Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết tiềm năng thực sự của bạn
Từ VLOS
(đổi hướng từ Nhận biết Tiềm năng Thực sự của Bạn)
Con người ta, bất kể màu da, giới tính hoặc tính cách khác nhau như thế nào, đều có khả năng đáng kinh ngạc trong việc nhận ra tiềm năng của mình, để cảm thấy tự tin, vui vẻ và mãn nguyện. Tuy đây không phải nhiệm vụ dễ dàng, nhưng có các bước đi và thay đổi cụ thể mà bạn có thể thực hiện trên con đường nhận thức của mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Suy nghĩ về Bản thân[sửa]
-
Xác
định
giá
trị
cốt
lõi
của
bạn.
Để
nhận
ra
tiềm
năng
đầy
đủ
của
mình,
bạn
cần
phải
xác
định
và
sống
theo
những
giá
trị
cốt
lõi
của
bạn.
Đó
là
những
điều
hình
thành
nên
cách
nhìn
nhận
về
bản
thân
bạn,
về
những
người
khác
và
về
thế
giới
xung
quanh
bạn.[1]
Các
nghiên
cứu
cho
rằng
bạn
sẽ
thấy
cuộc
sống
của
mình
có
ý
nghĩa
hơn
và
có
ý
thức
sâu
sắc
hơn
về
hạnh
phúc
nếu
sống
một
cuộc
sống
“tương
đồng
với
giá
trị”,
hoặc
phù
hợp
với
những
gì
quan
trọng
nhất
đối
với
bạn.[2]
Hãy
bắt
đầu
bằng
việc
tự
hỏi
mình
những
câu
sau:[1]
- Nghĩ về hai người mà bạn thực sự ngưỡng mộ. Bạn ngưỡng mộ họ ở điểm nào? Điều gì truyền cảm hứng cho bạn? Tại sao? Bạn nghĩ những điều đó có thể được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống của chính bạn?
- Nghĩ về một khoảnh khắc trong cuộc sống mà bạn cảm thấy thật sự hài lòng và thỏa mãn. Đó là điều gì? Tại sao bạn cảm thấy như vậy?
- Nếu có thể thay đổi chỉ một điều trong cộng đồng của mình, bạn sẽ thay đổi điều gì? Tại sao?
- Nếu nhà của bạn bị cháy (mà gia đình và thú cưng của bạn đều đã an toàn) thì ba món đồ nào bạn muốn cứu? Tại sao?
-
Xem
xét
những
phản
ứng
với
các
chủ
đề.
Khi
đã
trả
lời
các
câu
hỏi
trên,
bạn
hãy
rà
soát
các
phản
ứng
của
bạn
để
xem
liệu
có
các
chủ
đề
hoặc
kiểu
thức
nào
nổi
bật
không.[1]
Ví
dụ,
có
thể
bạn
thực
sự
ngưỡng
mộ
mẹ
của
bạn
vì
lòng
vị
tha
và
thông
cảm
của
bà,
hoặc
bạn
ngưỡng
mộ
đạo
đức
nghề
nghiệp
của
anh
trai.
Có
thể
bạn
sẽ
cứu
hình
ảnh
gia
đình,
ảnh
cưới,
áo
cưới
và
những
kỷ
vật
yêu
quý
của
gia
đình.
Điều
này
ngụ
ý
rằng
một
trong
những
niềm
tin
giá
trị
của
bạn
là
mối
quan
hệ,
đặc
biệt
là
với
gia
đình.
- Niềm tin vể giá trị của bạn là của bạn, và không có giá trị nào “cao hơn” hoặc “thấp hơn” giá trị nào. Một số người đánh giá cao tính cạnh tranh, trong khi số khác lại coi trọng tính hợp tác. Không có gì “sai” trong cả hai dạng niềm tin giá trị trên.[3]
- Xác định những lĩnh vực không phù hợp với niềm tin giá trị của bạn. Nếu bạn không cảm thấy bạn đang sống đúng với tiềm năng thực sự của mình, có lẽ là do một số lĩnh vực trong cuộc sống hiện tại của bạn không tương đồng với giá trị. Ví dụ, từ bé bạn được nuôi dạy phải khiêm tốn và không nhận những lời tán thưởng về thành quả của mình, tuy nhiên giá trị cốt lõi của bạn lại là sự công nhận. Có lẽ bạn sẽ không cảm thấy đã nhận ra tiềm năng thực sự của mình nếu bạn không công nhận những thành quả của bạn, và nếu mọi người không thỉnh thoảng công nhận cống hiến của bạn. Hãy nghĩ về những lĩnh vực mà cuộc sống của bạn không tương đồng với niềm tin giá trị của bạn và liệu bạn có muốn thay đổi những điều đó không.
