Rèn luyện kỷ luật cho trẻ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Rèn luyện Kỷ luật cho Trẻ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Việc rèn kỷ luật cho trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn luôn dễ dành cho trẻ nhiều tình thương hơn vì bạn yêu con của mình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn con mình biết phân biệt phải trái và có được sự tự chủ cũng như cư xử đúng đắn khi trưởng thành thì bạn cần học cách rèn luyện kỷ luật đúng cách với con mình dù có khó khăn đến đâu. Nếu bạn muốn biết cách rèn luyện kỷ luật nhưng vẫn duy trì mối gắn kết mạnh mẽ với con mình và giữ được bình tĩnh thì hãy làm theo những lời khuyên dưới đây.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Trở thành một Người giữ Kỷ luật Tốt[sửa]

  1. Hãy kiên định. Nếu bạn muốn con mình có tính kỷ luật tốt thì với tư cách là bậc cha mẹ, bạn cần phải duy trì những luật lệ và kỳ vọng của mình. Nếu con bạn biết bạn có khả năng bỏ qua hành vi xấu của chúng nếu bạn mệt, mất tập trung hay đôi khi vì bạn thấy tội cho chúng thì trẻ sẽ không biết cách hành xử đúng đắn vào mọi lúc. Cho dù bạn có thể thấy khó mà duy trì những kỳ vọng của mình, đặc biệt là sau một ngày dài, nhưng đây là cách duy nhất để đảm bảo con bạn coi trọng và hiểu những lời chỉ dẫn của bạn.
    • Khi đã hình thành nên một hệ thống kỷ luật thì hãy giữ vững hệ thống đó. Ví dụ, nếu mỗi lần con bạn làm vỡ một món đồ chơi, con phải giúp đỡ việc nhà để được mua đồ chơi mới thì đừng bỏ qua một lần con làm vỡ đồ chơi chỉ vì ngày hôm đó bạn thấy tội cho con.
    • Hãy kiên định ngay cả khi bạn đang ở nơi công cộng. Điều này nói thì dễ hơn làm, nhưng nếu bạn thường không để con mình đến tiệm McDonald nhiều hơn một lần mỗi tuần thì cũng đừng chiều cho con đi chỉ vì nó đang nổi giận ở chốn đông người. Dù bạn có thể thấy xẩu hổ khi phải chịu đựng cơn quấy khóc chốn đông người thì điều đó vẫn tốt hơn là để cho con bạn hiểu ra rằng con sẽ luôn đạt được thứ mình muốn nếu khóc lóc ở chỗ đông người. [1]
    • Nếu bạn đang nuôi con cùng chồng/vợ mình thì hai bạn cần thể hiện sự nhất quán trước mặt các con và giữ vững hệ thống hình phạt của mình. Đừng để một người đóng vai “người tốt” còn người kia thủ vai “kẻ xấu” vì con bạn có thể thích bố hay mẹ hơn và điều này có khả năng gây ra vấn đề trong mối quan hệ của bạn với người kia cũng như với con của bạn.
  2. Hãy tôn trọng con mình. Nhớ rằng dù con có nhỏ hay bạn có tức giận đến mức nào thì con vẫn là một con người. Nếu bạn muốn con mình tôn trọng quyền lực của bạn thì bạn cũng cần tôn trọng con mình với những điểm không hoàn hảo, những nhu cầu và mong muốn của riêng chúng, và con luôn cần tình yêu cũng như sự tôn trọng từ cha mẹ. Đây là những gì bạn cần làm:
    • Nếu bạn đang cực kỳ giận con vì một hành vi xấu thì hãy dành một chút thời gian để bình tĩnh lại trước khi thốt ra bất cứ lời nào. Nếu bạn bước vào phòng và phát hiện ra con bạn đã đổ một ly soda lên chiếc thảm mới màu trắng của bạn thì đừng bắt đầu kỷ luật con ngay lập tức, nếu không có thể bạn hét lên hoặc nói những điều khiến bạn hối hận sau này.
