Tử hình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tử hình, là việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp như một sự trừng phạt cho một hành động tội phạm. Nó được xem là giải pháp ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất.

Tử hình hầu như đã được thực hiện ở mọi xã hội, và ví thể có thể được coi là một văn hoá toàn cầu hay gần như vậy, ngoại trừ những xã hội có tôn giáo quốc gia cấm hình phạt đó. Trong thế kỷ 18 ở châu Âu các nhà nhân bản không chấp nhận quyền này của nhà cầm quyền; đòi bãi bỏ án tử hình. Đây là một vấn đề được tranh cãi sôi nổi ở nhiều nước và quốc gia, và các quan điểm có thể khác biệt bên trong một vùng văn hoá hay ý thức hệ duy nhất. Tại các quốc gia thành viên EU, theo Hiệp ước Lisbon, Điều 2 của Hiến chương các Quyền Căn bản của Liên minh châu Âu cấm hình phạt tử hình.[1]

Ngày nay, án tử hình về mặt đạo đức, hình sự và thực tế là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Ân xá quốc tế coi hầu hết các quốc gia là có khuynh hướng bãi bỏ,[2] cho phép một cuộc bỏ phiếu về một nghị quyết không bắt buộc của Liên hiệp quốc về khuyến khích xoá bỏ án tử hình.[3] Nhưng hơn 60% dân số thế giới sống tại các quốc gia nơi việc hành quyết vẫn diễn ra, và bốn quốc gia đông dân nhất thế giới (Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Indonesia) vẫn đang áp dụng hình phạt tử hình và dường như sẽ không xoá bỏ nó trong một tương lai gần.[4][5][6][7][8][9][10][11][12]

Chữ "tử hình" có nguồn gốc từ Hán Việt 死刑, có nghĩa là hình phạt chết.

Một số cách tử hình[sửa]

Tập tin:Le Toru Du MOnde.jpg
Hình phạt voi giày.

Án tử hình trên thế giới[sửa]

Hiện nay có 89 quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ án tử hình, và 28 quốc gia chưa xử tử người nào trong 10 năm qua, và 9 quốc gia chỉ áp dụng án tử hình trong các trường hợp đặc biệt (như tội ác chiến tranh), 74 quốc gia vẫn còn áp dụng nó.

Trong hầu hết các quốc gia có án tử hình, nó chỉ được dùng cho tội giết người và tội liên quan đến chiến tranh. Trong một số quốc gia khác, như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Indonesia, Malaysia, Singapore, Ả Rập Saudi Việt Nam, nó còn được áp dụng cho các tội bất bạo động như buôn lậu ma túy tham nhũng.

Tại Việt Nam[sửa]

Hiện nay, tại Việt Nam Nghị định 82, có hiệu lực từ ngày 1/11/2011, bãi bỏ hình thức xử bắn mà thay bằng tiêm thuốc độc.[13] Tuy nhiên nghị định này quy định rõ ba loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình, nhưng đều là thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Các nước phương Tây lại từ chối bán thuốc độc cho Việt Nam khi biết mục đích là để thi hành án tử hình. Vì vậy, Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo sửa đổi để có cơ sở pháp lý cho việc tự sản xuất thuốc độc.[14] Tại Việt Nam, án tử hình chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gồm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết người, tội hiếp dâm, tội phạm về ma túy, tội tham nhũng tội ác chiến tranh. Nếu được ân giảm thì chuyển thành tù không thời hạn (chung thân).

Những quốc gia không còn áp dụng hình thức tử hình[sửa]

Hiện nay có những nước như sau không còn áp dụng hình thức tử hình:

+ Thổ Nhĩ Kỳ (sắp áp dụng lại hình thức tử hình).

Những quốc gia còn áp dụng hình thức tử hình[sửa]

Hiện nay trên thế giới có 94/193 quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc vẫn còn duy trì hình phạt tử hình, trong đó có 7 quốc gia chỉ xử tử hình trong các trường hợp đặc biệt (tội phản quốc, thảm sát hàng loạt...): Kazakhstan, Israel, El Salvador, Brazil, Chile, Peru Fiji. Nhiều quốc gia trong số này trong một khoảng thời gian khá lâu chưa có một vụ xử tử hình nào được thi hành, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel... Quốc gia có số vụ tử hình đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ... Trong đó có 11 quốc gia vẫn tồn tại hình phạt treo cổ song song với xử bắn: Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Iraq, Liban, Israel, Jordan Ai Cập. Có 6 quốc gia áp dụng hình thức tiêm thuốc độc thay cho xử bắn: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan (không phải thành viên của Liên Hiệp Quốc), Hoa Kỳ Guatemala. Một số bang tại Hoa Kỳ cho tù nhân được chọn giữa hai hình thức tử hình: ghế điện hay tiêm thuốc độc

Châu Đại Dương[sửa]

Châu Âu[sửa]

Châu Phi[sửa]

Châu Á[sửa]

Châu Mỹ[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây