Giảm đau do viêm loét miệng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Viêm loét miệng, hay nhiệt miệng, là tình trạng xuất hiện các mảng hình tròn hoặc hình ovan bị viêm trong miệng. Có tên gọi khác là loét áp-tơ là những thương tổn nhỏ, không sâu phát triển trên mô mềm trong miệng hoặc dưới nướu. Khác với chứng lở miệng, viêm loét miệng không xuất hiện trên môi và không lây nhiễm. Nguyên nhân gây viêm loét miệng vẫn chưa được xác định. Bệnh có thể gây đau đớn, khiến bạn khó ăn và khó nói chuyện.

Các bước[sửa]

Giảm đau một cách tự nhiên[sửa]

  1. Xác định nên chờ bao lâu để cơn đau giảm bớt. Một số liệu pháp tự nhiên rất dễ áp dụng, có thể là nguyên liệu trong chính căn bếp nhà bạn. Trong khi đó, một số liệu pháp khác, mặc dù dễ áp dụng, nhưng cần đến nguyên liệu chỉ có thể mua từ cửa hàng thực phẩm đặc biệt hoặc cần nhiều thời gian chuẩn bị.
    • Nên thử nhiều liệu pháp tự nhiên để chọn ra liệu pháp hiệu quả nhất.
    • Cẩn thận với tình trạng dị ứng thực phẩm hoặc những chứng nhạy cảm khác trước khi thử dùng liệu pháp tại nhà. Có thể bạn sẽ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng liệu pháp tự nhiên.
  2. Chườm đá viên lên vết viêm loét. Dù chỉ giảm đau tạm thời nhưng đây là phương pháp giảm đau nhanh nhất. Để đá viên tan từ từ trên vùng viêm loét sẽ tạm thời làm tê liệt vết loét và giảm viêm.
  3. Pha nước muối kháng khuẩn. Quá trình thẩm thấu xảy ra khi nồng độ muối trong tế bào thấp hơn ngoài tế bào. Nước, hay chất lỏng dư thừa, sẽ được hút ra khỏi tế bào, giúp giảm sưng và giảm khó chịu.[1]
    • Muối là chất khử trùng giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vết loét, thúc đẩy quá trình chữa lành.
    • Có thể thử dùng nước muối nở thay nước muối. Pha 1 thìa cà phê muối nở vào 1/2 cốc nước ấm.[2]
  4. Súc miệng bằng nước xô thơm sấy khô. Từ xưa, xô thơm đã được dùng để vệ sinh và chữa lành các bệnh về miệng. Bạn có thể pha 2 thìa cà phê xô thơm sấy khô vào 120-240 ml nước sạch và đun sôi khoảng 10 phút. Chờ nước nguội rồi dùng để súc miệng khoảng 1 phút. Nhổ nước ra rồi súc miệng lại bằng nước lạnh. [1]
    • Một cách khác đó là cho một nắm lá xô thơm tươi vào 120-480 ml nước. Bảo quản trong lọ thủy tinh kín khí, ở nơi tối trong vòng 24 tiếng. Sau đó, vớt lá xô thơm ra và dùng nước súc miệng khoảng 1 phút.[1]
  5. Súc miệng bằng lô hội để xoa dịu cơn đau. Lô hội được biết đến nhờ đặc tính xoa dịu vết cháy nắng. Tuy nhiên, lô hội còn giúp giảm đau do viêm loét miệng. Bạn có thể pha 1 thìa cà phê gel lô hội tự nhiên với 1 thìa nước để súc miệng 3 lần mỗi ngày.
    • Nên sử dụng gel lô hội tự nhiên.
    • Thử dùng nước ép lô hội để súc miệng.[3]
  6. Sử dụng dầu dừa. Dầu dừa có đặc tính kháng viêm, không những giúp chữa lành viêm loét mà còn giúp giảm đau. Bạn có thể dùng tăm bông hoặc tay sạch để chấm dầu dừa trực tiếp vào vết loét miệng để giảm đau và kích thích quá trình chữa lành.
    • Dầu sẽ tan ra rất nhanh và trôi đi, không đủ nhiều để giảm viêm loét.
