Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xử lý cánh tay bị gãy
Từ VLOS
Gãy tay là chấn thương thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người già. Bạn có thể bị gãy một trong ba xương tạo thành cánh tay: xương cánh tay (humerus), xương trụ (ulna), hoặc xương quay (radius).[1] Để chữa cánh tay bị gãy, bạn cần nhanh chóng xử lý chỗ gãy, tìm sự chăm sóc y tế và nghỉ ngơi trong một thời gian để lành hẳn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tiếp nhận điều trị[sửa]
-
Đánh
giá
tình
hình.
Tùy
vào
mức
độ
nghiêm
trọng
của
chỗ
gãy,
bạn
có
thể
gọi
cấp
cứu
hoặc
đến
bệnh
viện.
Một
phút
dành
để
đánh
giá
tình
hình
trước
khi
chọn
cách
xử
lý
có
thể
giúp
ngăn
ngừa
tổn
thương
thêm.
- Bạn có nhiều khả năng bị gãy tay nếu nghe thấy tiếng “tách” hoặc tiếng “rắc”.[1]
- Các dấu hiệu khác cho thấy hiện tượng gãy tay là đau dữ dội, cơn đau có thể tăng khi cử động, sưng, bầm tím, biến dạng cánh tay, khó khăn khi úp hoặc ngửa bàn tay.[1]
- Gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau:[1] Nạn nhân không có phản ứng, không thở hoặc không cử động; máu chảy ồ ạt; thậm chí chỉ cần ấn nhẹ hoặc cử động nhẹ cũng gây đau; tê đầu chi nơi bị gãy (như các ngón tay) hoặc bầm tím đầu ngón tay; bạn nghi ngờ xương bị gãy ở cổ, đầu hoặc lưng; nếu xương trồi lên khỏi da; hoặc cánh tay bị biến dạng.
- Nếu không thể tiếp cận dịch vụ cấp cứu, bạn có thể xem bài viết "Cách để sơ cứu khi bị gãy xương" của wikiHow:.
-
Cầm
máu.
Nếu
chỗ
gãy
gây
chảy
máu,
điều
quan
trọng
là
cầm
máu
càng
sớm
càng
tốt.
Dùng
băng
gạc,
vải
hoặc
quần
áo
sạch
ấn
nhẹ
lên
chỗ
chảy
máu.[2]
- Đảm bảo gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện nếu có hiện tượng chảy máu.[2]
-
Tránh
xếp
lại
xương.
Nếu
xương
đâm
ra
ngoài
hoặc
bị
biến
dạng,
bạn
không
nên
xếp
lại
xương
trong
bất
kỳ
trường
hợp
nào.
Đến
bác
sĩ
và
cố
định
cánh
tay,
hai
việc
này
có
thể
ngăn
ngừa
tổn
thương
thêm
và
giúp
bạn
bớt
khó
chịu.[2]
- Việc cố xếp lại xương có thể gây đau và tổn thương thêm, đồng thời có khả năng dẫn tới nhiễm trùng.[2]
- Cố định cánh tay gãy. Một điều vô cùng quan trọng là đảm bảo sự cử động không làm cánh tay gãy tổn thương thêm. Đặt nẹp bên trên và dưới chỗ gãy để cố định cho đến khi bạn được chăm sóc y tế.[3]
- Chườm túi lạnh hoặc nước đá để giảm đau và sưng. Bọc nước đá vào khăn hoặc vải và chườm lên chỗ gãy. Điều này có thể giúp bớt đau và sưng cho đến khi bạn tới bác sĩ.[3]
- Đến bác sĩ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chỗ gãy, bạn có thể phải bó bột, nẹp hoặc đệm để cố định vùng tổn thương. Bác sĩ có thể quyết định cách điều trị tốt nhất cho cánh tay gãy của bạn.[4]
- Thủ thuật xếp lại xương. Nếu xương của bạn bị gãy và chệch khỏi vị trí, bác sĩ có thể phải sắp xếp xương vào đúng chỗ của nó. Quá trình xếp xương có thể gây đau, nhưng bác sĩ sẽ có phương pháp giúp bạn vượt qua thủ thuật này.[7]
Xoay xở trong các hoạt động thường ngày[sửa]
- Ghi nhớ nguyên tắc RICE. Điều quan trọng cần nhớ trong các hoạt động hàng ngày là nguyên tắc RICE (Rest – nghỉ ngơi, Ice – nước đá, Compression – băng ép, Elevation – nâng cao). Việc tuân theo nguyên tắc RICE có thể giúp bạn xoay xở dễ dàng và thoải mái hơn.[7]
- Để cánh tay nghỉ ngơi. Cho cánh tay cơ hội được nghỉ ngơi. trong cả ngày Trạng thái bất động có thể giúp cánh tay phục hồi hoàn toàn và cũng có thể ngăn ngừa đau hoặc khó chịu.[7]
- Chườm đá. Chườm túi đá lên cánh tay gãy có thể giúp giảm sưng và bớt đau.[2]
-
Băng
ép
vùng
bị
thương.
