Ngừng chảy máu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Xuất huyết là tình trạng chảy máu từ các mạch máu ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Nếu bị thương và chảy máu, bạn cần nhanh chóng kiểm soát tình trạng mất máu. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể cầm máu mà không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, xuất huyết không kiểm soát hoặc quá nhiều có thể dẫn đến sốc, rối loạn tuần hoàn hoặc hậu quả nghiêm trọng hơn như tổn thương mô và các cơ quan chính trong cơ thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là các bước kiểm soát tình trạng xuất huyết.

Các bước[sửa]

Ngừng chảy máu từ vết cắt nhỏ[sửa]

  1. Dùng nước. Nước chảy không những giúp làm sạch vết thương mà còn có thể giúp cầm máu. Bạn có thể để nước lạnh chảy lên vết đứt để làm co mạch máu và ngừng chảy máu. Tương tự, rửa bằng nước nóng giúp làm cứng vết đứt, giúp máu đông lại. Lưu ý chỉ dùng một trong hai cách, không dùng cả nước nóng và nước lạnh.
    • Bạn có thể dùng đá viên thay cho nước lạnh để làm co động mạch. Giữ đá viên trên vết cắt vài giây cho đến khi vết thương khép lại và ngừng chảy máu.
    • Nếu trên người có nhiều vết cắt nhỏ, bạn có thể tắm nước nóng để rửa sạch máu và làm cứng các vết đứt.
  2. Thoa Vaseline. Nhờ kết cấu dạng sáp, thoa Vaseline lên các vết đứt nhỏ sẽ giúp ngăn xuất huyết ngoài da và làm đông máu. Bạn có thể dùng son dưỡng môi thông thường nếu không có sẵn thuốc mỡ Vaseline.
  3. Thoa giấm trắng. Đặc tính làm se của giấm trắng giúp sát trùng và đông máu từ vết đứt nhỏ. Dùng bông gòn chấm một ít giấm trắng lên vết cắt và chờ máu ngừng chảy.
  4. Thử dùng nước hạt phỉ. Tương tự như giấm trắng, nước hạt phỉ hoạt động như một chất làm se tự nhiên giúp đông máu từ vết đứt nhỏ. Bạn có thể đổ một ít nước hạt phỉ lên vết đứt hoặc dùng bông gòn thấm nước lên vết đứt.
  5. Dùng một ít bột ngô. Rắc một ít bột ngô lên vết đứt và cẩn thận không chà xát hoặc gây trầy xước thêm. Bạn có thể ấn nhẹ bột ngô lên vết cắt để tăng tốc độ lành lại. Sau khi vết thương ngừng chảy máu, bạn nên rửa sạch bột ngô dưới vòi nước chảy.
  6. Dùng một thìa đường. Có thể dùng đường để cầm máu vết thương. Đặc tính sát trùng của đường giúp làm sạch vết thương, đồng thời đẩy nhanh quá trình đông máu.
  7. Dùng mạng nhện. Đây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn bị đứt da khi đang leo núi hoặc ở ngoài trời. Kéo lấy một ít mạng nhện và đặt lên vết thương (cuộn lại nếu cần thiết). Mạng nhện sẽ ngăn chặn tuần hoàn máu và giúp máu đông lại từ bên trong.[1]
  8. Dùng bút cầm máu Styptic. Loại bút dạng sáp này vốn được làm cho lưỡi dao cạo và dao cạo râu nhưng cũng rất hữu hiệu trong điều trị vết cắt nhỏ. Thoa bút lên da và để các khoáng chất làm se phát huy tác dụng. Bạn sẽ thấy hơi nhói khi bút tiếp xúc với vết thương nhưng sau vài giây, cơn đau sẽ biến mất và máu ngừng chảy.
  9. Thoa sản phẩm ngừa mồ hôi. Tương tự như bút chì cầm máu Styptic, sản phẩm khử mùi có chứa nhôm chloride hoạt động như một chất làm se để ngăn máu chảy. Bạn có thể thoa sản phẩm khử mùi lên ngón tay rồi phết lên vết cắt hoặc thoa trực tiếp.
  10. Thoa Listerine. Vốn dĩ được dùng sau khi cạo râu, nước súc miệng Listerine thông thường có thể giúp ngừng chảy máu. Đổ một ít nước súc miệng trực tiếp lên vết cắt hoặc nhúng bông gòn vào Listerine rồi thoa lên vết cắt. Máu sẽ ngừng chảy sau 1-2 phút.
  11. Dùng ớt. Ớt Cayenne giúp khép miệng vết thương nhanh chóng và ngừng máu chảy. Tuy nhiên, phương pháp này khá đau đớn. Nếu cần ngừng máu chảy khẩn cấp và không sợ rát, bạn có thể rắc một ít bột ớt Cayenne lên vết cắt và chờ ớt phát huy tác dụng. Rửa sạch ớt bằng nước lạnh sau khi máu ngừng chảy.[2]
  12. Dùng khối nhôm. Khối nhôm giống cục xà phòng này được tạo từ khoáng chất giúp ngưng chảy máu. Làm ướt khối nhôm trong nước rồi thoa nhẹ lên vết cắt. Không cần ấn khối nhôm lên vết thương vì khoáng chất sẽ tự phát huy tác dụng. [3]
  13. Dùng phần màng của quả trứng. Khi đập trứng ra, bạn sẽ thấy một lớp màng mỏng bên trong vỏ. Lớp màng này giúp khép miệng vết thương và giúp đông máu. Bạn có thể lột màng của quả trứng (cố gắng giữ nguyên miếng lớn) và đặt lên vết thương. Sau vài giây, máu sẽ ngừng chảy.
  14. Băng vết đứt. Đắp băng gạc khử trùng lên vết thương để ngăn bụi bẩn xâm nhập và ngừng máu chảy. Bạn có thể dùng băng cá nhân bình thường hoặc một miếng băng gạc sạch.