    • Nếu khó giữ cho dầu dừa nằm trên vết loét miệng, bạn có thể cho 1/2 thìa cà phê sáp ong vào dầu dừa để tạo độ đặc.[1]
    • Nhai dừa tươi hoặc dừa sấy khô cũng có tác dụng giảm đau tương tự. [4]
  7. Sử dụng “kem” ớt Cayenne. Ớt Cayenne chứa capsaicin - chất tạo ra “vị cay” của ớt. Capsaicin ức chế chất P - chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát phản ứng đau của cơ thể.[5] Cho một ít bột ướt Cayenne vào nước ấm để tạo hỗn hợp đặc và thoa lên vết viêm loét.[1]
    • Sử dụng hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày để giảm đau.
    • Ớt Cayenne còn kích thích tiết nước bọt, từ đó cải thiện sức khỏe miệng và hỗ trợ chữa lành viêm loét.[6]
  8. Nhai lá húng tây kháng viêm. Nghiên cứu cho thấy nhai lá húng tây giúp kháng viêm hiệu quả, nhờ đó giúp giảm sưng và đau do viêm loét miệng. [7] Để xoa dịu cơn đau, bạn có thể nhai 4-5 lá húng tây, 4 lần mỗi ngày.
    • Nhai nụ đinh hương và súc miệng bằng nước ép đinh hương cũng rất có ích.[8][4]
  9. Dùng bông tẩm dầu đinh hương. Tinh dầu đinh hương được chứng minh là giúp tê liệt mô hiệu quả tương tự benzocaine - thuốc gây tê tại chỗ được nha sĩ dùng trong tiểu phẫu nha khoa.[9] Ngâm tăm bông vào hỗn hợp 1/2 thìa cà phê dầu ôliu và 4-5 giọt tinh dầu đinh hương. Sau đó, thoa trực tiếp lên vết viêm loét 5-8 phút để giảm đau.[1]
    • Súc miệng bằng nước ấm trước và sau khi áp dụng phương pháp này để dầu phát huy hiệu quả tối đa.
    • Tinh dầu đinh hương có vị nồng có thể khiến bạn thấy khó chịu; vô tình nuốt phải quá nhiều tinh dầu cũng gây tác dụng phụ. [10]
  10. Chườm trà hoa cúc để xoa dịu cơn đau. Trà hoa cúc chứa bisabolol hay levomenol, hóa chất tự nhiên giúp giảm viêm, từ đó giúp giảm đau. [11] Bạn có thể ngâm một túi trà hoa cúc vào nước ấm trong 1 phút. Sau đó, chườm túi trà trực tiếp lên vết loét 5-10 phút, 2 lần mỗi ngày.[1]
    • Hoa cúc còn giúp làm dịu đường tiêu hóa và giảm vấn đề đường tiêu hóa - những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây loét miệng.[11]
    • Ngoài ra, bạn có thể chườm lá xô thơm tươi. Cho một nắm lá xô tươi vào 120-240 ml nước. Bảo quản trong hũ thủy tinh kín khí ở nơi tối, mát mẻ qua đêm. Sau đó, vớt ra xô thơm ra và dùng chày cối nghiền nát lá. Thoa lá xô thơm giã nhuyễn trực tiếp lên vết loét trong 5 phút.[1]
    • Luôn rửa miệng bằng nước sạch trước khi chườm hoặc sử dụng thảo mộc.
  11. Dùng tinh dầu tạo dung dịch xịt gây tê. Nhiều loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm, bạc hà và khuynh diệp còn có đặc tính kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, tinh dầu còn giúp giảm sưng nhờ tính chất làm se tự nhiên, tức thắt chặt các mô quanh vết loét. Đặc tính làm mát của tinh dầu còn có tác dụng gây tê nhẹ. [1][12]
    • Cho 2 thìa tinh dầu ôliu hoặc tinh dầu hạt nho, 10 giọt tinh dầu bạc hà, 8 giọt tinh dầu khuynh diệp vào bình xịt. Đậy nắp và lắc trước khi sử dụng.
    • Xịt dung dịch (khi cần thiết) trực tiếp lên vết loét để giảm đau. [1]