Quấn
cánh
tay
bằng
băng
gạc
hoặc
băng
thun.
Điều
này
giúp
giảm
sưng,
đồng
thời
có
thể
làm
nhẹ
cơn
đau.[2]
- Hiện tượng sưng có thể làm mất khả năng cử động, và băng ép có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.
- Dùng băng ép cho đến khi chỗ đau hết sưng hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
- Bạn có thể mua băng ép ở bất kỳ hiệu thuốc hoặc cửa hàng thiết bị y tế nào.
-
Để
cánh
tay
cao
hơn
mức
tim.
Nâng
cao
cánh
tay
lên
trên
mức
tim
có
thể
hạn
chế
tình
trạng
sưngvà
duy
trì
cử
động.[2]
- Nếu không giơ cánh tay lên được, bạn có thể kê tay lên chồng gối hoặc lên bề mặt đồ vật.
-
Không
để
ướt
lớp
bột
phía
ngoài.
Bạn
có
thể
dể
dàng
tránh
đi
bơi
hoặc
ngâm
nước
nóng,
nhưng
tắm
vòi
sen
hoặc
tắm
trong
bồn
thì
hơi
khó
tránh
trong
lúc
chờ
cánh
tay
hồi
phục.
Khi
tắm
vòi
sen
hoặc
tắm
bồn
(bạn
có
thể
thử
tắm
kiểu
lau
rửa),
điều
quan
trọng
là
không
để
lớp
bột
bọc
ngoài
cánh
tay
bị
ướt.
Điều
này
giúp
cánh
tay
lành
lại
và
đảm
bảo
không
bị
nhiễm
trùng
da
hoặc
kích
ứng.
- Bạn có thể bọc cánh tay bó bột trong túi ni-lông dày, chẳng hạn như túi đựng rác hoặc thậm chí màng bọc thực phẩm. Đảm bảo che kín toàn bộ lớp bột một cách chắc chắn.
- Bạn cũng có thể bọc một lớp khăn ngoài lớp bột để ngăn ngừa nước rỉ vào trong. Điều này không những có tác dụng bảo vệ lớp bột mà còn giúp ngăn ngừa da bị kích ứng hoặc nhiễm trùng.
- Trường hợp nếu lớp bột bị ướt, bạn có thể dùng máy sấy tóc để sấy khô. Như vậy lớp bột có thể vẫn được bảo đảm còn nguyên vẹn. Nếu lớp bột bị ướt sũng, bạn hãy gọi cho bác sĩ và hỏi cách xử lý.
-
Mặc
trang
phục
thích
hợp.
Mặc
quần
áo
khi
bị
gãy
tay
có
thể
rất
khó
khăn.
Bạn
nên
chọn
trang
phục
thích
hợp
để
dễ
xỏ
tay
vào
mà
không
gây
khó
chịu.
- Mặc quần áo rộng với ống tay rộng. Áo ngắn tay hoặc áo ba lỗ có thể sẽ dễ mặc hơn.
- Nếu trời lạnh, bạn có thể choàng áo len qua bên vai có cánh tay đau. Cánh tay giấu bên trong áo len sẽ được giữ ấm.
- Nếu muốn đi găng tay nhưng không thể đi vào tay, bạn hãy thử dùng tất trùm vào bàn tay.
-
Dùng
cánh
tay
và
bàn
tay
kia.