    • Đừng gọi con mình bằng những cái tên tệ hại vì những cái tên đó sẽ làm giảm sự tự tin vào bản thân của con bạn và khiến con bạn thấy tồi tệ hơn. Thay vì nói “Mày ngu quá!” thì hãy nói “Đó không phải là một hành động thông minh, phải không con?"
    • Cố gắng tránh bất kỳ trường hợp nào mà bạn cư xử không đúng đắn và sau đó phải xin lỗi vì hành vi đó. Nếu bạn rơi vào trường hợp như thế thì hãy xin lỗi con và nói với con rằng đáng lẽ bạn không nên làm như vậy. Nếu bạn xin lỗi cho những hành động của mình thì sau này con bạn cũng sẽ học được cách làm như vậy.
    • Hãy trở thành một hình mẫu tốt. Hãy cư xử theo cách mà bạn muốn con mình cư xử, nếu không bạn sẽ làm cho con cảm thấy khó hiểu vì những hành động xấu của bạn.
  3. Hãy đồng cảm. Đồng cảm khác với thông cảm. Đồng cảm nghĩa là bạn có thể trân trọng những khó khăn, những vấn đề và cảm xúc của con và biết cân nhắc xem tại sao con bạn lại có những hành động như vậy. Còn thông cảm nghĩa là bạn thấy tội cho con khi con buồn vì đã có hành vi không đúng và muốn giúp con giải quyết vấn đề của nó. Một số cách để đồng cảm với con:
    • Hãy nói chuyện với con bạn về cảm xúc của con. Nếu con bạn làm hỏng con búp bê yêu thích vì một hành vi hung hăng thì hãy ngồi xuống và nói với con rằng bạn hiểu con chắc hẳn đang cảm thấy buồn vì đã làm hỏng món đồ chơi yêu thích của mình. Hãy thể hiện cho con thấy rằng dù hành vi này là không thích hợp thì bạn vẫn hiểu rằng con đang buồn.
    • Cố gắng tìm hiểu lý do đằng sau hành vi sai trái của con. Con bạn nghịch thức ăn trong bữa cơm gia đình có lẽ là bởi vì con cảm thấy buồn chán vì không có ai bằng tuổi để nói chuyện cùng, con giận dữ khi không có được đồ chơi mình muốn có lẽ là vì con buồn khi bố mình luôn đi công tác.
  4. Truyền đạt những kỳ vọng của bạn. Việc cho trẻ biết quan điểm của bạn về hành vi tốt và hành vi xấu cũng như những hậu quả của hành vi xấu đó là rất quan trọng. Khi trẻ đã đủ tuổi để hiểu được những yêu cầu của bạn thì bạn cần nói rõ rằng nếu con làm việc này thì hậu quả sẽ luôn là như vậy. Một số cách để truyền đạt những kỳ vọng của bạn có thể là:
    • Nếu bạn đang thử một phương pháp rèn kỷ luật mới thì hãy giải thích phương pháp đó cho con trước khi hành vi xấu diễn ra để con không thấy khó hiểu.
    • Hãy dành thời gian nói chuyện với con về những hành vi tốt và xấu của con. Nếu con đã đủ lớn thì hãy giúp con tìm hiểu xem hành vi nào là phù hợp hay không phù hợp với con và cách bạn mong con cư xử như thế nào.
    • Nếu trẻ đã đủ lớn thì có thể cho trẻ chọn phần thưởng cho những hành vi tốt nếu phần thưởng đó là phù hợp.
  5. Hãy thể hiện rằng mình có uy quyền chứ không độc đoán. Một bậc cha mẹ có quyền lực có những kỳ vọng và hình phạt rõ ràng nhưng vẫn yêu quý con mình. Những bậc cha mẹ này vẫn để dành chỗ cho sự linh hoạt và cùng thảo luận những vấn đề và cách giải quyết với con. Một bậc cha mẹ độc đoán cũng có những kỳ vọng và hình phạt rõ ràng nhưng không dành nhiều tình cảm cho con cũng như không giải thích lý do đằng sau hành vi. Điều này có thể khiến cho trẻ cảm thấy không được yêu thương hoặc không hiểu rõ tầm quan trọng của những nguyên tắc nhất định.[2]
    • Bạn cũng cần tránh trở thành một bậc phụ huynh dễ dãi. Đây là kiểu phụ huynh để cho trẻ làm bất cứ điều gì trẻ muốn vì họ quá yêu trẻ đến mức không thể từ chối, họ cảm thấy tội cho trẻ hay nghĩ rằng trẻ sẽ phát triển và tự hình thành nên hệ thống kỷ luật sau này.
