Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Theo Patrick Griffin (và cộng sự thuộc ARC, Úc), một vấn đề nào đó cần đánh giá thường là điều mà ta chưa biết, hay còn gọi là biến ẩn (xem hình minh hoạ), đó cũng chính là biến đo lường, biến này không trực tiếp quan sát được.

Để đánh giá được đúng biến đo lường ta cần tường minh hoá biến ẩn đó thành (hay qua) các tiêu chí. Lúc này biến ẩn được hiển thị và được gọi là biến xây dựng, biến này ta có thể trực tiếp quan sát đựợc.

Mỗi tiêu chí được mô tả chi tiết, về yêu cầu, mức độ, cách thức đạt được,... khi đó ta có bản mô tả[1].

Sau đó, mỗi tiêu chí được minh hoạ qua lĩnh vực mà ta cần đánh giá và được gọi là minh chứng. Trong giáo dục các minh chứng đánh giá thường phải quan sát được và chúng chủ yếu được quan sát thông qua các kênh như: nói, viết, làm hay sản phẩm (như bài tập về nhà, dự án học tập,...). Các minh chứng này có thể xem như chuẩn thành tích trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Dựa trên các tiêu chí và minh chứng chúng ta biên soạn bộ công cụ đánh giá. Trong giáo dục công cụ đánh giá thông thường là các câu hỏi trong một bài kiểm tra và các bài kiểm tra.

Trong giáo dục bài kiểm tra được xem như một công cụ cho việc đo lường về thành tích học tập dựa trên chuẩn, đã tạo lập từ trước. Nhờ đó mà ta đo được kết quả học tập, thông qua điểm số mà mỗi học sinh đạt được với bài kiểm tra đặt ra.

Lúc này, dựa trên điểm số, được xem như số đo của mỗi người, ta đánh giá mức độ mà họ đạt được, dựa trên chuẩn (thường là chuẩn kiến thức, kĩ năng).

Kết quả đánh giá là học sinh đạt hay không đạt khi so với chuẩn (hay so với thang đo) đã định.

Sau khi đánh giá ta cũng có thể xếp loại học sinh, chẳng hạn như: loại giỏi, loại khá, loại trung bình, loại yếu, loại kém.

Dựa vào kết quả đánh giá và xếp loại này ta có thông tin về vấn đề đánh giá đặt ra, chẳng hạn: ta biết học sinh đạt hay không so với chuẩn đặt ra, lĩnh vực nào học sinh đạt cao, lĩnh vực nào đạt thấp,...Từ đó, đưa ra phán quyết, nhằm điều chỉnh quá trình giáo dục sao cho ngày càng phù hợp hơn, đạt mục tiêu ở mức tốt hơn.

Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh là trình tự phải tuân theo để tiến hành thiết kế và kiểm tra hiệu quả công cụ đánh giá.

Đến nay quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá nói chung, quy trình xây dựng đề kiểm tra nói riêng thường gồm các bước chủ yếu như sau.

  • Làm rõ mục đích đánh giá;
  • Xác định đối tượng cần đánh giá;
  • Xác định các biến cần đo lường;
  • Xác định các điều kiện (để kiểm tra, đánh giá);
  • Xây dựng tiêu chí kĩ thuật (ma trận đề);
  • Bản mô tả (mức độ cần đạt; đơn vị kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra;...)
  • Xây dựng đề kiểm tra (đề, các câu hỏi và các hướng dẫn cho điểm); Thẩm định câu hỏi và chỉnh sửa lần 1;
  • Chuẩn bị đề kiểm tra để thử nghiệm;
  • Thử nghiệm và phân tích số liệu;
  • Chỉnh sửa lần 2;
  • Hoàn thiện các câu hỏi;
  • Tạo công cụ đánh giá.

Các bước này tạo thành chu trình, lặp lại, chứ không kết thúc ở bước cuối cùng.

Tức là sau khi có được bộ công cụ (dự thảo lần 1) ta tiến hành đo lường trên đối tượng cụ thể, rồi phân tích kết quả, tiến tới điều chỉnh lại công cụ vừa có để tạo ra công cụ chỉnh sửa (dự thảo lần 2), sao cho gần sát hơn với mục tiêu.

Cứ thế, lặp lại và sau một số lần đo - chỉnh, tới lúc có kết quả ổn định ta sẽ có được bộ công cụ đánh giá, đảm bảo được độ tin cậy và độ giá trị (hình trên).

Chú thích[sửa]

  1. Thuật ngữ bản mô tả tương đương với thuật ngữ blueprint ở Úc
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này