Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: giáo dục là gì?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mỗi gia đình có những hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau về nuôi dạy trẻ. Bài viết này trình bày một bộ tám nguyên tắc chính để tạo dựng một môi trường giáo dục lành mạnh do chương trình Giáo dục gia đình [1] của Thụy Sĩ khởi thảo và bộ Lao động xã hội, gia đình và phụ nữ ở các bang thuộc CHLB Đức phát triển. Những điều này mang tính định hướng cho mọi hoạt động thường nhật của những người lớn và gia đình, bao gồm cả những người có giao tiếp với trẻ em hoặc trẻ vị thành niên do công việc, tình nguyện hay mang tính cá nhân.

Chúng ta đều thừa nhận rằng giáo dục trong gia đình là một cách thức mà gia đình hỗ trợ trẻ em trong việc xây dựng trách nhiệm cá nhân của chúng.

Hạnh phúc gia đình là nền tảng của giáo dục gia đình, nhằm vươn tới các giá trị và chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi gia đình đều nằm trong một môi trường xã hội riêng. Trong đó giáo dục được định hướng theo câu ngạn ngữ "Để giáo dục một đứa trẻ, cần trách nhiệm của cả làng". Đây là một quá trình học tập và đào tạo liên tục và cùng với giáo dục hướng nghiệp hình thành nên khái niệm học tập suốt đời.

Giáo dục cần dạy dỗ cho trẻ em trong nhiều mặt: để định hướng cuộc sống bản thân, để đối mặt với các thách thức, để giao tiếp với các mối quan hệ xã hội, để vượt lên các thất bại của cuộc sống, để biết chấp nhận những ý kiến khác biệt và nhiều vấn đề khác.

Điều đầu tiên là trẻ em cần được cung cấp tất cả những điều thiết yếu của cuộc sống. Trẻ em cần thực phẩm và quần áo, an ninh và các phương tiện để khám phá thế giới.

Trong quá trình giáo dục, mặc dù nội hàm vẫn còn đang tranh cãi, trẻ em cần được cung cấp tri thức và hướng dẫn năng lực. Trong hành trình của cuộc đời, trẻ em cần những người hỗ trợ đồng hành giúp đỡ chúng tìm thấy vị trí của mình trong xã hội.

Trao tặng tình thương[sửa]

Yêu thương một đứa trẻ nghĩa là chấp nhận đứa trẻ như là nó vốn có và cũng cần biểu đạt điều này. Thiếu niên và nhi đồng cần có cảm giác được an toàn để có thể phát triển sự tự tin và để học một cách không sợ hãi cách nhận biết ưu khuyết điểm của bản thân. Cũng có đôi khi các bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn để biểu lộ tình yêu thương của mình. Vậy cần làm như thế nào để biểu lộ tình thương với con trẻ:

  • Hình thức trực tiếp nhất để biểu lộ tình cảm là sự gần gũi, ấm áp và tiếp xúc cơ thể. Do đó mọi đứa trẻ đều cảm thấy được yêu thương khi nhận được một cái ôm kèm theo xoa xoa lưng đầy yêu thương, hoặc một cái nhìn trìu mến kèm với việc vỗ nhẹ vào vai một cách tình cảm.
  • Khi đứa trẻ lớn hơn một chút thì một số cách thức biểu lộ yêu thương khác trở nên quan trọng. Thanh thiếu niên, dù gái hay trai, đôi khi thích được người lớn ôm vào lòng và hôn trìu mến.
  • Người lớn cũng có thể biểu lộ tình yêu đối với con trẻ bằng cách dành thời gian cho chúng, biểu đạt sự quan tâm cũng như an ủi hay giảng giải cho lũ trẻ. Bạn hãy nói với lũ trẻ về bạn yêu chúng và tự hào về chúng như thế nào, mà không cần phải chờ đến khi chúng có những thành công đặc biệt.[2][3]
  • Tuy nhiên, biểu lộ yêu thương không có nghĩa là người lớn không được đôi lần yêu cầu trẻ con để bạn yên tĩnh hay đặt ra một số lệnh cấm đối với chúng.

