Duy trì sự tích cực khi biết rằng cuộc sống của bản thân khá tồi tệ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiều tình huống có thể phát sinh trong cuộc sống khiến một người nào đó cảm thấy rằng cuộc sống của họ khá tồi tệ. Điều này có thể bao gồm quá trình mất đi người thân yêu, mất việc, thất nghiệp trong một khoảng thời gian dài, bệnh mãn tính, chia tay, v.v. Buồn bã là cảm giác khá bình thường khi gặp phải các tình huống này. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải nhận thức được rằng bạn hoàn toàn có thể vực dậy sau khi trải qua chúng bằng cách suy nghĩ tícch cực, có nghĩa là suy nghĩ về vấn đề theo cách lạc quan và hiệu quả hơn.[1] Ngoài ra, có rất nhiều chiến lược mà bạn nên cân nhắc thực hiện để có thể quay về với cảm giác hạnh phúc và giành lại cái nhìn tích cực về cuộc sống.

Các bước[sửa]

Xác định Nguyên nhân Tiềm năng[sửa]

  1. Tìm kiếm lý do vì sao bạn nghĩ rằng cuộc sống của bạn khá tệ hại. Có khá nhiều lý do khiến bạn nghĩ rằng cuộc sống của bạn thật tồi tệ. Nếu bạn gặp phải khá nhiều căng thẳng mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy lo lắng hoặc thất vọng. Bạn thậm chí có thể gặp phải các triệu chứng về mặt thể chất chẳng hạn như đau đầu hoặc mất ngủ.[2] Nguồn gây căng thẳng phổ biến bao gồm:[3]
    • Thay đổi to tát trong cuộc sống. Nếu bạn đang phải trải qua thời kỳ của sự biến đổi đột ngột, chẳng hạn như kết thúc một mối quan hệ tình cảm (hoặc bước vào mối quan hệ mới), thay đổi nghề nghiệp, chuyển nhà, v.v, bạn sẽ bị căng thẳng.
    • Gia đình. Nếu cuộc sống gia đình của bạn đang trở nên lộn xộn, bạn sẽ cảm thấy buồn bã, khó chịu, hoặc lo lắng.
    • Công việc/Học tập. Nghĩa vụ trong công việc hoặc trong học tập là nguồn gây căng thẳng to lớn đối với hầu hết mọi người. Nếu bạn cảm thấy không được trân trọng trong công việc hoặc trong học tập, hoặc cảm thấy bế tắc với một công việc nào đó, bạn sẽ nghĩ rằng cuộc sống của bạn khá tệ hại.
    • Cuộc sống xã hội. Nếu bạn cảm thấy bị cô lập hoặc mất đi sự kết nối với mọi người, bạn có thể cảm thấy rằng cuộc sống của bạn thật tồi tệ. Hoặc nếu bạn lo lắng về việc gặp gỡ người mới hoặc tham gia vào tình huống xã hội, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng khi bạn phải thực hiện hành động này.
  2. Viết nhật ký. Một cách để tìm hiểu nguyên nhân tiềm năng có thể gây nên cảm giác của bạn đó chính là xác định thời điểm khi bạn cảm nhận được chúng. Viết nhật ký sẽ cho phép bạn xác định yếu tố mà bạn có thể kiểm soát trong tình huống và điều này sẽ giúp bạn có thể duy trì sự tích cực.[4] Nói chung, bạn cần phải nhớ rằng bạn không thể kiểm soát điều gì khác hơn là hành động và phản ứng của chính mình.
    • Ví dụ, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng bạn cảm thấy khó chịu và buồn bã nhất khi bạn đi làm. Bạn có thể có cảm thấy như bạn không được nhìn nhận hoặc trân trọng. Hoặc là như thể bạn đã phải làm việc quá sức. Tình trạng này thật tồi tệ.