    • Mặc dù việc trở thành cha mẹ dễ dãi là rất dễ dàng nhưng điều này có khả năng ảnh hưởng không tốt đến trẻ, đặc biệt là khi trẻ đến tuổi trưởng thành hay tuổi thanh niên. Khi trở thành thanh thiếu niên hay người lớn nhưng vẫn nghĩ mình luôn đạt được những thứ mình muốn thì con có thể phải đối diện với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống.
  6. Hãy cân nhắc độ tuổi và tính khí của con. Mỗi đứa trẻ đều khác biệt, và bạn cần cân nhắc điều đó khi áp dụng một hình phạt nhất định nào đó cho con. Khi con đã lớn hơn, bạn cũng cần cập nhật hệ thống kỷ luật của mình cho phù hợp với độ tuổi chín chắn hơn của con. Mặt khác, bạn cần tránh áp dụng cùng hình thức kỷ luật cho trẻ nhỏ như cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn và có hiểu biết hơn. Đây là những gì bạn cần làm:[3][3]
    • Nếu bản tính của con bạn là hay nói chuyện và thích giao tiếp với mọi người thì hãy tìm ra cách làm cho phù hợp với hành vi đó. Dù bạn có thể phạt con vì nói quá nhiều nhưng không nên cố biến con thành một đứa trẻ rụt rè và trầm lặng nếu đó không phải bản tính của con.
    • Nếu con bạn đặc biệt nhạy cảm thì bạn không nên khuyến khích hành vi này quá nhiều nhưng cần biết rằng con sẽ cần nhiều tình thương hơn.
    • Nếu con bạn ở độ tuổi từ 0-2 thì bạn có thể loại bỏ những hành vi xấu đang nhen nhóm ngay từ ban đầu và hãy cứng rắn nói không khi trẻ cư xử không đúng. Đối với trẻ nhỏ, việc phạt trẻ ngồi một mình có thể là một cách hiệu quả để cho trẻ biết rẳng trẻ đã hành động không phải.
    • Nếu con bạn 3-5 tuổi thì con đã đủ lớn để được dạy bảo những hành vi xấu nào cần tránh trước khi để xảy ra. Thay vào đó bạn có thể nói cho trẻ biết những việc đúng đắn nên làm là gì. Ví dụ, bạn có thể nói: “Con không nên sai bảo các bạn khác trên sân chơi. Thay vào đó, con nên đối xử tốt và thông cảm với các bạn, khi đó con sẽ thấy vui hơn đấy.”
    • Trẻ từ 6-8 tuổi có thể hiểu những hậu quả tiêu cực do hành vi của mình gây ra. Trẻ sẽ hiểu được rằng nếu làm rớt thứ gì lên thảm thì trẻ sẽ phải giúp người lớn dọn dẹp.
    • Trẻ ở lứa tuổi 9-12 có thể học hỏi từ những hậu quả tất yếu từ hành động của mình. Ví dụ, nếu trẻ không hoàn thành bài báo cáo sách trước thời hạn thì trẻ sẽ phải chịu nhận điểm thấp.

