Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Hãy tập trung vào điểm mạnh
Từ VLOS
Đừng ám ảnh bởi điểm yếu. Hãy tập trung vào điểm mạnh. Điểm yếu có cố khắc phục cũng chỉ hết yếu thôi. Khó thành điểm mạnh được. Điểm mạnh nếu biết tối đa hoá sẽ tạo nên khác biệt. Khác biệt (thực sự) rất hiếm Quy luật này đúng cho cả quản trị nhân sự trong công ty, quản trị thương hiệu lẫn quản trị phát triển cá nhân. Ai đó có nói rằng đừng bao giờ dạy heo học hát, điều đó làm lãng phí thời gian của bạn và làm heo cũng bực mình!
Nguồn: Fber: Sơn Đức Nguyễn
Cập nhật lần 1: 14/12/2016[sửa]
Hôm nay tác giả của stt trên đã viết thêm một ví dụ để minh chứng cho luận điểm trên của mình. Ví dụ về cầu thủ nổi tiếng: Beckhams
Limiting factors? Khắc phục điểm yếu để không thất bại. Nhưng muốn thành công cần biết phát huy điểm mạnh. Beckham tạt bóng và đá phạt siêu đẳng. Nhưng anh đi bóng kém. Becks hầu như không có khả năng rê bóng và qua người. Becks nên chú trọng tôi luyện độc chiêu tạt bóng và đá phạt hay dành thời gian khổ luyện để biết rê dắt bóng qua người? Trong suốt sự nghiệp của mình Becks đổ mồ hôi trên sân tập, ở lại sau giờ tập chủ yếu để mài sắc điểm mạnh vốn là khả năng trời phú của mình. Và anh đã đúng. Thế giới bóng đá cho đến nay vẫn không thể tìm người thứ hai có kỹ năng tạt bóng từ cánh phải hay bằng Becks. Ở nước Anh đến giờ vấn mòn mắt chưa có người thứ hai đá phạt xuất sắc như Becks. Những độc chiêu này của Becks che mờ tất cả những khiếm khuyết của anh về rê dắt bóng và qua người. Với những điểm yếu này, anh chỉ cần luyện tập để biết cầm bóng đi bóng theo yêu cầu tối thiểu của một cầu thủ chuyên nghiệp là được. Nên tập trung phát huy điểm mạnh sẵn có để trở thành người giỏi nhất. Vì phát huy điểm mạnh dễ thành công và rất thú vị cho bản thân. Con người ai cũng có limiting factors (yếu tố giới hạn) của mình. Ví dụ người làm sáng tạo thường bị hay làm việc theo cảm hứng, tuỳ thích không tuân thủ theo kế hoạch. Nhưng cuối cùng uy tín nghề nghiệp của anh ta được đánh giá qua chất lượng sáng tạo của công việc. Không phải vì anh ta là người có kỷ luật hay không. Tất nhiên anh ta không nên để thói quen này đi quá xa và ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của mình. Beckhams chỉ có độc chiêu là tạt cánh. Và anh ta đã trở thành huyền thoại.
Nguồn: fber Sơn Đức Nguyễn
Câu hỏi[sửa]
Nếu quan điểm này đúng thì các nhà giáo dục nên làm gì? Đặc biệt với các nhà giáo Việt Nam
Một học sinh không thể học giỏi nhiều môn ==>
Xem thêm[sửa]
- Bài viết ngược lại: Yếu tố Giới hạn (Limiting Factors), Hoang To
Các ghi chú của cùng tác giả
- So sánh điểm kì thi tốt nghiệp trung học của Hà Giang và cả nước
- Học làm cha, làm mẹ
- Đọc sách 2 giờ mỗi ngày (Từ 4-6h sáng)
- Rễ, thân cành, và lá
- Sự trở lại của các thành bang
- Việt Nam học được gì từ bài học Phần Lan trong đổi mới giáo dục
- Đằng sau sự thành công của giáo dục Phần Lan là gì?
- Bí mật trong tuyển chọn và đào tạo giáo viên Phần Lan
- Chiến tranh và khó khăn - lý do khiến giáo dục Việt Nam khó phát triển
- Năng lực và các khái niệm liên quan