    • Tự hỏi bản thân về nhân tố mà bạn có thể kiểm soát. Bạn không thể kiểm soát sự cảm kích hoặc sự nhìn nhận của người khác trước sự đóng góp của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể trở nên quyết đoán hơn trong việc sở hữu thành tựu của chính mình. Bạn có thể nói "có" với bất kỳ một dự án nào được đề ra. Bạn cũng có thể tìm kiếm công việc khác ở công ty mà bạn nghĩ rằng sẽ phù hợp với bạn hơn. Hãy tìm cách để trao quyền quyết định cho chính mình, và bạn sẽ cảm thấy rằng cuộc sống của bạn ít tồi tệ hơn.
    • Cố gắng hình thành danh sách những điều mà bạn có thể làm để giúp đỡ bản thân trong tình huống cụ thể. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy rằng bạn làm việc quá sức, bạn có thể cân nhắc trò chuyện với sếp về khối lượng công việc của bạn hoặc thương lượng về việc tăng lương. Nếu bạn không cảm nậhn được sự trân trọng trong công việc, bạn có thể tìm kiếm một vị trí khác tại môi trường tốt hơn. Thiết lập danh sách hành động cụ thể, rõ ràng mà bạn có thể thực hiện.
  3. Tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để tiến hành phân tích. Bạn có đang gặp phải một căn bệnh nghiêm trọng nào đó? Bạn có lạm dụng ma túy và/hoặc rượu bia? Gần đây bạn có gặp phải sự kiện to tát nào trong cuộc sống? Gần đây bạn có mất đi người thân yêu? Bạn có bất kỳ mâu thuẫn cá nhân nào hay không? Bạn có tiền sử lạm dụng hoặc chấn thương? Bạn có đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc kê toa nào hay không?[5]
    • Nếu câu trả lời của bạn là có cho bất kỳ một câu hỏi nào trên đây, điều này có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về lý do vì sao bạn lại nghĩ rằng cuộc sống của bạn khá tệ hại.
  4. Xem xét nguyên nhân sinh học tiềm năng. Nhiều người không thể tìm hiểu lý do vì sao họ nghĩ rằng cuộc sống của họ thật tồi tệ.[6] Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng di truyền đóng vai trò khá quan trọng trong tình trạng trầm cảm. Nếu một người nào đó trong gia đình bạn gặp phải tình trạng này, có cơ hội là bạn cũng đang mắc phải nó.[5] Một vài tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động kém hoặc đau mãn tính, cũng có thể gây trầm cảm.[7]
    • Nữ giới thường dễ bị trầm cảm gấp hai lần nam giới.
    • Thay đổi lượng hormone cũng có thể gây trầm cảm.[8]
    • Thay đổi trong não bộ có thể dẫn đến trầm cảm. Nhiều nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân bị trầm cảm đã tiết lộ rằng não bộ cũng trải qua sự thay đổi về mặt thể chất.[9]

Giảm thiểu Sự tiêu cực và Tăng cường Sự tích cực[sửa]

  1. Nhận biết khi bạn cảm thấy tiêu cực. Điều quan trọng là bạn cần phải nhận thức được suy nghĩ tiêu cực của bản thân để có thể bắt đầu thay đổi nó thành điều tích cực. Người tiêu cực thường có xu hướng suy nghĩ về tình huống tồi tệ nhất. Ngoài ra, họ cũng thường phóng đại khía cạnh tiêu cực của bất kỳ một tình huống cụ thể nào đó. Họ cũng có xu hướng chỉ thiên về một hướng và chỉ nhận thấy duy nhất mặt tốt đẹp hoặc mặt tồi tệ của sự việc.[1]
  2. Thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Cố gắng thường xuyên kiểm tra suy nghĩ của chính mình trong ngày. Xác định yếu tố mà bạn thường suy nghĩ về chúng theo cách tiêu cực và thêm vào sự tích cực. Vây quanh bản thân với người tích cực cũng rất hữu ích, vì người tiêu cực có thể làm gia tăng sự căng thẳng và tăng cường sự tiêu cực của bạn. Sau đây là một vài ví dụ trong việc thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực:[1]
    • Thật điên rồ, trước giờ mình chưa từng thực hiện điều này. = Mình có cơ hội tuyệt vời để thực hiện một điều gì đó khác biệt.
    • Mình sẽ không bao giờ có thể giỏi điều này. = Mình sẽ cố gắng thử thực hiện điều này một lần nữa.
