Thảo luận:Sự khác biệt giữa phong cách sống của phương Đông và phương Tây

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết khá thú vị sau, có cùng chủ đề: http://dantri.com.vn/c702/s702-543297/khi-nguoi-moi-quen-go-cua-nha-ban-luc-7am.htm

Nguyenthephuc, 16:19, 2/12/2011 (UTC)

khá hay đó^^

Cohocluongtu, 15:39, 21/7/2011 (UTC)

@Thảo: sự khác nhau này không hẳn là do sự phồn thịnh của quốc gia, hay kinh nghiệm hưởng thụ bởi vì những nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hiện nay cũng là những nước có mức thu nhập cao, hoặc GDP lớn.

Mặt khác, đối với các nước phương Tây cũng có sự khác biệt (đa dạng) về những điểm gọi là văn hóa, văn minh trên hình vẽ. Cụ thể người Italia, người Pháp, Tây Ban Nha (phía Nam) sẽ khác nhiều với người Đức, Áo, Thụy Sĩ (phía Bắc).

Cao Xuân Hiếu, 12:56, 9/4/2011 (UTC)

Tôi thấy có cảm giác như là sự so sánh giữa nước phát triển với nước đang phát triển hơn là phương Đông và phương Tây. Có vẻ như cách nhìn nặng về quan niệm vật chất và tinh thần, cụ thể hơn là hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, về cách mà con người hưởng thụ hoặc thực hiện cuộc sống vật chất. Cái đó cố nhiên khác nhau ở các nước đầy đủ và các nước thiếu thốn, hoặc bước đầu làm quen với hưởng thụ. Phảng phất một quan điểm tự ti của tác giả...

Phạm Thạch Thảo, 12:41, 9/4/2011 (UTC)

Nguyenthephuc viết ...[sửa]

Tôi quan tâm "Vị trí của trẻ em" và "Cuộc sống của người già".

Trong gia đình, trẻ em phương Tây được xem như một thành viên và có vai trò "tương đối bình đẳng". Còn trẻ em phương Đông là "trung tâm" (Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai) -:D.

Về già, người già phương Tây "cô đơn", còn người già phương Đông sớm tối quây quần cùng con cháu.

Nguyễn Thế Phúc thảo luận 08:20, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (CEST)
Những bức vẽ mô tả tương đối xát với nếp văn hóa của phương Tây và phương Đông. Việc coi trẻ em làm "trung tâm" của người Á Đông vô hình chung đã đặt sức nặng, kỳ vọng của cả gia đình lên vai 1 đứa trẻ mà ko cần quan tâm đến thiên hướng, sở thích và mong muốn của nó. Như vậy ko thể tốt được.
Việc người già sớm tối quây quần với con cháu chứng tỏ các cụ vẫn chưa được nghỉ ngơi, lại tiếp tục gánh vác các trọng trách. Trong khi đó người già ở châu Âu thì dành toàn bộ thời gian cho bản thân mình, chỉ những ngày lễ tết thì họ tổ chức một bữa ăn ấm cúng, con cái từ khắp nơi đổ về, vui vẻ trong 1 thời gian ngắn rồi thì ai có công việc của người nấy. Khó mà nói chính xác cách sống nào làm các cụ vui vẻ, hạnh phúc hơn nhưng tuổi thọ ở các nước châu Âu cao thường hơn nhiều so với nước châu Á.
Cao Xuân Hiếu (thảo luận) 14:36, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (CEST)

Minh họa của Liu Young khá đặc sắc!

Ngay cả ở nước ta việc ông bà chăm sóc cháu cũng đang ít dần. Với những gia đình trẻ có điều kiện, các em bé được chăm sóc bởi các trường "chất lượng cao" nên ông bà cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi . Thực tế một số lượng không nhỏ người cao tuổi rất vất vả khi phải trông cháu...

Ngay ở phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc thì hình ảnh "xếp hàng" cũng tương tự (thậm chí còn trật tự hơn) phương Tây rồi.

Vậy thì: Một số điểm khác biệt giữa Đông và Tây sẽ dần chuyển thành điểm khác biệt giữa các nước phát triển với nhóm còn lại.

Ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa cũng là xu thế chung do tiến trình toàn cầu hóa. Rất nhiều người phương Đông dùng dao, dĩa hay người phương Tây cầm đũa thành thạo ...

Veterinary (thảo luận) 19:44, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (CEST)

Uygui viết ...[sửa]

hii

Đọc bài viết của anh em thấy rất thú vi. dù là những hình ảnh đơn thuần thôi. ko phải thuyết minh nhiều mà mỗi người tự nhận thấy mình trong đó.

Rất thú vị.

Uygui (thảo luận) 06:50, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (CET)