Giảm đau bằng thuốc[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bác sĩ khi biết về tiền sử bệnh của bạn có thể giúp đưa ra những lựa chọn dựa trên tình trạng cụ thể. Mặt khác, dược sĩ là chuyên gia về thuốc và hóa học, có thể giúp bạn lựa chọn thuốc không kê đơn để giảm đau.
    • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc để tránh gây nguy hiểm.
    • Luôn giữ lại tất cả giấy tờ về thông tin và độ an toàn đi kèm với thuốc để kiểm tra tác dụng phụ và liều dùng.
  2. Thoa thuốc Milk of Magnesia trực tiếp lên vết loét. Thoa Milk of Magnesia vài lần mỗi ngày (khi cần thiết) có thể giúp giảm đau. Bạn có thể ngậm thuốc Milk of Magnesia hoặc Maalox trong miệng để rửa sạch và bảo vệ vết viêm loét, từ đó giúp giảm sưng, giảm viêm.[13]
    • Ngoài ra, bạn nên đánh răng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng không chứa chất tạo bọt như Biotene hoặc Sensodyne ProNamel.[2]
  3. Thử dùng Benzocaine thoa tại chỗ. Loại thuốc gây tê này được dùng để xoa dịu cơn đau khi trẻ mọc răng, tuy nhiên không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị. Mặc dù vậy, nếu dùng đúng liều, bạn vẫn có thể dùng gel Benzocaine để gây tê, giảm đau do viêm loét.[14]
    • Tránh nuốt phải thuốc khi thoa vào miệng hoặc nướu.
    • Không ăn uống trong vòng 1 tiếng sau khi thoa thuốc.
    • Mặc dù hiếm nhưng loại thuốc này cũng có tác dụng phụ đe dọa đến tính mạng, được gọi là ngộ độc methemoglobin. Tác dụng phụ này làm giảm lượng oxi trong đường máu thấp đến mức gây nguy hiểm.[15]
  4. Thoa thuốc không kê đơn chứa thành phần giảm đau (được cấp phép). Thành phần của những thuốc này được xác nhận có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, thuốc còn giúp kích thích chữa lành vết loét nếu thoa sớm ngay khi vết loét xuất hiện.[16]
    • Thuốc chứa Benzocaine gây tê vùng viêm loét tạm thời, giúp làm dịu cảm giác khó chịu.
    • Thuốc Fluocinonide có tác dụng kháng viêm, nhờ đó giúp giảm đau.
    • Hydro peroxide, thành phần trong thuốc, hoạt động như chất kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích chữa lành. Tuy nhiên, không được dùng riêng hydro peroxide.
  5. Hỏi bác sĩ về nước súc miệng kê đơn để chữa lành viêm loét. Đi khám bác sĩ nếu gặp khó khăn khi đánh răng hoặc ăn uống do viêm loét gây đau. Bác sĩ có thể kê đơn nước súc miệng dùng để kích thích quá trình chữa lành viêm loét và giảm đau.
    • Nước súc miệng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi-rút hoặc nấm gây nhiễm trùng vết loét. Giữ cho miệng sạch sẽ giúp vết loét nhanh lành và bớt đau. [17]
    • Benzydamine, có ở dạng nước súc miệng hoặc dung dịch xịt, giúp gây tê tại chỗ và giảm viêm để giảm đau.[18] Lưu ý không dùng nước súc miệng cho trẻ dưới 12 tuổi và không dùng quá 7 ngày đối với người lớn.[17]
  6. Hỏi bác sĩ về các thuốc mạnh hơn nếu bị viêm loét nhiều chỗ. Những thuốc này thường là phương pháp cuối cùng, nhưng bác sĩ có thể kê đơn cho bạn dùng nước súc miệng chứa corticosteroid. Thuốc có đặc tính giảm viêm và giảm đau mạnh mẽ.
    • Các thuốc này không an toàn cho trẻ dưới 12 tuổi.
    • Hỏi bác sĩ về tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc chứa corticosteroid.[17]
  7. Trao đổi với bác sĩ việc sử dụng thuốc đốt. Nếu vết loét quá lớn và gây đau dữ dội, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc đốt. Trong quy trình này, một thiết bị hoặc chất hóa học sẽ được dùng để đốt hoặc phá hủy mô bị viêm loét để giúp rút ngắn thời gian lành lại.
    • Debacterol là thuốc thoa tại chỗ được dùng để điều trị viêm loét miệng và vấn đề về nướu, có thể giúp rút ngắn thời gian lành bệnh đến một tuần.
    • Silver nitrate là một hóa chất khác, mặc dù không giúp tăng tốc độ chữa lành, nhưng có tác dụng giảm đau do viêm loét miệng.[16]