    • Đây là thay đổi quá lớn. = Hãy thử thực hiện một điều gì đó mới mẻ và thú vị.
  3. Không nên xác định bản thân dựa trên môi trường xung quanh. Bạn có thể sẽ cảm thấy như là vị trí của bạn trong cuộc sống sẽ hình thành con người bạn. Nếu môi trường quanh bạn khá tệ hại, sẽ khó để bạn duy trì sự tích cực. Bạn nên tập trung vào phẩm chất bẩm sinh của chính mình, thay vì vào tình huống diễn ra xung quanh. Hãy nhớ rằng: tình huống đó chỉ là tạm thời.
    • Ví dụ, nếu bạn lo lắng về tình trạng thất nghiệp của mình, bạn nên nhớ rằng tình trạng công việc của bạn sẽ không thể xác định bản chất con người của bạn. Bạn nên xem điều này như là cơ hội để đi theo hướng mới, hoặc tìm kiếm công việc có ý nghĩa trong lĩnh vực khác, chẳng hạn như tình nguyện hoặc tập trung vào gia đình của bạn.
    • Nếu bạn cảm thấy như thể cuộc sống của bạn khá tồi tệ bởi vì bạn bị bắt nạt, bạn nên nhớ rằng kẻ bắt nạt thường tìm cách để trút bỏ sự bất an của chính mình lên người khác. Hành động của họ chỉ phản ánh con người của họ, chứ không phải của bạn. Bạn nên báo cáo cho người lớn biết, chẳng hạn như cha mẹ bạn, nhân viên tư vấn, hoặc hiệu trưởng nhà trường, và hãy luôn mạnh mẽ.
  4. Cởi mở với thế giới và duy trì sự giao tiếp trong xã hội. Thông thường, người cảm thấy rằng cuộc sống của họ thật tồi tệ sẽ cố gắng tách bản thân khỏi sự tương tác xã hội. Mỉa mai thay, hành động này sẽ chỉ khiến tình trạng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên tiến hành theo từng bước nhỏ để có thể tiếp tục giao tiếp với xã hội.[10]
    • Đầu tiên, bạn có thể cùng đi uống cà phê với người thân và bạn bè.
    • Gọi điện thoại nhiều hơn cho bạn bè và người thân yêu.
    • Không nên hy vọng rằng bạn sẽ có thể tận hưởng khoảnh khắc này trong lần đầu tiên, hoặc là bạn sẽ trở thành ngôi sao của buổi tiệc. Điều quan trọng là bạn phải tiến hành thực hiện từng bước nhỏ để có thể trở về với cuộc sống xã hội.
    • Thân thiện với người lạ mặt mà bạn gặp gỡ trong ngày. Không nên ngại ngùng khi phải tán gẫu với người khác. Trò chuyện với người lạ mặt có thể làm tăng sự hạnh phúc của bạn.
    • Tham gia câu lạc bộ hoặc lớp học nào đó để gặp gỡ người mới.
  5. Cố gắng suy nghĩ thông suốt. Nếu bạn tin tưởng rằng cuộc đời của bạn rất tồi tệ, có cơ hội là bạn đã không suy nghĩ thông suốt và không đáp lại tình huống với thái độ phù hợp. Thay vì cho phép suy nghĩ của bản thân vượt khỏi tầm kiểm soát, bạn nên cố gắng tư duy một cách thông suốt bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:[11]
    • Làm cách nào để mình có thể kiểm soát xem ý tưởng này có phù hợp hay không?
    • Điều này có phải lúc nào cũng đúng?
    • Liệu có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào hay không?
    • Bức tranh toàn cảnh này còn thiếu điều gì?
  6. Thường xuyên tập thể dục và sở hữu chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tập thể dục ba lần mỗi tuần đã được chứng minh rằng sẽ giúp xoa dịu tình trạng trầm cảm mức độ nhẹ đến vừa. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, giúp bạn ngủ ngon hơn và thậm chí có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Ăn uống lành mạnh là biện pháp khác để giúp bạn đối phó với trầm cảm. Giảm thiểu lượng rượu bia tiêu thụ xuống còn 1 ly mỗi ngày và ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khác nhau. Bạn cũng nên tránh xa chất gây nghiện, hút thuốc lá, và các thói quen có hại khác cho sức khỏe của bạn.
