Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Tám quy tắc nhằm phát triển giáo dục
Chúng ta đều hiểu rằng, giáo dục gia đình chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để hình thành nên tính cách của một đứa trẻ.
Giáo dục gia đình tốt sẽ làm cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn cũng như chất lượng cuộc sống cao hơn. Giáo dục định hướng theo phương châm: “Đối với việc dìu dắt một đứa trẻ, người ta cần cả cộng đồng chung tay”.
Việc giáo dục con trẻ có rất nhiều cách: xác định cuộc sống cho con, đối phó với những thách thức, trở ngại, biết chấp nhận những luồng ý kiến khác nhau và nhiều hơn nữa...
Ngoài ra, việc giáo dục trẻ trong gia đình còn là để cung cấp cho trẻ những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Chúng cần được ăn, được uống, được mặc và còn có cơ hội được khám phá thế giới.
Những đứa trẻ cần có một người bạn đồng hành đáng tin cậy để tìm được vị trí của mình trong xã hội của hiện nay.
Mục lục
Trao yêu thương[sửa]
Trao yêu thương đến con trẻ là tạo cho con được cảm giác thoải mái nhất. Trẻ con nhất là tuổi thanh thiếu niên luôn cần có cảm giác che chở để có thể tự tin tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nhưng đôi khi, cha mẹ lại rất khó để thể hiện tình cảm của mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên làm gì?
- Một cử chỉ trực tiếp thân thiện cũng đã có thể thay lời bạn nói lên tình cảm với trẻ: một cái ôm nhẹ, một cái xoa lưng, một cái nháy mắt hay một cái vỗ vai nhẹ nhàng. Chắc hẳn đứa trẻ nào cũng sẽ cảm nhận được tình cảm của bố mẹ.
- Càng lớn các em càng quan tâm đến hình thức hơn. Thanh thiếu niên – bất kể là con trai hay con gái thì việc ôm hôn con là việc rất cần thiết.
- Để có thể thể hiện sự quan tâm của mình đến những đứa con, các ông bố bà mẹ nên cho con mình hiểu rằng mình rất tự hào về chúng.
- Trao yêu thương không có nghĩa là người lớn chúng ta chỉ yên lặng và cấm đoán các con.
Được phép tranh luận[sửa]
Tranh luận đều tồn tại ở tất cả các gia đình. Khi tranh luận, trẻ sẽ được rèn luyện các kỹ năng xã hội quan trọng. Tranh luận để học được nhiều điều. Nếu xảy ra xung đột, không nên tạo thêm căng thẳng và phải tuân thủ các quy tắc sau:
- Không có chủ đề nào bị cấm cản. Trẻ em cũng có những cảm xúc tiêu cực như giận dữ hay oán giận. Nhưng không vì thế mà phạt các em.
- Trong cuộc tranh luận, cãi vã như vậy, cha mẹ là người lớn tuổi hơn nhưng không vì thế mà làm tổn thương bọn trẻ bằng bạo lực hay bằng lời nói, cha mẹ nên thể hiện cách quan tâm đúng mực đến con trẻ, chắc chắn chúng sẽ hiểu lòng cha mẹ.
- Trẻ em phải được tranh luận với nhau mà không có sự tham gia của cha mẹ. Nếu chúng ta không công bằng, chỉ bênh vực đứa bé hơn thì đó là một điều rất nguy hiểm. Trẻ con cần được yêu thương nhưng cũng cần sự công bằng.
- Cha mẹ là một tấm gương cực kỳ quan trọng cho con cái. Khi bắt gặp những tranh cãi của bố mẹ, chúng sẽ nhìn nhận phản ứng của cha mẹ nó lức đó. Phản ứng của người lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách ứng xử của trẻ.
- Một nguyên tắc cũng vô cùng quan trọng nữa chính là: Trong một tranh luận bế tắc cha mẹ nên có những lời tư vấn cho con cái. Đặc biệt cuộc cãi vã cần được hòa giải trước khi đi ngủ.
Đặt ra các giới hạn[sửa]
Thiết lập giới hạn và tuân thủ các quy tắc là nhiệm vụ quan trọng nhất và đây cũng là những thách thức lớn nhất trong việc giáo dục con cái của các bậc phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lúng túng dẫn đến việc hành động ngược lại những mong muốn của bọn trẻ. Tuy nhiên, đối với những vị phụ huynh khéo léo, gần gũi với con cái thì chuyện này lại vô cùng đơn giản. Trong việc đặt ra các giới hạn cũng cần tuân thủ các quy tắc sau:
- Giới hạn cần phải được xác định rõ ràng. Đầu tiên, cha mẹ nên suy nghĩ cẩn thận cho việc tại sao mình lại đặt ra các giới hạn này. Những đứa trẻ lớn sẽ hiểu những điều bố mẹ cấm tốt hơn là người lớn chúng ta giải thích lý do.
- Nếu trẻ xác định được giới hạn bản thân, hãy để chúng tập sống theo cách của chúng.
- Đặt ra các giới hạn thì phải thực hiện nó và biến những giới hạn này trở nên có nghĩa, điều này sẽ làm giúp con cái có cảm giác được thực hiện một cách nghiêm túc.
- Phụ huynh cũng phải thực hiện những giới hạn mà mình đặt ra. Cần tránh tất cả các hành động bạo lực.
- Không có quy tắc nào là không có ngoại lệ. Loại bỏ một quy luật nếu như thấy nó không còn ý nghĩa và không còn phù hợp nữa là những việc rất nên làm.
Dành cho con những không gian riêng tư[sửa]
Trẻ em cũng cần có không gian riêng cho bản thân. Từ khoảng một tuổi trở đi, trẻ con càng cần có không gian riêng, chúng sẽ có thể tự ăn, tự đi vệ sinh. Lớn thêm một chút, chúng muốn tách dần khỏi sự quản lý của cha mẹ về tiền riêng và nhiều điều khác nữa. Không gian riêng tư cho trẻ rất quan trọng để phát huy tính độc lập ngay từ nhỏ của trẻ. Các bậc cha mẹ phải quyết định việc để trẻ tự phát triển hay chăm sóc, bảo vệ chúng nghiêm ngặt. Điều này không quá khó, nhưng chúng ta nên nhớ rằng:
- Trẻ em học cách đối phó để dành lại quyền tự do của bản thân. Ví dụ đơn giản như chúng muốn tự tiêu tiền cho việc mua sắm quần áo, đồ dùng học tập thay vì được bố mẹ mua cho.
- Vấn đề về sở thích và cách suy nghĩ của hai thế hệ là khác nhau, trẻ em nên được phép làm theo những gì chúng quyết định.
- Các điều luật phụ huynh đặt ra cho con sẽ rất tốt nếu như không vượt quá. Nếu đứa trẻ chỉ ở độ tuổi thanh thiếu niên mà hút thuốc thì hành động này không bao giờ được cổ vũ, khuyến khích.
- Ở tuổi dậy thì, các chàng trai, cô gái này đều đột nhiên đòi hỏi rất nhiều sự tự do, không muốn sự quản thúc của cha mẹ. Họ cần có những kinh nghiệm quý báu của cha mẹ để không đi quá giới hạn. Mặt khác, các bậc phụ huynh cũng nên giúp đỡ con mình theo cách riêng và tùy từng trường hợp.
Thể hiện cảm xúc[sửa]
Tình yêu, niềm vui, nỗi buồn, sự đau đớn và giận giữ - cảm xúc là một phần của cuộc sống gia đình. Trẻ em thường thể hiện tình cảm của mình một cách khác nhau, không ai giống ai. Trong khi một số em thể hiện tình cảm với cha mẹ một cách trực tiếp như ôm, hôn cha mẹ thì cũng có bộ phận những trẻ em khác thì ngược lại. Nhưng không phải vì thế mà nghĩ rằng chúng không yêu thương ba mẹ mình. Ai cũng đều yêu thương cha mẹ mình cả, chỉ là cách thể hiện khác nhau mà thôi. Đối với việc phát triển một đứa trẻ, điều quan trọng nhất là phải để chúng bày tỏ thái độ, từ đó các bậc cha mẹ mới có hướng giáo dục con. Trong đó:
- Trẻ em phải được thể hiện tất cả cảm xúc cả tích cực và tiêu cực, mỗi đứa trẻ đều có thể làm điều đó theo cách của riêng mình.
- Đôi khi người lớn thấy những phản ứng của trẻ em là không được và yêu cầu chúng phải sửa đổi. Nhưng họ không biết rằng không chỉ phản ứng của đứa trẻ mà ngay cả hành động của người lớn đều phải điều chỉnh.
- Trẻ em muốn cha mẹ nhìn nhận một cách nghiêm túc về cảm xúc của mình.
- Trong thế giới của xúc cảm, trẻ con thường bị ảnh hưởng từ người lớn. Vì vậy, cách ứng xử của người lớn rước mặt con trẻ ra sao sẽ là tấm gương để con cái mình học tập.
Dành thời gian cho con[sửa]
Chơi trò chơi, nói chuyện, đọc sách, khám phá thế giới xung quanh: đó là những gì mà bất cứ đứa trẻ nào cũng mong muốn được tận hưởng cùng gia đình. Thời gian cha mẹ gần gũi con cái cũng là để cho hai thế hệ được gần nhau hơn, củng cố mối quan hệ gia đình.