Thay đổi lối sống để giảm đau[sửa]

  1. Trao đổi với bác sĩ về các bệnh hoặc thực phẩm trong chế độ ăn có thể là nguyên nhân gây viêm loét miệng. Xác định nguyên nhân tiềm ẩn có thể giúp tìm ra liệu pháp giảm đau tốt nhất, cũng như ngăn bệnh tái phát.
    • Natri lauryl sulfate, nguyên liệu trong nhiều loại kem đánh răng và nước súc miệng, có thể gây phản ứng trong miệng, dẫn đến viêm loét.
    • Nhạy cảm với những thực phẩm như sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, thức ăn cay nóng hoặc chua, chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt có thể gây viêm loét miệng.
  2. Bảo vệ miệng khỏi tổn thương. Các vết thương nhỏ trong miệng như do cắn phải bên trong má, tai nạn khi tập thể thao hoặc do đánh răng quá mạnh, có thể gây viêm mô và viêm loét.
    • Đeo dụng cụ bảo hộ miệng khi tham gia các môn thể thao đối kháng để tránh vô ý cắn phải má hoặc tổn thương khác do răng.
    • Chỉ dùng bàn chải đánh răng có đầu mềm.
  3. Trao đổi với bác sĩ về sức khỏe tổng thể. Một số bệnh và vấn đề sức khỏe như bệnh Celiac, bệnh viêm ruột, bệnh Behcet và nhiều rối loạn tự miễn khác có thể làm tăng nguy cơ viêm loét miệng. Trong trường hợp đó, bạn cần hỏi bác sĩ về các cách ngăn ngừa viêm loét miệng.[19]
  4. Sử dụng sáp ong để bảo vệ phần răng nhọn hoặc thiết bị nha khoa. Đôi khi, răng lệch hoặc nhọn, hoặc thiết bị nha khoa như niềng răng hoặc răng giả, có thể cọ xát phần bên trong má, gây kích thích vết viêm loét. Sử dụng sáp ong có thể bảo vệ vết viêm loét khỏi ma sát, từ đó giảm bớt cơn đau.
    • Đun chảy 1 thìa sáp ong và 2 thìa cà phê dầu dừa với nhau. Chờ nguội rồi thoa một lượng nhỏ lên vùng răng nhọn hoặc thiết bị nha khoa cọ xát vào vết viêm loét.
    • Nếu đeo niềng răng, bạn cần dùng đủ sáp ong để tạo lớp bảo vệ thực sự, thay vì chỉ nhấn sáp ong vào trong và xung quanh niềng răng.
  5. Đi khám bác sĩ để chữa răng nhọn hoặc trám răng. Bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu viêm loét miệng là do răng nhọn hoặc trám răng gây kích thích bên trong má.[17]
    • Nha sĩ sẽ cho biết liệu có thể tiến hành chỉnh sửa cho bạn không. Nếu men răng quá mỏng, trám răng có thể gây nhạy cảm với nhiệt độ và gây đau. [20]
    • Bác sĩ có thể "chỉnh sửa" lại răng bằng cách dùng đĩa chà nhám hoặc dùng mũi khoan kim cương sắc để loại bỏ mảng men răng nhỏ. Bác sĩ sẽ tạo hình và mài các cạnh của răng bằng giấy nhám, sau đó bọc răng cho bạn. [20]
  6. Giảm căng thẳng. Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng tăng cao làm tăng nguy cơ viêm loét miệng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên tham gia các hoạt động thư giãn hàng ngày như Yoga, thiền hoặc tập thể dục.[21][22]