Điều trị vết thương nghiêm trọng[sửa]

  1. Nằm xuống. Nâng cao chân hoặc đặt đầu thấp hơn thân mình giúp giảm nguy cơ sốc. Kiểm tra nhịp thở và tuần hoàn của nạn nhân trước khi cho nằm xuống. Bạn có thể đọc bài viết Xử lý trường hợp sốc để biết cách nhận biết và kiểm soát triệu chứng sốc.
  2. Nâng cao phần chân bị thương. Nâng chân bị thương cao hơn tim giúp giảm xuất huyết nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ gãy xương, bạn không nên nâng cao chân.
  3. Loại bỏ mảnh vỡ. Loại bỏ các dị vật và bụi bẩn trên vết thương nhưng không nên vệ sinh quá kỹ để tránh gây kích ứng cho vết thương.[4] Ưu tiên hàng đầu đó là ngăn chặn xuất huyết nghiêm trọng. Việc vệ sinh vết thương có thể để sau.
    • Tuy nhiên, nếu dị vật lớn (một mảnh kính, dao hoặc vật tương tự), bạn không nên tự loại bỏ. Bản thân dị vật có thể giúp ngừng chảy máu. Bạn chỉ nên ấn và băng quanh ngoại vật và tránh đẩy dị vật đâm sâu vào cơ thể.
  4. Ấn một lực vừa phải trực tiếp lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. Dùng một miếng băng gạc sạch, quần áo hoặc bàn tay nếu không có sẵn vật dụng. Đặt tay lên miếng băng gạc và dùng ngón tay hoặc bàn tay ấn một lực mạnh vừa phải lên vết thương.
  5. Tạo lực ấn đều. Nếu vết thương ở trên tay/chân, bạn có thể dùng băng hoặc miếng vải quấn quanh vết thương để duy trì lực ấn (đặt băng gạc gấp hình tam giác lên vết thương và cột lại là tốt nhất). Đối với vết thương vùng bẹn hoặc các vị trí khác trên cơ thể mà bạn không thể quấn lại, bạn có thể dùng miếng băng nặng hoặc dùng tay để ấn lên vết thương.
  6. Chú ý tình trạng máu rỉ từ vết thương. Dùng thêm băng gạc nếu thấy vết thương rỉ máu. Tuy nhiên, không nên quấn vào nhiều để tránh làm giảm áp lực lên vết thương. Nếu nghi ngờ việc quấn băng không hiệu quả, bạn có thể gỡ băng và miếng đệm ra để quấn lại.[5] Khi máu có dấu hiệu được kiểm soát, bạn nên tiếp tục ấn lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy hoặc đội cứu hộ tới.
  7. Dựa vào các điểm có thể ép để chặn máu nếu cần thiết. Nếu việc tạo lực ấn không giúp máu ngừng chảy, bạn có thể kết hợp lực ấn trực tiếp lên vết thương với lực ấn lên một trong các điểm ép sau. Dùng ngón tay ép lên mạch máu gần xương. Các điểm ép phổ biến nhất bao gồm: [6]:
    • Động mạch cánh tay - Đối với vết thương ở bắp tay. Động mạch dọc theo mặt trong của cánh tay, giữa khuỷu tay và nách.
    • Động mạch đùi - Đối với vết thương ở đùi. Động mạch dọc theo phần bẹn, gần đường bikini. [7]
    • Động mạch khoeo - Đối với vết thương ở bắp chân. Động mạch ở sau đầu gối.
  8. Tiếp tục tạo lực ấn cho đến khi máu ngừng chảy hoặc đội cứu hộ đến nơi.
    • Dùng garô nếu tình trạng chảy máu đe dọa đến tính mạng. Garô giúp ngưng chảy máu ngay tức thì nếu dùng đúng cách. Dùng không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
  9. Theo dõi nhịp thở. Kiểm tra để đảm bảo băng quấn không quá chặt. Dấu hiệu khi quấn băng quá chặt là da nạn nhân tím tái, lạnh, ngón tay hoặc ngón chân có màu bất thường sau khi quấn băng, nạn nân cảm thấy tê hoặc ngứa ran.[5]