Nếu
tay
bị
gãy
là
tay
thuận,
bạn
hãy
dùng
tay
kia
càng
nhiều
càng
tốt.
Có
thể
bạn
phải
mất
một
thời
gian
làm
quen,
nhưng
việc
này
sẽ
giúp
bạn
sẽ
bớt
bị
lệ
thuộc.
- Bạn có thể học đánh răng, chải tóc hoặc dùng dụng cụ nhà bếp bằng tay không thuận.
-
Nhờ
mọi
người
giúp
đỡ.
Có
một
số
hoạt
động
bạn
sẽ
thấy
khó
khăn
khi
thực
hiện
một
mình
với
cánh
tay
gãy.
Bạn
có
thể
nhờ
bạn
bè
hoặc
người
thân
trợ
giúp
khi
cánh
tay
của
bạn
đang
bất
động.
- Nhờ bạn bè chép bài ở lớp hoặc đánh máy tài liệu. Bạn cũng có thể hỏi giáo viên xem có được ghi âm lại bài giảng không.
- Bạn sẽ thấy rằng những người lạ cũng có thể ngỏ ý giúp đỡ khi bạn bị gãy tay, từ việc xách túi thực phẩm đến việc giữ cửa hộ bạn. Bạn hãy tận dụng những cơ hội như vậy để cho cánh tay của bạn được nghỉ ngơi.
- Tránh các hoạt động phức tạp. Một số hoạt động như lái xe có thể khó thực hiện với một cánh tay gãy. Bạn có thể đi nhờ bạn bè hay người thân, hoặc dùng phương tiện giao thông công cộng.
Đẩy nhanh quá trình chữa lành[sửa]
- Hạn chế cử động. Cánh tay càng bất động thì càng tốt cho quá trình hồi phục. Cho dù bị bó bột hoặc chỉ dùng dây đeo, bạn cũng cần cố gắng tránh cử động nhiều hoặc va đập vào đồ vật.[7]
-
Uống
thuốc
để
giảm
đau
và
bớt
khó
chịu.
Bạn
có
thể
đau
một
chút
hoặc
đau
khủng
khiếp
khi
bị
gãy
tay.
Thuốc
giảm
đau
có
thể
giúp
bạn
thư
giãn
và
không
cử
động
tay
quá
nhiều.[7]
- Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê toa như aspirin, ibuprofen, naproxen sodium, hoặc acetaminophen. Ibuprofen và naproxen sodium cũng có thể giúp giảm sưng.[7]
- Trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không nên uống aspirin trừ khi được bác sĩ cho phép.[9]
- Bạn cũng nên tránh uống aspirin và các loại thuốc khác có thể làm loãng máu nếu xương gãy đâm rách da hoặc chảy máu.
- Nếu bạn bị đau nhiều, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau có chất gây ngủ (narcotic) trong vài ngày.[7]
-
Đến
nơi
phục
hồi
chức
năng
hoặc
tập
vật
lý
trị
liệu.
Trong
nhiều
trường
hợp,
liệu
pháp
phục
hồi
chức
năng
có
thể
bắt
đầu
khá
sớm
sau
khi
điều
trị
ban
đầu.[7]
Bạn
có
thể
bắt
đầu
với
các
cử
động
đơn
giản
để
giảm
thiểu
tình
trạng
bị
cứng
nhắc,
và
dần
dần
tập
vật
lý
trị
liệu
khi
bạn
đã
được
tháo
bột,
nẹp
hoặc
dây
đeo.[7]
- Chỉ tập phục hồi chức năng dưới sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ.[7]
- Điều trị phục hồi chức năng sớm có thể gồm các cử động đơn giản để thúc đẩy lưu thông máu và giúp bớt cứng.[7]
- Vật lý trị liệu có thể giúp bạn khôi phục sức mạnh cơ bắp, cử động khớp và độ mềm dẻo khi đã tháo bột hoặc hồi phục sau phẫu thuật.[7]
-
Phẫu
thuật
khi
bị
gãy
tay
nghiêm
trọng.
Bạn
có
thể
phải
phẫu
thuật
nếu
cánh
tay
bị
gãy
phức
tạp
hoặc
gãy
rời
xương.
