở nhà và ở trường.

  • Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của trẻ: "Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô". Đến tuổi mới lớn, trẻ thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ đứa trẻ nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc đạt được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì trẻ sẽ làm bằng cách tiêu cực khác. Chẳng hạn trẻ có thể quậy phá ở nhà, ở trường. Đối với những trẻ này, người lớn thường mắng, phạt hoặc nịnh để trẻ không làm thế nữa. Nhưng mục đích của trẻ là thu hút sự chú ý và những gì bạn làm với trẻ lúc này lại chính là cái trẻ đang tìm kiếm. Vì vậy, trẻ càng có hành vi làm người lớn thấy khó chịu hơn.
  • Thể hiện quyền lực: Trẻ liên tục cố gắng khám phá xem mình "mạnh" đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có "quyển lực" là suy nghĩ sai lệch của trẻ:"Mình chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điểu khiển và có những gì mình muốn". Một số trẻ chỉ cảm thấy quan trọng khi chúng thách thức quyển lực của người lớn, vi phạm nội quỵ, không làm theo lời cha mẹ, thắỵ cô. Hành vi trêu ngưol, thách thức của trẻ làm người lớn tức giận, nhất là những cha mẹ, thắỵ cô coi trọng sự vâng lời, khó chấp nhận cảnh "trẻ con cãi lại người lớn". Người lớn rất dễ trừng phạt trẻ trong trường hợp này.
  • Trả đũa:Trẻ cho rằng "Mình cảm thấy bị tổn thương vì không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt, mình phải đáp trả". Trẻ làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó trẻ đã cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không công bằng. Có thể trẻ thực sự đã bị đối xử không công bằng, cũng có thể chỉ là do trẻ cho rằng như vậy, nên trẻ tìm cách trả đũa. Trẻ làm việc này bằng nhlểu cách: Bằng hành động, bằng lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch... Đây là những lúc trẻ đang cảm thấy rất chán nản, phiền muộn.
  • Thể hiện sự không thích hợp: "Mình không thể đáp ứng được mong đợi của người lớn, mình sẽ bỏ cuộc và hy vọng là họ để cho mình yên". Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của cha mẹ, thầy cô. Ví dụ, trẻ thể hiện: "Con không giải được bài đó đâu!", "Con đã bảo là không làm được đâu vì con rất dốt môn này". Khi đó, trẻ đang cảm thấy rất chán nản. Nếu người lớn chế nhạo: "Không khá lên được à? Quá kém! Đồ ngu" thì trẻ sẽ càng cảm thấy vô giá trị hơn và càng tiếp tục thể hiện hành vi đang làm.

Người lớn ứng xử thế nào?[sửa]

a. Xác định mục đích sai lệch của hành vi tiêu cực ở trẻ[sửa]

Có 2 điểm giúp chúng ta xác địch mục đích hành vi của trẻ:

  • Dựa vào cảm giác của của mình. Ví dụ, khi trẻ khiến bạn cảm thấy khó chịu, bị làm phiền thì có khả năng trẻ muốn thu hút sự chú ý; Khi trẻ làm bạn thấy tức giận, có thể trẻ đang muốn thể hiện quyền lực; Khi trẻ làm bạn thấy tổn thương sâu sắc, có thể là trẻ đang muốn trả thù; Khi trẻ làm bạn thấy chán nản, cam chịu thì trẻ đang cảm thấy sự không thích hợp và muốn né tránh. Xem chi tiết ở trang trước.
  • Dựa vào phản hồi của trẻ khi người lớn cố gắng thay đổi hành vi của trẻ (xem chi tiết bảng ở trang trước)

b. Thái độ ứng xử của người lớn[sửa]

Khi gặp hành vi của trẻ (giống như của Hưng trong ví dụ trên đây) người lớn dùng nhiều phương pháp kỷ luật khác nhau, có thể tích cực, có thể tiêu cực. Lưu ý rằng, cả 4 dạng hành vi của trẻ trình bày ở trên đều có xu hướng dẫn tới việc người lớn đánh, mắng, phạt trẻ về thể chất hoặc tinh thần. Điều này chúng ta sẽ bàn kỹ ở Chương 2. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, người lớn nên cố gắng bình tĩnh, hiểu trẻ, tôn trọng trẻ và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực (Chương 4), lắng nghe tích cực (Chương 5), khích lệ (Chương 6), kiềm chế bản thân (Chương 7) để giải quyết.

c. Người lớn nên làm gì nếu không trừng phạt?[sửa]

  • Với loại hành vi nhằm thu hút sự chú ý, người lớn nên:
    • Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của trẻ khi có thể, chủ động chú ý đến trẻ vào lúc khác, những lúc phù hợp và dễ chịu hơn.
    • Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì.
    • Hướng trẻ vào hành vi có ích hơn.
    • Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho trẻ lựa chọn có giới hạn (Chương 4).
    • Dùng hệ quả lôgíc (Chương 4, Kiến thức đề xuất 1).
    • Lập nội quy hay lịch trình mà người lớn sẽ thường xuyên dành thời gian cho trẻ (Chương 4, Kiến thức đề xuất 2).
  • Với loại hành vi nhằm thể hiện quyền lực, người lớn nên:
    • Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không "tham chiến" để trẻ nguôi dần. Hãy nhớ rằng muốn cãi nhau phải có ít nhất 2 người!
    • Sử dụng các bước khuyến khích trẻ hợp tác (hiểu cảm xúc của trẻ, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẻ cảm xúc của mình về tình huống đó, cùng nhau trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai (Chương 5).
    • Giúp trẻ thấy có thể sử dụng sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực. Hãy nhớ rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm trẻ mong muốn có "quyền lực" hơn.
    • Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải bạn sẽ bắt trẻ làm gì.
    • Lập nội quy hay lịch trình mà người lớn sẽ thường xuyên dành thời gian cho trẻ (Chương 4, Kiến thức đề xuất 2)
  • Với loại hành vi nhằm trả đũa, người lớn nên:
    • Kiên nhẫn. Rút khỏi vòng luẩn quẩn "trả miếng" lẫn nhau. Tránh dùng các hình thức trừng phạt trẻ.
    • Duy trì tâm lý bình thường trong khi chờ đợi trẻ nguôi dần.
    • Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ trẻ (Chương 6).
    • Tâm sự riêng với trẻ để giải quyết khó khăn.
    • Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho trẻ thấy trẻ được yêu thương, tôn trọng (Chương 6).
    • Lập nội quy hay lịch trình mà người lớn sẽ thường xuyên dành thời gian cho trẻ (Chương 4, Kiến thức đề xuất 2)
  • Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp, né tránh thất bại, người lớn nên:
    • Không phê phán, chê bai trẻ.
    • Dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho trẻ, đặc biệt về học tập.
    • Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để trẻ có thể đạt thành công ban đầu.
    • Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của trẻ (Chương 6).
    • Không thể hiện thương hại, không đầu hàng.
    • Dành thời gian thường xuyên cho trẻ, giúp trẻ.

Các phương pháp (phù hợp hoặc không phù hợp) và kỹ năng xử lý (tích cực hoặc tiêu cực) của người lớn với các hành vi "hư" của trẻ sẽ còn được đề cập chi tiết, cụ thể trong các chương tiếp theo.

Hoạt động: Mục đích sai lệch của hành vi tiêu cực ở trẻ[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này