    • Tập aerobic đặc biệt sẽ khá hiệu quả. Bạn nên cố gắng sử dụng máy chạy bộ trong vòng 30 phút, hoặc đi bộ 30 phút. [12]
    • Yoga cũng có thể giúp xoa dịu.
    • Bạn nên ăn cá, uống nhiều nước, ăn ngũ cốc nguyên hạt và hoa quả.
  7. Thiền và lặp lại câu danh ngôn có ý nghĩa. Thông điệp lặp đi lặp lại, cho dù là tích cực hay tiêu cực, có thể ảnh hưởng to lớn đến tinh thần của bạn. Thay thế mọi điều tiêu cực với sự tích cực bằng cách lắp đầy tâm trí với suy nghĩ có ý nghĩa. Lựa chọn những câu dánh ngôn có ý nghĩa có thể giúp bạn vượt qua một ngày hoạt động. Lặp lại chúng mỗi khi bạn cảm thấy rối ren, và mỗi khi bạn thực hiện điều này, bạn nên suy nghĩ về ý nghĩ thật sự của chúng.[13] Sau đây là một vài ví dụ.
    • Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn ao ước được thấy.(Mahatma Gandhi)
    • Hành động là thuốc giải độc cho sự tuyệt vọng. (Joan Baez)
    • Không có bất kỳ người nào trừ chúng ta có thể làm trống tâm trí của chính mình. (Bob Marley)
    • Thắp sáng ngọn nến sẽ tốt hơn là nguyền rủa bóng tối. (Eleanor Roosevelt)
  8. Tìm hiểu ý nghĩ của cuộc sống. Những người cảm thấy rằng cuộc sống của họ có mục đích cụ thể thường có xu hướng trở nên hạnh phúc hơn là người nghĩ rằng cuộc sống của họ thật vô nghĩa. Bạn có từng dành thời gian để suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống? Không ai có thể thật sự biết rõ câu trả lời cho câu hỏi phổ biến này. Tuy nhiên, bạn có thể quyết định xem liệu cuộc sống có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống sẽ giúp bạn bước ra khỏi giường mỗi ngày, ngay cả khi bạn đang phải trải qua thời kỳ tồi tệ nhất.
    • Một vài người tìm được ý nghĩa cuộc sống bằng cách tham gia vào lĩnh vực tôn giáo hoặc nuôi dưỡng đời sống tâm linh của họ.
    • Tìm hiểu về triết học có thể giúp bạn biết thêm về thế giới quan của chính mình.
    • Trong lĩnh vực gần gũi hơn, phần có ý nghĩa nhất trong cuộc sống có thể sẽ là mối quan hệ tình cảm của bạn, công việc, nghệ thuật, hoặc bất kỳ điều gì đó hoàn toàn khác biệt.
  9. Sống chậm lại để tận hưởng phần tốt đẹp của cuộc sống. Một vài yếu tố trong cuộc sống có thể đem lại cho bạn sự thoải mái và bình yên. Cho dù đó có là cảm giác khi được uống tách cà phê đầu tiên vào buổi sáng, khi đi bộ đến công ty dưới ánh nắng mặt trời hoặc dành 10 phút nghỉ giai lao để hút thuốc, hãy tận hưởng chúng. Hãy cho phép bản thân sống chậm lại và thưởng thức những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bạn sẽ phát triển nguồn suy nghĩ tích cực mà bạn có thể dựa vào nó mỗi khi mọi việc trở nên tồi tệ.[14]
  10. Giúp đỡ người khác.[15] Ngay cả thực hiện một hành động nào đó trông có vẻ không đáng kể chẳng hạn như xách hộ người khác túi thực phẩm sẽ giúp tăng cường sự tích cực của bạn. Nỗ lực nhiều hơn thông qua công việc tình nguyện sẽ đem lại kết quả tốt đẹp hơn cho bạn. Tìm hiểu về những điều mà bạn có thể cung cấp cho mọi người, và rộng lượng chia sẻ nó càng thường xuyên càng tốt.