Phẫu
thuật
có
thể
giúp
đảm
bảo
cánh
tay
của
bạn
lành
lại
đúng
cách
và
giảm
thiểu
rủi
ro
xảy
ra
hậu
quả
do
gãy
xương.[7]
- Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể đặt các dụng cụ cố định để ổn định xương. Các dụng cụ cố định xương gồm có đinh, ốc, lá kim loại và dây thép.[7] Những dụng cụ này giúp giữ cố định vị trí các xương trong quá trình hồi phục.
- Trong quá trình phẫu thuật, bạn sẽ được gây tê tại chỗ khi bác sĩ đặt dụng cụ cố định.[7]
- Thời gian hồi phục thường tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cách bạn chăm sóc cánh tay gãy.
- Bạn có thể cần tập vật lý trị liệu để phục hồi sức mạnh cơ bắp, độ mềm dẻo và cử động của các khớp sau phẫu thuật.
-
Ăn
các
loại
thức
ăn
giúp
xương
chắc
khỏe.
Một
chế
độ
ăn
gồm
các
thực
phẩm
giàu
can-xi
và
vitamin
D
có
thể
giúp
làm
chắc
xương.
Điều
này
cũng
sẽ
cung
cấp
các
dưỡng
chất
cần
thiết
để
xây
dựng
lại
xương
cánh
tay
và
ngăn
ngừa
gãy
tay.[10]
- Can-xi và vitamin D có thể kết hợp để giúp xương chắc khỏe hơn.[11]
- Các nguồn giàu can-xi bao gồm sữa, rau bó xôi, đậu nành, cải xoăn, phô mai và sữa chua.[11]
- Bạn có thể uống thực phẩm bổ sung can-xi nếu chế độ ăn không cung cấp đủ lượng can-xi cần thiết, tuy nhiên bạn vẫn nên cố gắng nạp can-xi từ thực phẩm toàn phần càng nhiều càng tốt.
- Các nguồn dồi dào vitamin D gồm có cá hồi, cá ngừ, gan bò và lòng đỏ trứng.[11]
- Cũng như can-xi, bạn có thể uống thực phẩm bổ sung vitamin D để thêm vào chế độ ăn của bạn.
- Cân nhắc dùng thực phẩm tăng cường can-xi và vitamin D. Nhiều loại nước quả như nho hoặc cam có thể chứa can-xi hoặc vitamin D. Một số sản phẩm sữa cũng được tăng cường vitamin D.[12]
- Tập các bài tập kháng lực để giúp xương chắc khỏe. Mặc dù hầu hết mọi người đều nghĩ đến cơ bắp khi tập luyện, nhưng thực ra xương cũng đáp ứng với việc tập luyện.[13] Những người tập thể dục thường có mật độ xương cao hơn những người không tập luyện,[13] hơn nữa việc tập thể dục cũng giúp ích cho khả năng giữ thăng bằng và phối hợp, có thể giúp ngăn ngừa té ngã và tai nạn.[13]
Lời khuyên[sửa]
- Luôn luôn đeo đồ bảo hộ khi chơi những môn thể thao hoặc tham gia các hoạt động như đạp xe, trượt patin, v.v…[11]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-arm/basics/definition/con-20031746
- ↑ 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 2,11 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-fractures/basics/art-20056641
- ↑ 3,0 3,1 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-fractures/basics/art-20056641
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-arm/basics/preparing-for-your-appointment/con-20031746
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-arm/basics/preparing-for-your-appointment/con-20031746
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-arm/basics/preparing-for-your-appointment/con-20031746
- ↑ 7,00 7,01 7,02 7,03 7,04 7,05 7,06 7,07 7,08 7,09 7,10 7,11 7,12 7,13 7,14 7,15 7,16 7,17 7,18 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-arm/basics/treatment/con-20031746
- ↑ http://www.orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=A00147
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/reyes-syndrome/basics/prevention/con-20020083
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-arm/basics/prevention/con-20031746
- ↑ 11,0 11,1 11,2 11,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-arm/basics/prevention/con-20031746
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-arm/basics/prevention/con-20031746
- ↑ 13,0 13,1 13,2 13,3 13,4 http://www.niams.nih.gov/health_info/bone/Bone_Health/Exercise/default.asp