Xuất huyết nội[sửa]

  1. Gọi cấp cứu ngay lập tức. Đưa bệnh nhân đang xuất huyết nhập viện càng sớm càng tốt. Xuất huyết nội không được điều trị tại nhà và phải được bác sĩ xử lý.
  2. Nằm ở tư thế thoải mải để thư giãn. Giúp nạn nhân bình tĩnh lại, nằm nghỉ ngơi thoải mái và ngăn chặn chấn thương thêm. Tránh di chuyển và nằm xuống nếu có thể.
  3. Kiểm tra nhịp thở. Theo dõi tình trạng hô hấp, nhịp thở và tuần hoàn của nạn nhân. Nếu có, bạn nên để máu chảy ra ngoài.
  4. Duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Nhúng khăn vào nước rồi chườm lên tránh để tránh khiến cơ thể trở nên quá nóng hoặc quá lạnh.

Lời khuyên[sửa]

  • Khi quấn băng lên vết thương đang chảy máu, bạn không nên di chuyển băng gạc để xem máu ngừng chảy chưa. Thay vào đó, nên quấn băng đến khi máu ngừng chảy.
  • Nếu có sẵn, bạn nên mang găng tay cao su hoặc găng tay cao su Latex trước khi tiếp xúc với máu nạn nhân. Hoặc bạn có thể đeo túi nilông sạch để bảo vệ tay.
  • Đối với trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, bạn nên gọi giúp đỡ hoặc nhờ người khác gọi giúp càng sớm càng tốt.
  • Nếu bạn đang uống thuốc chống đông máu, máu sẽ mất nhiều thời gian hơn để ngừng chảy. Nếu đối tượng xuất huyết là người khác, bạn nên tìm xem họ có đeo vòng tay hoặc vòng cổ y tế với lưu ý rằng đang uống thuốc chống đông máu không.
  • Xuất huyết động mạch cần được tạo áp lực đặc biệt lên mạch máu đang chảy, không giống như áp lực thông thường cho trường hợp xuất huyết tĩnh mạch. Có thể bạn sẽ cần tạo lực ấn từ đầu ngón tay lên điểm xuất phát của máu chứ không phải ấn lên vết thương. Nguyên nhân là do huyết áp cao hơn của hệ động mạch. Trong trường hợp xuất huyết động mạch, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.
  • Nếu máu chảy không quá nhiều, bạn chỉ cần vệ sinh vết thương với nước sạch rồi dán băng cá nhân.
  • Nếu nạn nhân bị chấn thương vùng bụng nghiêm trọng, không được tìm cách để đưa nội tạng vào trong ổ bụng. Thay vào đó, nên quấn băng cho nạn nhân và chờ nhân viên cấp cứu đến di chuyển.[4]

Cảnh báo[sửa]

  • Để ngăn ngừa lây bệnh giữa bạn và nạn nhân, bạn cần đặc biệt chú ý:[8]
    • Dùng vật chắn giữa máu và da. Đeo găng tay (tốt nhất nên dùng găng tay không làm từ cao su Latex vì nhiều người có thể dị ứng với loại cao su này) hoặc dùng quần áo sạch gấp lại.
    • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với nạn nhân xuất huyết. Rửa ở bồn rửa tay, không rửa tay ở nơi để chế biến thức ăn.
    • Không ăn, uống hoặc chạm vào mắt/mũi/miệng cho đến khi đã rửa tay sạch sau khi điều trị cho nạn nhân xuất huyết.
  • Việc dùng băng garô thường không được khuyến nghị. Tuy nhiên, trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng hoặc đứt tay/chân, bạn có thể dùng băng garô. Nên nhớ rằng dùng băng garô không đúng cách có nguy cơ gây hoại tử chi.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]