    • Bạn nghĩ rằng bạn không biết mình có thể giúp ích được gì cho người khác? Hãy tìm kiếm mái ấm tình thương trong khu vực bạn sinh sống và tình nguyện giúp đỡ trong một vài giờ mỗi tuần. Bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi phút giây mà bạn có thể cung cấp đều sẽ rất cần thiết cho người khác.

Tìm kiếm Sự trợ giúp Thông qua Trị liệu hoặc Thuốc men[sửa]

  1. Tìm hiểu kỹ thuật liên quan đến liệu pháp nhận thức để quan sát xem liệu nó có phù hợp với bạn. Hầu hết thời gian bạn dành cho liệu pháp này sẽ bao gồm việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tế của bạn.[16] Bác sĩ trị liệu sẽ giúp bạn kiểm tra và điều chỉnh suy nghĩ và hành vi tiêu cực không đem lại hiệu quả của bản thân bạn, và cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đến bạn. Bạn sẽ hợp tác với bác sĩ trị liệu để đưa ra quyết định chung về vấn đề mà cả hai sẽ cùng thảo luận và loại 'bài tập về nhà' mà bạn sẽ phải thực hiện.
    • Liệu pháp nhận thức đã được chứng minh rằng sẽ đem lại hiệu quả tương tự như thuốc chống trầm cảm để cải thiện tình trạng trầm cảm mức độ từ nhẹ đến vừa.
    • Liệu pháp nhận thức cũng hiệu quả tương tự như thuốc chống trầm cảm trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát.
    • Lợi ích của liệu pháp này thường sẽ xuất hiện trong một vài tuần.
    • Lựa chọn và đặt hẹn với bác sĩ trị liệu sử dụng liệu pháp nhận thức nếu phương pháp này trông có vẻ phù hợp với bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm nhà trị liệu trong khu vực bạn sinh sống thông qua trang web trực tuyến, chẳng hạn như trang web vietask.com.
  2. Nghiên cứu về phương pháp giao tiếp trị liệu để tìm hiểu xem liệu nó có phù hợp với bạn. Phương pháp này đặc biệt dành cho các cá nhân đang gặp phải vấn đề trong giao tiếp. Đây là biện pháp điều trị ngắn hạn, thường sẽ kéo dài trong 1 giờ mỗi tuần trong vòng 12 – 16 tuần. Các buổi trị liệu sẽ được thiết kế riêng cho việc đối phó với mâu thuẫn trong giao tiếp, thay đổi vai trò xã hội, sự đau buồn, và vấn đề trong việc phát triển mối quan hệ xã hội của người bệnh.[17]
    • Bác sĩ trị liệu sẽ áp dụng một vài kỹ thuật bao gồm lắng nghe một cách cảm thông, nhập vai và phân tính quá trình giao tiếp.
    • Bạn có thể tìm kiếm nhà trị liệu giúp bạn đối phó với vấn đề trong giao tiếp nếu bạn cảm thấy đây là biện pháp phù hợp dành cho bạn. Bạn có thể tìm kiếm nhà trị liệu sử dụng biện pháp điều trị này trong khu vực bạn sinh sống thông qua trang web trực tuyến chẳng hạn như vietask.com.[18]
  3. Tìm hiểu về phương pháp trị liệu gia đình. Bác sĩ trị liệu gia đình sẽ tập trung vào việc giúp đỡ thành viên trong gia đình giải quyết mâu thuẫn với nhau. Bác sĩ sẽ tùy chỉnh các buổi trị liệu dựa trên vấn đề của bạn, và chào đón bất kỳ thành viên nào sẵn sàng muốn tham gia. Nhà trị liệu sẽ kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề của gia đình bạn, khám phá vai trò của các thành viên trong gia đình, và sẽ xác định điểm mạnh và điểm yếu của toàn thể gia đình bạn.[19]
    • Trị liệu gia đình đặc biệt hiệu quả cho các đối tượng đang gặp phải vấn đề trong hôn nhân và gia đình.