- Dành thời gian cho con không nhất thiết phải bằng những hoạt động xa xỉ, đắt tiền: đi bơi, đi công viên hay một chuyến du lịch bằng xe đạp đang rất phổ biến với hầu hết các gia đình đặc biệt là phù hợp với trẻ em. Cùng nhau vận động, cùng nhau khỏe mạnh cũng là một cách kéo những người thân trong gia đình lại với nhau.
- Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ em cần thời gian và sự quan tâm của cha mẹ: cùng làm việc nhà, cùng xem TV, chơi điện tử...
- Cha mẹ cũng có thể quan tâm con cái bằng cách dành thời gian kèm cặp con học bài, kể chuyện cho con trước khi đi ngủ. Những việc tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa rất to lớn đối với con trẻ
- Nếu cha mẹ không có quá nhiều thời gian cho con vì bận công việc, người thân trong gia đình như ông bà, anh chị, cô dì, chú bác cũng nên có một mối quan tâm và dành nhiều thời gian cho trẻ hơn.
Dạy cho con lòng dũng cảm[sửa]
Can đảm và tự tin là hai đức tính mà bất cứ ai cũng cần phải có, các bậc cha mẹ cũng nên dạy cho con mình sự dũng cảm, dám đương đầu với thử thách, để khẳng định mình và tránh các mối đe dọa khác. Để giúp con cái phát triển lòng can đảm và sự tự tin của bản thân, cha mẹ cần:
- Hài lòng với những gì các em đã làm, ghi nhận những thành tích mà các em đã đạt được. Trẻ em rất muốn được yêu thương, muốn được cha mẹ biết đến, tán dương thành công mà mình có được, chỉ cần những hành động nho nhỏ chúc mừng, tán thưởng con, chắc chắn chúng sẽ rất vui, sự gắn bó của gia đình ngày càng bền chặt.
-
Trẻ
em
cần
được
khen
ngợi,
không
phải
chỉ
khi
chúng
xuất
sắc.
Một
lời
khen
của
cha
mẹ
cũng
là
để
khích
lệ
bọn
trẻ.
Lắng nghe con cái[sửa]
Đến tuổi dậy thì trẻ thường có nhiều thay đổi về tính cách, nhận thức, suy nghĩ và hành động. Điều đó có thể khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy không hài lòng, lo lắng dẫn tới xung đột giữa cha mẹ và con cái. Cách giải quyết đó là:
- Thay vì quản chặt, cấm đoán mọi thứ các bậc cha mẹ nên giải thích, phân tích cho con hiểu cái hay cái dở, rèn luyện cho con một bản lĩnh, một nhận thức để không sa ngã trước những cám dỗ cuộc đời.
- Đưa ra lời khuyên hoặc giúp đỡ con, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn nếu cha mẹ ghi nhận ý kiến của chúng.
- Cần tập trung và tôn trọng khi nói chuyện với bọn trẻ, một hành động nhỏ như tắt TV hay để chuông điện thoại ở chế độ im lặng cũng thể hiện rõ điều đó.
Nguồn và tác giả[sửa]
- Nguồn: http://www.familie.augsburg.de
- Người dịch: Tạ Thị Ngọc - giáo viên tiếng Đức của Trung tâm tư vấn du học và đào tạo Interconex
Ghi chú[sửa]
- Nguyễn Thế Phúc đã thay đổi tiêu đề bài viết khi đăng lên VLOS.
Xem thêm[sửa]
- Dù chưa biết nói nhưng trẻ sơ sinh vẫn có thể suy nghĩ logic
- Tại sao trẻ em Pháp ít ăn vạ?
- Trẻ em luyện tập cường độ cao sẽ thúc đẩy trí não
- Nuôi dưỡng óc tò mò để giúp trẻ thành công
- Tại sao học sinh không thích tới trường
- « Mới nhất
- ‹ Mới hơn
- Cũ hơn ›
Liên kết đến đây
Các ghi chú của cùng tác giả
- So sánh điểm kì thi tốt nghiệp trung học của Hà Giang và cả nước
- Học làm cha, làm mẹ
- Đọc sách 2 giờ mỗi ngày (Từ 4-6h sáng)
- Rễ, thân cành, và lá
- Sự trở lại của các thành bang
- Việt Nam học được gì từ bài học Phần Lan trong đổi mới giáo dục
- Đằng sau sự thành công của giáo dục Phần Lan là gì?
- Bí mật trong tuyển chọn và đào tạo giáo viên Phần Lan
- Chiến tranh và khó khăn - lý do khiến giáo dục Việt Nam khó phát triển
- Năng lực và các khái niệm liên quan