Sơ khai ý tưởng: nhận dạng đặc trưng điện não đồ người nghiện ma túy

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tên đề tài Sơ khai ý tưởng: nhận dạng đặc trưng điện não đồ người nghiện ma túy
Tên môn học
Tên giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thái Hà
Học hàm
Học vị Thạc Sỹ
Tên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tên khoa Điện tử Viễn thông
Bộ môn Công Nghệ Điện Tử Và Kỹ Thuật Điên Tử Y Sinh
Tên sinh viên làm tiểu luận Trần Xuân Trường
Tên lớp ĐTYS-K50
Khóa học Khóa 50
Thời gian làm tiểu luận Tháng 12 năm 2009 đến tháng 2 năm 2010

Nội dung tóm tắt[sửa]

Mục tiêu của việc áp dụng công cụ xử lý tín hiệu để tìm ra các đặc trưng sinh lý, bệnh lý của tín hiệu điện não, làm nền tảng để chẩn đoán lâm sàng người nghiện ma túy. Đây là một việc rất có ý nghĩa, từ cở sở này có thể mở ra một phương pháp điều trị cai nghiện ma túy hiệu quả và kinh tế hơn các phương pháp hiện có.

Cũng vì ý nghĩa trên, tôi không muốn chỉ dừng lại ở một bài tiểu luận. Hiện cá nhân tôi đang tiếp tục nghiên cứu, rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn, hợp tác của các bạn

Một số thông tin thêm[sửa]

Trên thế giới và tại Việt Nam nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra ảnh hưởng của các chất ma túy lên hệ thần kinh, nhất là não bộ rất mạnh và phức tạp. Cơ chế thần kinh của nghiện ma túy chính là hình thành phản xạ có điều kiện. Nếu dùng lặp lại chất ma túy, cơ thể sẽ ngưng hoạt động sản xuất morphin nội sinh mà hoàn toàn phụ thuộc vào chất ma túy từ bên ngoài được đưa vào cơ thể.

Đánh giá mức độ biến đổi điện não bệnh lý ở các mức độ còn rất nhiều tranh luận và phân tích khác nhau. Nói chung, ở người lớn sóng điện não tương đối ổn định, tuy khác nhau theo từng cá thể nhưng chủ yếu sóng cơ bản là sóng alpha và beta. Tùy theo sự thay đổi sóng cơ bản kèm theo tỷ lệ các sóng bệnh lý mà đánh giá mức độ bệnh lý liên quan đến thần kinh .[2](trang 64)

- Theo nghiên cứu của Lê Văn Thành, các thuốc gây nghiện như mocphin, dolargan đã làm giảm điện thế của các hoạt động điện não cơ bản, làm cho tần số của chúng giảm đi 1Hz, rất ít khi thấy được hoạt động của sóng theta (có tần số khoảng 4Hz). Khi lên cơn nghiện ma túy ở những người nghiện tỷ lệ sóng alpha giảm còn 60%. Khi được dùng ma túy trở lại thì sóng alpha tăng lên 65%.[3](trang 39)

- Theo nghiên cứu của Đinh Văn Bền dưới tác động của các thuốc tác động thần kinh trung ương, xuất hiện các sóng chậm nhọn kích thích ở vùng trán thái dương và tỷ lệ sóng cơ bản alpha giảm 40%. [2](trang 39)

Công cụ toán học[sửa]

Phép biến đổi Fourier (FT, Fourier Transform) là một công cụ toán học quan trọng vì nó là cầu nối cho việc biểu diễn tín hiệu giữa miền không gian và miền tần số; việc biểu diễn tín hiệu trong miền tần số đôi khi có lợi hơn là việc biểu diễn trong miền không gian. Tuy nhiên, phép biến đổi Fourier chỉ cung cấp thông tin có tính toàn cục và chỉ thích hợp cho những tín hiệu tuần hoàn, không chứa các đột biến hoặc các thay đổi không dự báo được. Để đạt được một biến đổi Fourier cục bộ, chúng ta có thể định nghĩa một biến đổi Fourier cửa sổ. Tín hiệu đầu vào được nhân với một hàm cửa sổ W (t - t) và sau đó lấy biến đổi Fourier của nó. Kết quả là một biến đổi hai chỉ số STFTf(w,t). Độ chính xác giới hạn phụ thuộc vào kích thước hàm cửa sổ. Chọn kích thước cụ thể cho cửa sổ thời gian, bằng nhau cho mọi tần số. Đối với một số tín hiệu cần sự mềm dẻo hơn thì STFT không đáp ứng được.

Phép biến đổi "Wavelet" là bước tiếp theo để khắc phục hạn chế này.


Phần mềm sử dụng: Matlat và Labview.

Cơ sở dữ liệu điện não[sửa]

Cơ sở dữ liệu EEG hiện đang sử dụng lấy từ Swartz Center for Computational Neuroscience, website http://sccn.ucsd.edu/

Tài liệu tham khảo[sửa]

[1] Jaakko Malmivuo and Robert Plonsey, Bioelectromagnetism. Oxford University Press, New York, 1995

[2] Đinh Văn Bền, Điện não đồ ứng dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản y học. Hà Nội, 2005

[3] Nguyễn Quốc Khoa, Kết quả điện châm hỗ trợ cai nghiện ma túy – một số yếu tố tác động. Luân án tiến sĩ y tế công cộng. Viện vệ sinh dịch tễ. Hà Nội, 2009

[4] Website http://www.thankinhhoc.com

[5] Nguyễn Quốc Trung, Xử lý tín hiệu và lọc số. Nhà xuất bản KH-KT. Hà Nội, 2003

Giấy phép[sửa]

Download[sửa]