Sử dụng các Phương pháp Kỷ luật Đa dạng[sửa]

  1. Hãy dạy cho trẻ về những hậu quả tất yếu. Để trẻ hiểu được hậu quả tất yếu từ những hành vi xấu của mình là một cách rất tốt để trẻ biết đến sự thất vọng và hiểu rằng hành vi không tốt của mình có thể khiến trẻ thấy buồn và có lỗi. Thay vì giải quyết giùm trẻ trong những tình huống nhất định thì hãy để trẻ tự đương đầu với những hành vi tiêu cực của mình. 6 tuổi là độ tuổi thấp nhất để trẻ hiểu được những hậu quả tất yếu như thế.[4]
    • Nếu trẻ làm vỡ đồ chơi hay làm hỏng đồ chơi vì để bên ngoài trời cho ánh nắng chiếu vào thì đừng vội mua đồ chơi mới cho trẻ. Hãy để trẻ đối mặt với việc không có đồ chơi một thời gian và trẻ sẽ học được cách bảo quản đồ đạc tốt hơn.
    • Dạy trẻ về trách nhiệm. Nếu trẻ không hoàn thành bài tập về nhà vì bận xem ti vi thì hãy để trẻ học được sự thất vọng khi bị điểm kém thay vì vội vàng giúp trẻ làm bài tập.
    • Nếu trẻ không được mời đến dự tiệc sinh nhật của một bạn khác ở gần nhà vì hành vi không tốt của mình thì hãy để trẻ hiểu ra rằng nếu trẻ có cách đối xử khác với bạn đó thì trẻ đã được mời rồi.
  2. Dạy trẻ về những hình phạt hợp lý. Đây là những hình phạt mà bạn quyết định sẽ áp dụng khi trẻ cư xử không đúng. Hình phạt này nên liên quan trực tiếp đến hành vi đó để trẻ không lặp lại hành vi đó nữa. Mỗi loại hành vi xấu cần có những hình phạt hợp lý riêng, và những hình phạt này cần được hiểu và nhận biết rõ ràng từ trước. Dưới đây là một vài ví dụ:
    • Nếu trẻ không nhặt đồ chơi thì sẽ không được chơi những đồ chơi đó trong vòng một tuần.
    • Nếu bạn bắt gặp trẻ đang xem một nội dung nào đó không phù hợp trên TV thì trẻ sẽ mất quyền xem TV trong vòng một tuần.
    • Nếu trẻ không tôn trọng cha mẹ thì sẽ không được chơi với các bạn cho đến khi hiểu được về cách cư xử tôn trọng.
  3. Hãy áp dụng những phương pháp kỷ luật tích cực đối với trẻ. Kỷ luật tích cực là một hình thức làm việc với trẻ để đạt được một kết luận tích cực đó là giúp trẻ hiểu được hành vi không tốt của mình và tránh những hành vi không tốt trong tương lai. Để áp dụng hình thức kỷ luật tích cực đối với trẻ thì bạn nên thảo luận về hành vi xấu với trẻ và cùng quyết định cách giải quyết.
    • Nếu trẻ để mất cây gậy bóng chày vì không chú ý thì hãy nói chuyện với trẻ về lý do khiến chuyện đó xảy ra. Tiếp đó, hãy hỏi trẻ xem nếu không có gậy thì trẻ sẽ làm gì và sẽ chơi như thế nào. Trẻ có thể mượn gậy của bạn để chơi cho đến khi mua được chiếc gậy mới. Hãy để trẻ nhận ra hậu quả từ hành vi không tốt của mình và hợp tác với bạn để cùng tìm ra cách giải quyết.
    • Đối với phương pháp kỷ luật tích cực, phạt trẻ ngồi một mình bị coi là một hình thức khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và giận dữ nhưng không đủ để trẻ nhận thức rõ về hành vi không tốt của mình hay có quyết tâm thay đổi hành vi đó. Với phương pháp này, trẻ không bị phạt ngồi một góc nữa mà ngồi ở một nơi thật thoải mái, chứa đầy gối hay những đồ chơi ưa thích của trẻ cho đến khi trẻ sẵn sàng thảo luận về hành vi của mình. Phương pháp này dạy cho trẻ một kĩ năng sống vô cùng quan trọng: học cách kiềm chế những cảm xúc của mình và dành thời gian để nhìn nhận lại vấn đề thay vì hành động mà không suy nghĩ.