Cho phép tranh cãi[sửa]

Tranh cãi xảy ra ở mỗi gia đình. Nó có thể khiến bầu không khí yên tĩnh trở nên ồn ã. Thông qua tranh cãi, trẻ em có thể rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng: ví dụ như bảo vệ ý kiến bản thân; từ chối đề nghị người khác; chịu đựng áp lực; xác định, thỏa mãn và nhượng bộ các yêu cầu mới; tìm kiếm và đồng ý việc thỏa hiệp. Tranh cãi để học tập. Để mâu thuẫn được giải quyết và áp lực được giải tỏa thì một số nguyên tắc sau cần phải được tôn trọng:

  • Về cơ bản thì không nên cấm tranh cãi về bất kỳ chủ đề nào. Trẻ em cũng được phép biểu lộ thái độ tiêu cực như giận dữ hay không hài lòng mà không thể bị trừng phạt.
  • Trong các cuộc tranh cãi, người lớn thường có ưu thế hơn. Vì vậy người lớn không nên gây tổn thương lũ trẻ bằng lời nói hoặc cử chỉ ngay cả khi họ nóng lòng muốn mệnh lệnh được thực hiện.
  • Miễn là không bên nào trong cuộc tranh cãi cư xử một cách độc tài, thô lỗ, thì ý kiến của 2 phía, dù ít hay nhiều, có thể cùng thỏa hiệp. Bằng cách này cả người lớn và trẻ em đều học được cách khoan dung.
  • Lũ trẻ được phép tranh cãi với nhau mà người lớn không nên can thiệp ngay tức thì. Khi phía yếu thế gặp phải sự bất công, bạn lúc này cần xem xét nhắc nhở lũ trẻ một cách rõ ràng nhưng không thiếu sự yêu thương.
  • Người lớn là những tấm gương quan trọng trong mắt trẻ con. Khi đứa trẻ chứng kiến bố mẹ chúng xử lý các tình huống tranh chấp một cách văn minh, tôn trọng người khác thì bọn trẻ cũng học được từ đó. Đồng thời, trẻ em chịu ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn âm ỉ, những tranh chấp bạo lực, hoặc những cáo buộc gây tổn thương diễn ra trong gia đình. Do đó, tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ mà người lớn có thể giải thích cho chúng về cuộc tranh cãi đang diễn ra xung quanh theo quan điểm của cả 2 phía.
  • Ngoài việc cho phép tranh cãi, một điều cũng rất quan trọng là học cách tha thứ cho nhau. Khi mỗi cuộc tranh cãi đi vào bế tắc, người lớn có thể đưa ra lời khuyên cho lũ trẻ ở mỗi bên. Sau mỗi cuộc tranh chấp trong gia đình, mọi người cần hòa giải (làm lành) với nhau trước khi đi ngủ.

Có thể lắng nghe[sửa]

Lắng nghe có nghĩa là chú ý đến ai đó và phản hồi lại các mối quan tâm của họ. Trẻ vị thành niên hầu như mỗi ngày đều có trải nghiệm mới và phải trăn trở tìm con đường của mình. Do đó chúng rất cần những bậc phụ huynh có khả năng kiên nhẫn đặc biệt để trình bày vô vàn mối quan tâm. Ở mọi gia đình cần có những cuộc hội thoại diễn ra thường xuyên hàng ngày, hoặc là cuộc nói chuyện của cả nhà hoặc được ghép vào trong bữa ăn tối quây quần hoặc tranh thủ chớp nhoáng trước giờ đi của trẻ. Nhiều lúc việc lắng nghe gặp những khó khăn. Những điều dưới đây có thể có ích:

  • Đôi khi cuộc nói chuyện bị chèo lái sang vấn đề chẳng thể ngờ tới. Do đó, tập trung vào chủ đề và tảng lờ các chuyện không liên quan.
  • Lời khuyên hay ý kiến chóng vánh nhiều khi không giúp ích nhiều. Lũ trẻ sẽ cảm thấy chúng được quan tâm 1 cách nghiêm túc hơn nếu được tham gia cùng người lớn tìm ra giải pháp.
  • Để tránh những hiểu lầm ngớ ngẩn, nhiều khi bạn phải hỏi lại để bảo đảm người nghe hiểu đúng ý kiến của mình.
  • Một cuộc nói chuyện nghiêm túc cần tránh bị quấy nhiễu. Do vậy hãy tắt TV và chuyển điện thoại sang chế độ họp.
  • Khi đứa trẻ quá sa đà vào chi tiết không cần thiết, bạn cũng có thể ngắt câu chuyện của chúng lại. Đối với những đứa trẻ vốn bình thường ít nói thì cần được khuyến khích , gợi chuyện để giao tiếp nhiều hơn.

Vạch ra giới hạn[sửa]

Đối với nhiều phụ huynh, việc vạch ra các giới hạn và tuân thủ một cách nhất quán là bài học quan trọng nhất và cũng nhiều thách thức nhất trong việc giáo dục. Vấn đề ở chỗ, thiếu niên và nhi đồng là những nhà vô địch bẩm sinh trong việc kiểm tra lòng kiên nhẫn và sự nhất quán của cha mẹ. Trẻ em cần phải tuân thủ các giới hạn bởi 2 nguyên do chính: (1) một mặt là để bảo vệ chúng khỏi các mối nguy hiểm bên trong và bên ngoài ngôi nhà; (2) mặt khác là để thiết lập các nguyên tắc an toàn một cách rõ ràng và có ý nghĩa. Đôi khi người lớn cảm thấy khó khăn khi ngăn cản các mong muốn của con cái. Tuy nhiên khó khăn ban đầu theo thời gian sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với cả trẻ em và người lớn khi mà lũ trẻ hiểu được đâu là giới hạn phải tuân theo. Một số nguyên tắc quan trọng cũng cần phải tuân thủ khi vạch ra các giới hạn.

  • Các giới hạn (cấm đoán) phải được giải thích một cách rõ ràng. Trước tiên người lớn cần phải suy nghĩ thận trọng nguyên do mà mình muốn thiết lập một quy tắc nhất định. Nếu các phụ huynh giải thích các lý do của mình, thì lũ trẻ khi trưởng thành hơn có thể hiểu rõ hơn về các mệnh lệnh hoặc điều cấm do cha mẹ đặt ra.[4]
  • Nếu bạn đặt ra quy định thì chính bản thân bạn cũng phải tuân thủ. Điều đó không có nghĩa rằng ông bố hoặc bà mẹ sau khi ru lũ trẻ ngủ thì cũng phải đi ngủ luôn. Tuy nhiên việc mà bạn đánh răng thường xuyên sẽ là tấm gương tốt nhất để bọn trẻ noi theo.
  • Sẽ là vô ích nếu bạn vạch ra nguyên tắc nhưng sau đó chẳng để ý thực hiện bao giờ. Sự nhất quán là chỉ dấu cho độ tin cậy và đem lại cho những đứa trẻ cảm giác đó là những việc cần thực hiện nghiêm túc.
  • Khi một đứa trẻ vi phạm quy định, người lớn cần phải phản ứng một cách rõ ràng và thống nhất. Bằng cách đó lũ trẻ có thể tiếp thu những quy định của bố mẹ và thầy cô khi chúng có những điểm cốt lõi tương đồng, ngay cả khi cách thức giáo dục có thể khác nhau. Cũng có đôi khi việc nói "không" một cách rõ ràng hoặc một cảnh báo có thể là không đủ. Bạn có thể cần phải có hành động phù hợp, sau đó bạn cần phải giải thích mối liên hệ trực tiếp giữa hành động và tình huống xảy ra. Đa số lũ trẻ có thể hiểu được tính logic của "sự trừng phạt".
  • Trong quá trình giáo dục, bậc làm cha mẹ cũng phải tuân thủ những giới hạn nhất định. Tất cả các hình thức bạo hành đều bị cấm. Điều này không chỉ đối với bạo lực (đánh vào cơ thể) mà còn bao gồm cả những bạo hành tâm lý (ví dụ dọa sẽ không tiếp tục yêu thương, chăm sóc nữa). [5]
  • Không có quy định nào mà không có ngoại lệ. Một quy định có thể bị xóa bỏ khi mà nó không còn hữu ích hoặc để phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh. Điều đó không có nghĩa là dấu chấm hết của quá trình giáo dục. Thanh thiếu niên sẽ không ngay lập tức mất đi sự tôn trọng đối với các giới hạn của cha mẹ khi chúng được phép một lần ngủ dậy muộn hơn bình thường.

