Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Vòng kim cô Google

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Google+ vừa ra đời với thế mạnh như thường lệ là các đột phá về công nghệ như chat video group, chat sms (điện thoại) group làm ta nhớ lại Google Wave với công nghệ truyền tin thời gian thực (real-time). Đó đều là những điều khiến dân IT geek say đắm. Nhưng rồi liệu Google+ có đi theo chân Google Wave khi không giải quyết được những nhu cầu nền tảng để cạnh tranh tổng thời gian online của mỗi 1 người dùng internet?

Theo như bác NgTan (VC), Google+ lại mang nhiều dáng dấp của 1 chiếc loa phường loan tin theo các kênh, thậm chí đại chúng, nơi mà Twitter vẫn chưa đứng vững. Tuy nhiên, theo logic thuần túy, nếu mỗi người dùng Google+ đều là loa phường thì thông tin đi đâu? ai là điểm cuối nhận thông tin này. Có lẽ Google đã đặt trước 1 viên gạch chiếm chỗ cho Google+ đó chính là Google+1. Google+1 là 1 lớp dữ liệu cho phép đánh dấu từng đơn vị thông tin thêm 1 ngữ nghĩa mới. Chính những thống kê ngữ nghĩa về mặt số lượng và thành phần tạo ra nó này sẽ là 1 thước đo pagerank mới trong các công cụ tìm kiếm hay chính được tổng hợp lại dưới dạng kênh tin Google Sparks của Google+. Khi nói đến điểm này thì thực tế Google đã học tập từ nguồn sức mạnh của nút Like trên Facebook nhưng tận dụng lợi thế từ vị trí thống lĩnh của máy tìm kiếm được ưa chuộng nhất. Tất nhiên, các nhà sáng tạo giá trị nội dung (website nội dung như VLOS) để thiết lập sân chơi công bằng thì thường tích hợp công cụ ShareThis (social bookmark) để chia sẻ thông tin nội dung của mình cho nhiều nhà phân phối khác nhau ngoài các ông lớn như Google, Facebook, Twitter.

Bên cạnh việc tầm soát điểm đến và đi của thông tin, nếu chúng ta chú ý đến cách thiết lập mối quan hệ ảo (ảo nhưng hay hơn thật) giữa những con người trên thế giới internet của Google+, Twitter hay Facebook thì có sự khác biệt rõ rệt. Trong Facebook, mối quan hệ người-người là tương đối "thật" và bảo thủ. Để thiết lập thành công 1 mối quan hệ "kết bạn" trên Facebook, bạn phải nhận được sự đồng thuận của khổ chủ trước khi spam lên wall của họ. Trong khi đó, quan hệ trên Twitter giữa nhà xuất bản và độc giả là theo mô hình "theo đuôi". Bạn được tự do theo đuôi 1 người nổi tiếng hoặc 1 kênh thông tin ưa thích thay vì truy cập đều đặn vào tờ báo này thì giờ đây thông tin đến "gõ cửa" vào 1 trang nhà của bạn. Nếu nhìn trong phương diện này, Google+ gần gũi với Twitter hơn theo cách của người đi săn tung dây buộc cổ con mồi. Những chiếc vòng Google không nghiệt ngã như vòng kim cô mà Đường Tăng chụp lên đầu đệ tử của mình, nhưng mối quan hệ được thực thi ngay và chỉ xóa bỏ khi khổ chủ nhận thức được vấn đề và từ bỏ mối quan hệ. Tuy nhiên, với 1 thế giới internet 2 mặt với đầy thư rác, ko có gì bảo đảm các nhà quảng cáo sẽ không sản xuất tự động những vòng kim cô ảo trói khách hàng của mình.

Vì tác giả nhìn nhận thế giới MXH với con mắt của nhà sản xuất nội dung trong cái thời "content is king" chỉ là lời nói. Thị phần chiếm dụng thời gian trên internet của web nội dung nay ngoài vòng kim cô là các công cụ tìm kiếm thì lại có thêm 1 vòng mới là các MXH. Ở 1 thế giới phẳng và chia sẻ, ngay cả 1 MXH muốn đứng vững thì ko thể chỉ dựa vào đột phá công nghệ mà cần phải có giá trị lõi, cộng đồng lõi cái mà không thể nào thiếu được nội dung lõi. Tương tự, với những chiếc loa phường Google+ hay Twitter, những trang web nội dung có nền tảng giá trị vững chắc càng được phổ biến và đến với bạn đọc dễ dàng hơn.

Tác giả[sửa]

Bài viết nhìn dưới con mắt của dân ngoại đạo IT và công nghệ.

Liên kết đến đây