Lời khuyên[sửa]

  • Tránh nhai kẹo cao su vì sẽ gây kích ứng các mô xung quanh, khiến vết loét bị viêm thêm.
  • Tránh thức ăn và thức uống có khả năng sẽ gây viêm loét miệng hoặc kích thích viêm loét.
  • Nghỉ ngơi đủ; giấc ngủ ngon sẽ giúp kích thích quá trình chữa lành viêm loét.[23]

Cảnh báo[sửa]

  • Không chọc hoặc cắn vào vết viêm loét vì sẽ gây kích ứng mô, gây đau thêm và kéo dài thời gian chữa lành.
  • Viêm loét miệng kéo dài hơn 3 tuần có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp đó, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
  • Đọc kỹ cảnh báo đi kèm thuốc vì một số có thể không an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang muốn có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.[17][15]
  • Một số trang mạng cho rằng có thể dùng chanh để giảm đau do viêm loét miệng. Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu đều cho thấy axit citric trong chanh có hại nhiều hơn có lợi.[24]
  • Nếu viêm loét không gây đau nhưng kéo dài nhiều hơn vài ngày, bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu ung thư miệng. [4]

Related wikiHows[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,9 http://everydayroots.com/canker-sore-remedies
  2. 2,0 2,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/basics/lifestyle-home-remedies/con-20021262
  3. https://www.deltadentalins.com/oral_health/mouthsores.html
  4. 4,0 4,1 4,2 http://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/5-home-remedies-for-mouth-ulcers/
  5. http://www.webmd.com/fibromyalgia/guide/fibromyalgia-causes
  6. http://www.globalhealingcenter.com/natural-health/benefits-of-cayenne-pepper/
  7. http://www.dailymail.co.uk/health/article-1216278/How-eating-fresh-basil-help-banish-arthritic-aches-pains.html
  8. http://well.blogs.nytimes.com/2011/02/17/remedies-clove-oil-for-tooth-pain/?_r=0
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16530911
  10. http://well.blogs.nytimes.com/2011/02/17/remedies-clove-oil-for-tooth-pain/
  11. 11,0 11,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2995283/
  12. https://umm.edu/health/medical/altmed/herb/peppermint
  13. http://www.pitt.edu/~cjm6/s98canker.html
  14. http://www.drugs.com/mtm/benzocaine-topical.html
  15. 15,0 15,1 http://www.fda.gov/Drugs/DrugSafety/ucm250024.htm
  16. 16,0 16,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/basics/treatment/con-20021262
  17. 17,0 17,1 17,2 17,3 17,4 http://www.nhs.uk/Conditions/Mouth-ulcer/Pages/Treatment.aspx
  18. http://www.nycdentist.com/dental-information/57/Canker-Sores-aphthous-ulcers
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/basics/causes/con-20021262
  20. 20,0 20,1 https://my.clevelandclinic.org/health/treatments_and_procedures/hic_Recontouring_of_the_Teeth
  21. http://kidshealth.org/teen/diseases_conditions/mouth/canker.html#
  22. https://www.deltadentalins.com/oral_health/stressed_out.html
  23. http://kidshealth.org/PageManager.jsp?lic=1&ps=307&cat_id=20086&article_set=22064
  24. http://www.webmd.boots.com/oral-health/guide/mouth-ulcers