Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Tài và Đức

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tình cờ tôi có đọc các bình luận về bài viết "Mỹ Linh: Không cần cố gắng để yêu con chồng" trên vnexpress.net, trong đó có một bình luận như sau:

"Ngày xưa lâu lắm rồi, thầy tôi lớp Đệ tứ, có viết trong sổ học bạ tôi câu thế này: Tài phải đứng sau đức và khiêm nhường. Bây giờ ở cái tuổi thất thập tôi mới hiểu ra phải khiêm nhường để cái đức được hòan chỉnh và từ đó mới phát huy cái Tài trọn vẹn..." (Trích từ một bình luận của nickname là Nguyễn Tuấn tại Mỹ Linh: Không cần cố gắng để yêu con chồng)

Bình luận này làm tôi nhớ lại những gì tôi "ngộ" về quan hệ giữa Tài và Đức mà chưa có dịp ghi lại. Tôi tạo note này hy vọng có thể trao đổi, chia sẻ với các bạn quan điểm của tôi về Mối quan hệ giữa Tài và Đức. Hơn nữa, tôi cũng muốn rằng note này có thể ghi lại tất cả các quan điểm của mọi người khác về chủ đề này, vì vậy đừng ngại thảo luận nếu bạn có ý kiến khác.

Trở lại bình luận trên của ông Nguyễn Tuấn (tôi gọi là ông vì ông có ghi tuổi thất thập), tôi rất tán thành ý nghĩa sâu sắc của lời phê trong học bạ về quan hệ giữa Tài và Đức mà ông đã phân tích. Dưới đây, tôi sẽ viết lại những suy nghĩ của tôi về quan hệ này, chúng có thể hơi lộn xộn vì tôi đang cố nhớ lại dần.

Đức có rộng, Tài mới cao

Có thể lấy vài ví dụ so sánh minh họa cho nhận định này:

  • Xem Đức như móng nhà, xem Tài như tòa nhà: móng nhà chắc đến mức nào thì có thể xây được tòa nhà cao đến mức tương ứng
  • Xem Đức như đất, xem Tài như cây/trái: đất có tươi tốt mới có thể trồng được nhiều giống cây, mới có thể cho nhiều trái to và tốt; ngược lại dù có giống cây tốt mấy nhưng đất không tốt thì khó trồng cây và trái cũng không được nhưng đúng giống của nó
  • Xem Đức như sức khỏe, xem Tài như khả năng làm việc: sức khỏe có dồi dào thì cơ hội làm được nhiều việc càng cao; người không có sức khỏe hay sức khỏe yếu thì đã mất cơ hội để có thể làm được những việc mà có sức khỏe tốt hơn là làm được.
  • Xem Đức như tính khiêm tốn, xem Tài như kiến thức học được: người khiêm tốn luôn có cơ hội học hỏi nhiều điều từ người khác;
  • ...

Xét ở một góc độ khác tôi nhận thấy:

Tài phải đi đôi với Đức

nếu không được vậy thì nhẹ là hại bản thân nặng hơn thì "hại mình hại người". Tôi nghĩ có rất nhiều câu nói, tình huống minh họa cho ý này. Nếu bạn có thể xin mời bổ sung vào dưới đây:

  • "Có tài mà không có đức là người vô dụng" (Hồ Chí Minh) ... những người có “Tài” mà thiếu “Đức”. Kết cục của những con người ấy luôn là bi kịch [1]
  • ...

Xem thêm[sửa]