  4. Đặt ra một hệ thống thưởng cho con bạn. Bạn cũng cần đặt ra một hệ thống thưởng để tạo ra những khích lệ tích cực cho hành vi tích cực của con. Đừng quên rằng củng cố những hành vi tốt cũng quan trọng như kỷ luật hành vi xấu. Khi bạn cho trẻ thấy cách cư xử đúng đắn thì trẻ sẽ biết được mình không nên làm gì.
    • Phần thưởng có thể là một món ăn đơn giản khi trẻ làm đúng điều gì. Nếu trẻ biết rằng mình sẽ được ăn kem sau khi ăn xong bữa ăn tốt cho sức khoẻ của mình thì trẻ sẽ dễ dàng hợp tác hơn.
    • Bạn và trẻ có thể cùng nhau quyết định về phần thưởng tại một thời điểm thích hợp. Nếu trẻ muốn có đồ chơi mới thì bạn có thể nói rằng trẻ phải ngoan ngoãn và tôn trọng cha mẹ trong suốt một tháng để được mua đồ chơi mới.
    • Đừng dùng phần thưởng để “lừa” trẻ cư xử đúng đắn. Trẻ cần hiểu rằng hành động đó là tốt chứ không phải tỏ ra tử tế để có được đồ chơi.
    • Hãy thường xuyên khen trẻ khi trẻ cư xử tốt. Trẻ không nên chỉ được nghe những lời nhận xét của bạn về hành vi chưa tốt.
  5. Tránh những bài thuyết giảng hay đe doạ. Các phương pháp này không chỉ không hiệu quả mà còn khiến trẻ oán hận hay không quan tâm đến bạn. Những lời nói và hành động này cũng thậm chí khiến trẻ bị tổn thương về mặt thể chất cũng như tinh thần. Đây là những lý do để phương pháp này không được khuyến khích:
    • Trẻ thường có xu hướng không quan tâm đến các bài thuyết giảng nếu không thấy được ý nghĩa. Nếu bạn “lên lớp” cho trẻ về việc trẻ không nên để mất đồ chơi trong khi vẫn mua đồ chơi mới cho trẻ thì trẻ sẽ hiểu rằng những lời nói của bạn là không quan trọng.
    • Nếu bạn đe doạ trẻ về những thứ sẽ không xảy ra như nói rằng trẻ sẽ không bao giờ được xem ti vi nếu không dọn phòng thì trẻ sẽ hiểu rằng lời nói của bạn không thực sự có giá trị.
    • Đánh vào mông trẻ trước 10 tuổi là một phương pháp hay vì nó giúp hướng dẫn trẻ đi đúng hướng và khiến trẻ phải nhớ để có thể trở thành một đứa con có kỷ luật. Ban đầu bạn có thể thấy khó thực hiện, nhưng sau một thời gian bạn sẽ nhận ra rằng mình ít phải áp dụng phương pháp này hơn vì trẻ đã chín chắn và có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, sau 10 tuổi, biện pháp cấm túc hay lấy đi những đồ vật của trẻ trong một khoảng thời gian lại hiệu quả hơn. Biện pháp này sẽ giúp trẻ thấy được mình đã lớn hơn và không cần những hình phạt thể chất để biết được cách cư xử đúng đắn.
  6. Hãy thoải mái với bản thân. Mặc dù việc trở thành một hình mẫu và tìm kiếm những phương pháp kỷ luật phù hợp với con mình là rất quan trọng thì cũng đừng quên rằng không ai là hoàn hảo cả và bạn không thể lúc nào cũng là phụ huynh kiểu mẫu được. Dù có cố gắng thế nào, sẽ luôn có những lúc bạn ước mình đã cư xử khác đi, và điều đó là hoàn toàn chấp nhận được.
    • Nếu bạn đã làm điều gì đó khiến bản thân phải hối tiếc thì hãy xin lỗi con và để con hiểu lý do cho hành động đó của bạn.