Đem đến tự do[sửa]

Trẻ em cần có không gian để được phép làm gì đó một mình. Từ một tuổi trở lên, trẻ ngày càng cần được riêng tư / tự lập hơn. Chúng học cách ăn một mình, đi vệ sinh một mình, chơi một mình lâu hơn mà không cần có mặt người lớn, rồi đến việc tiêu những khoản tiền nhỏ cho bản thân, và các việc khác. Những không gian tự do như thế rất quan trọng đối với đa số mọi người để có thể sống độc lập và có trách nhiệm. Do vậy để dễ dàng quyết định hơn trong việc lựa chọn nên quản lý hay buông lỏng thì người lớn cần nắm những nguyên tắc sau:

  • Tự do phải nằm trong kiểm soát. Các bé trai hay gái nếu được sống trong sự quan tâm của gia đình thì sẽ học được nhiều điều cần thiết cho cuộc sống của chúng sau này. Nếu được bố hay mẹ chỉ dạy, đứa trẻ có thể từ rất sớm đã biết cách xem bản đồ để tìm đường hay thậm chí tự sửa xe đạp của mình.
  • Trẻ em học dần dần cách sử dụng các quyền tự do. Nếu các em học sinh có thể xử lý tốt khoản tiền chi tiêu nhỏ hàng tuần của bản thân, thì khi lớn hơn một chút chúng có thể quản lý tốt khoản tiền cá nhân của mình và bố mẹ có thể giao cho tiền tiêu vặt hàng tháng cho con, cũng như có thể cho chúng một ít tiền chi dùng cho dụng cụ học tập hay quần áo.
  • Người lớn cần cung cấp các hỗ trợ cho em mỗi khi cho phép nới rộng không gian tự do. Trong chuyến đi chơi lần đầu tiên đến nhà bạn ở khu khác trong thành phố, cậu con trai 11 tuổi có thể được trang bị cho một chiếc điện thoại di động hoặc thẻ gọi điện thoại, điều này vừa giúp bố mẹ bớt căng thẳng thần kinh mà không quá can thiệp sự tự do của con.
  • Đối với các vấn đề liên quan đến sở thích thì các thế hệ lứa tuổi khác nhau có thể suy nghĩ không giống nhau. Trẻ em nên có quyền tự lựa chọn cho mình các việc liên quan đến sở thích, kiểu tóc hay kết bạn, miễn là chúng không được vi phạm các quy định do phụ huynh đã đặt ra. Tuy nhiên sự chấp nhận này cũng có giới hạn của nó chỉ khi điều này không gây tác hại tiêu cực đến đứa trẻ. Ví dụ nếu trẻ vị thành niên bắt đầu hút thuốc, thì điều này sẽ gây hại cho sự phát triển bình thường của trẻ.
  • Ở lứa tuổi dậy thì, nhiều đứa trẻ đột nhiên đòi hỏi nhiều sự tự do hơn, thậm chí một đứa trẻ vốn ngoan hiền bỗng chốc trở nên nổi loạn chống lại các quy định của người lớn. Khi đó cần phải đưa "chân của chúng trở lại mặt đất", các cô cậu vị thành niên trong giai đoạn này cần phải hiểu được rằng không có thứ tự do nào mà không có giới hạn. Mặt khác các bậc phụ huynh cũng cần giúp đỡ con mình để chúng có có thể lựa chọn con đường đi riêng của mình và tự trưởng thành.

Thể hiện cảm xúc[sửa]

đang dịch tiếp

Nguồn[sửa]

Xem thêm[sửa]

  1. Acht Sachen... die Erziehung stark machen
  2. Được bố quan tâm, trẻ sẽ thông minh hơn
  3. Khen ngợi con trẻ thế nào
  4. Trẻ em xem TV và bệnh cao huyết áp
  5. Quát mắng chỉ làm trẻ hư hơn
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này