    • Tìm kiếm và đặt hẹn với bác sĩ trị liệu gia đình nếu bạn cảm thấy rằng biện pháp này phù hợp với bạn. Một lần nữa, bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm trực tuyến. Vietask.com là nguồn cung cấp thông tin khá hữu ích.[20]
  4. Nghiên cứu về phương pháp trị liệu chấp nhận và cam kết. Biện pháp này dựa trên ý tưởng rằng bạn có thể đạt được sự khỏe khoắn và niềm hạnh phúc tuyệt vời hơn bằng cách vượt qua suy nghĩ, cảm xúc và sự liên kết tiêu cực của chính mình. Nhà trị liệu sẽ kết hợp cùng bạn trong việc thay đổi cách bạn nhận thức sự tiêu cực để giúp bạn sở hữu cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.[21][22]
    • Tìm kiếm và đặt hẹn với nhà trị liệu sử dụng biện pháp chấp nhận và cam kết nếu lựa chọn này phù hợp với bạn. Một lần nữa, bạn có thể bắt đầu với việc tìm kiếm trực tuyến. Vietask.com là cổng thông tin khá tốt để bạn bắt đầu.[23]
  5. Chú ý cẩn thận trong việc lựa chọn bác sĩ trị liệu. Bạn nên kiểm tra quá trình đào tạo và trình độ chuyên môn của họ. Bạn cũng nên chú ý đến bất kỳ một khoản phí nào có thể phát sinh và tìm hiểu xem liệu họ có chấp nhận những loại bảo hiểm mà bạn sở hữu hay không. Bạn nên hỏi xem liệu bác sĩ trị liệu sẽ thăm khám bệnh nhân nhế nào.
    • Tìm hiểu xem vị bác sĩ đó có được cấp giấy phép hành nghề trong khu vực bạn sinh sống, và xem liệu họ có sở hữu chứng chỉ về chuyên ngành mà bạn đang tìm kiếm hay không.
    • Tham khảo về khoản phí mà bạn phải chi trả cho từng buổi điều trị với nhà trị liệu, tìm hiểu xem liệu họ có tính phí dựa trên thu nhập của bạn và liệu bạn có phải chi trả cho buổi điều trị đầu tiên hay không (có thể có hoặc có thể không).
    • Đưa ra câu hỏi về mức độ thường xuyên mà bạn cần phải đến gặp nhà trị liệu (một lần mỗi tuần hay thường xuyên hơn), thời gian của mỗi buổi điều trị là bao lâu, và liệu có bất kỳ một sự hạn chế nào trong tình trạng bảo mật của quá trình này hay không.
  6. Tìm kiếm sự trợ giúp từ phía bác sĩ nếu các phương pháp trên không giúp bạn cảm thấy tích cực hơn. Có thể sẽ khá khó khăn để vượt qua sự trầm cảm, và nhiều người đã phải xin bác sĩ cho lời khuyên để có thể tìm kiếm giải pháp phù hợp. Nếu bạn đã có sẵn bác sĩ riêng, bạn nên gọi cho họ đầu tiên. Nếu không, bạn có thể tìm kiếm và hẹn gặp bác sĩ thông qua nguồn thông tin trực tuyến để bàn luận về vấn đề của mình.
  7. Nhận biết rõ điều mà bạn nên mong chờ được nhận trong cuộc hẹn với bác sĩ. Con người thường suy nghĩ về văn phòng của bác sĩ kèm theo việc xét nghiệm máu và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm, nhưng các hoạt động này sẽ không liên quan gì đến quá trình chuẩn đoán trầm cảm vì xét nghiệm sẽ không thể giúp tiết lộ thêm nhiều thông tin về trầm cảm. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá thể chất và phỏng vấn cá nhân để xác định xem liệu bạn có đang bị trầm cảm.[24] Bác sĩ sẽ đánh giá những yếu tố sau.
    • Tâm trạng buồn bã hoặc thất vọng.
    • Thay đổi trọng lượng cơ thể.
    • Kiệt sức.
    • Mất ngủ.
    • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát.
    • Bác sĩ cũng có thể sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân thể chất gây trầm cảm.