    • Nếu bạn đang trải qua một tuần khó khăn nhiều cảm xúc thì hãy dựa vào vợ/chồng mình nếu có và nhờ anh ấy/cô ấy lo việc kỷ luật cho đến khi bạn cảm thấy khá hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn có nhiều hơn một đứa con thì đừng bao giờ so sánh các con với nhau vì điều này có thể khiến lòng tự trọng của trẻ bị hạ thấp và khiến trẻ cảm thấy như mình không có giá trị gì.
  • Mỗi người đều cần nhiều cơ hội để học tập và ai cũng cần có một khởi đầu mới, đặc biệt là trẻ em. Đừng tăng cường hình phạt cho những hành vi tái diễn hàng tuần của một đứa trẻ nhỏ mà chỉ phạt những hành vi lặp lại trong cùng một ngày. Vì trẻ nhỏ không có cùng cách tư duy ghi nhớ như những đứa trẻ lớn tuổi hơn hay người lớn.
  • Để khuyến khích trẻ lớn thay đổi hành vi của mình thì hãy viết vấn đề đó ra, cùng thảo luận và hướng dẫn trẻ phát triển kế hoạch sửa sai lầm của riêng mình. Hãy đảm bảo rằng kế hoạch đó có thể đo lường được và thêm vào hình phạt cho thất bại cũng như phần thưởng cho thành công.
  • Đối với trẻ nhỏ, thời gian phạt ngồi một mình tương ứng với số tuổi của trẻ là một tiêu chuẩn tốt. Nếu bạn phạt trẻ lâu hơn mức thời gian đó thì khiến trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn và có thể mất niềm tin ở bạn.
  • Nếu bạn không giữ vững hệ thống kỷ luật của mình hay lờ đi những hành vi không tốt của con vì bạn nghĩ con còn quá nhỏ để hiểu được thì bạn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi cố gắng giảm thiểu những hành vi xấu trong tương lai.
  • Đừng làm hư con bạn với những phần thưởng cho hành vi tốt. Bạn chỉ cần thỉnh thoảng thưởng cho con, nhưng khi thưởng quá nhiều sẽ khiến cho con bạn lặp lại hành động này khi chúng có con cái sau này.
  • Hãy giữ vững chiến lược đã đề ra của bạn dù bạn có đang giận dữ đến mức nào ở một thời điểm nào đó. Khi tức giận, bạn sẽ không thể suy nghĩ rõ ràng và có thể phải mất đến một tiếng để các hoóc-môn của bạn quay về mức bình thường. Đó là lý do bạn cần quyết định những điều này khi bình tĩnh.
  • Dù con bạn có thông minh đến mức nào thì cũng cần nhớ rằng bạn đang cư xử với một đứa trẻ. Đừng phân tích tâm lý và cũng đừng khiến trẻ phải xem xét vấn đề như người lớn. Hãy nói với trẻ về những quy tắc và hậu quả xảy ra khi vi phạm và hãy kiên trì áp dụng những biện pháp đó. Điều này sẽ giúp thế giới quanh trẻ được công bằng, an toàn và dễ đoán.
  • Đừng “hối lộ” cho những hành vi tốt vì điều này có thể trở thành bắt buộc cứ mỗi khi trẻ làm được điều tốt. Tất nhiên việc thưởng cho trẻ đôi lần sau khi trẻ làm một hành vi tốt không được coi là hối lộ.

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt kỷ luật cho con bạn. Nếu con liên tục tỏ ra không tôn trọng và không nghe lời bạn, đặc biệt là khi con thường xuyên thể hiện những hành động hung hăng hay bạo lực thì hãy tìm đến chuyên gia để tìm cách khắc phục hành động này.
  • Đừng trừng phạt con bằng cách làm tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể con. Mặc dù hình thức nhẹ nhàng đánh vào mông cũng không được khuyến khích nhưng hình thức này có khác biệt rất lớn khi bạn đánh hết sức và gây nhiều đau đớn cho con.
  • Trẻ em có thể có những nhu cầu đặc biệt, vì vậy bạn cần tuyệt đối tránh hét lên với chúng dù ở bất cứ trường hợp nào. Điều đó chỉ có thể khiến cho trẻ thấy tồi tệ và sợ hãi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Xem theem[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này