  8. Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc chống trầm cảm cho bạn. Thường thì họ sẽ khuyên bạn tiến hành phương pháp trị liệu để vượt qua tình trạng trầm cảm. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc cũng có thể giúp ích đáng kể trong việc chữa trị trầm cảm. Nếu bác sĩ kê toa thuốc cho bạn, bạn nên nhớ tuân theo hướng dẫn của họ. Thuốc chống trầm cảm chỉ nên được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
    • Một vài loại thuốc trầm cảm được kê toa bao gồm Paxil, Lexapro, Zoloft và Prozac. Các loại thuốc khác nhau sẽ đem lại tác dụng khác nhau cho từng người, nhưng những loại thuốc này thường sẽ đem lại hiệu quả tuyệt đối trong khoảng 1 tháng.[25]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên chống lại sự thôi thúc trong việc hành động theo cảm xúc với những người xung quanh. Thay vào đó, bạn có thể viết, tâm sự với bạn bè, vẽ, đi dạo, v.v.
  • Không nên đắm chìm trong cảm giác tự thương hại bản thân. Nếu bạn không thể thay đổi tình huống, bạn luôn có thể nhìn vào bên trong tâm hồn của bạn và quyết định cách bạn phản ứng với nó.
  • Không nên chỉ “đứng yên một chỗ” thay vì tìm kiếm giải pháp.

Cảnh báo[sửa]

  • Khi cảm thấy thất vọng, bạn nên tránh sử dụng ma túy và rượu bia. Lạm dụng chất gây nghiện có thể trở thành gánh nặng và gây nghiện suốt đời.
  • Nếu bạn cần giúp đỡ ngay lập tức và cảm thấy rằng bạn có nguy cơ tự sát, hãy gọi 18001567 (Hotline Phòng chống Tự sát và Bạo hành).[26]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950
  2. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044151?pg=1
  3. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044151?pg=2
  4. http://psychcentral.com/lib/the-health-benefits-of-journaling/
  5. 5,0 5,1 https://www.nimh.nih.gov/health/topics/depression/index.shtml#part_145395
  6. http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/what-causes-depression
  7. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000945.htm
  8. http://www.nimh.nih.gov/health/publications/depression-in-women/index.shtml
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/basics/causes/con-20032977
  10. http://www.webmd.com/depression/features/help-yourself-out-of-depression?page=2
  11. http://www.webmd.com/depression/features/help-yourself-out-of-depression?page=4
  12. http://www.webmd.com/fitness-exercise/cardio-workouts-to-try
  13. https://books.google.com/books?id=ckwZ-C34-wgC&pg=PA168&lpg=PA168&dq=repeating+a+mantra+and+depression&source=bl&ots=BlE_CuXbvp&sig=0xlV5kh8tgztq3-YB6ZPAeMtu2Y&hl=en&sa=X&ved=0CC8Q6AEwAmoVChMI29OV6tXbyAIVyT0-Ch1w9Q89#v=onepage&q=repeating%20a%20mantra%20and%20depression&f=false
  14. http://www.mentalhealthamerica.net/stay-positive
  15. http://money.usnews.com/money/personal-finance/articles/2012/04/04/why-helping-others-makes-us-happy
  16. http://www.mirecc.va.gov/visn16/docs/therapists_guide_to_brief_cbtmanual.pdf
  17. http://www.webmd.com/depression/guide/interpersonal-therapy-for-depression
  18. https://therapists.psychologytoday.com/rms/?tr=Hdr_SubBrand
  19. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/family-therapy/basics/what-you-can-expect/prc-20014423
  20. http://www.aamft.org/imis15/AAMFT/Content/Directories/Find_a_Therapist.aspx
  21. https://www.psychologytoday.com/blog/two-takes-depression/201102/acceptance-and-commitment-therapy
  22. http://eric.ed.gov/?id=EJ844315
  23. https://contextualscience.org/civicrm/profile?gid=17&reset=1&force=1
  24. http://www.webmd.com/depression/guide/depression-diagnosis
  25. http://www.webmd.com/drugs/condition-1022-Depression.aspx
  26. http://www.suicidepreventionlifeline.org/

Liên kết đến đây