-
Xác
định
cách
thức
để
nhận
ra
tiềm
năng
thực
sự
của
mình.
Một
khi
đã
có
ý
tưởng
về
giá
trị
cốt
lõi
của
mình
và
những
lĩnh
vực
trong
cuộc
sống
mà
bạn
có
thể
phát
triển,
bạn
hãy
dành
thời
gian
để
phác
thảo
những
hình
ảnh
khi
nhận
ra
tiềm
năng
thực
sự
của
bạn.
Có
phải
đó
là
sự
phát
triển
cá
nhân?
Là
sự
thành
công
hơn
trong
sự
nghiệp
(hoặc
thậm
chí
thay
đổi
nghề
nghiệp)?
Hoặc
đó
là
tiềm
năng
về
mối
quan
hệ?
Nếu
bạn
đã
chỉ
ra
được
những
lĩnh
vực
nào
trong
cuộc
sống
của
bạn
không
tương
đồng
với
giá
trị,
thì
lĩnh
vực
đó
có
thể
là
nơi
thích
hợp
để
bạn
khởi
đầu.
- Ví dụ, bạn thực sự coi trọng gia đình, nhưng công việc của bạn lại chiếm quá nhiều thời gian đến mức bạn không còn thời gian đúng nghĩa dành cho những người thân yêu của mình. Việc nhận ra tiềm năng toàn diện của bạn ở đây có thể là tìm một công việc khác ít chiếm thời gian hơn để bạn có thể làm một người chồng, người vợ, người cha, người mẹ hoặc người bạn như bạn mong muốn.
- Hoặc có thể bạn cảm thấy bị mắc kẹt ở một công việc thường thường bậc trung và không có hy vọng thăng tiến, trong khi giá trị cốt lõi của bạn lại là khát vọng. Trong trường hợp này, việc nhận ra tiềm năng thực sự của bạn có thể là đổi sang một nghề nghiệp khác thách thức hơn và tạo điều kiện cho bạn phát triển bản thân trên con đường mới.
-
Hình
dung
ra
con
người
lý
tưởng
của
bạn
trong
tương
lai.
Suy
nghĩ
xem
việc
nhận
ra
tiềm
năng
đầy
đủ
của
mình
có
ý
nghĩa
như
thế
nào
với
bạn.
Có
phải
đó
là
phong
cách
cá
nhân?
Là
đạt
đến
mức
thu
nhập
nào
đó?
Hoặc
chơi
được
đàn
violin?
Mỗi
người
có
những
định
nghĩa
khác
nhau
về
tiềm
năng.
Điều
quan
trọng
là
ý
thức
về
tiềm
năng
có
ý
nghĩa
như
thế
nào
với
bạn.
Bài
tập
“cái
tôi
tốt
nhất
có
thể”
là
một
phương
pháp
đã
được
kiểm
chứng
để
tìm
ra
điều
quan
trọng
nhất
với
bạn.[4]
- Bắt đầu bằng việc tưởng tượng rằng bạn được trao quyền để biến những kỳ vọng và ước mơ sâu kín nhất của mình thành hiện thực. Cuộc sống của bạn trong tương lai sẽ như thế nào? Bạn sẽ làm gì, sống với ai? Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Hình dung càng chi tiết càng tốt. Vi dụ, bạn mường tượng ra một người vừa mở hiệu bánh riêng của cô ấy, hãy nghĩ xem hiệu bánh đặt ở đâu, cần bao nhiêu nhân viên, mọi người nghĩ gì về việc kinh doanh của bạn, và bạn cảm thấy thế nào nếu tự làm chủ.
- Xem xét những điểm mạnh và kỹ năng mà con người tương lai của bạn sử dụng để đạt được điều đó. Ví dụ, nếu có hiệu bánh riêng của mình, bạn cần có hiểu biết về việc kinh doanh, có quan hệ tốt với mọi người, bạn năng động, bạn có đạo đức nghề nghiệp mạnh mẽ và kỹ năng làm bánh, v.v...
- Suy nghĩ về những điểm mạnh và kỹ năng mà bạn sẵn có và điều gì cần phát triển thêm. Ví dụ, có lẽ bạn là thợ làm bánh xuất sắc và sẵn sàng làm việc cật lực, tuy nhiên bạn không biết làm thế nào để khởi đầu một doanh nghiệp nhỏ
- Quyết định cách thức phát triển những lĩnh vực bạn đã xác định. Trong ví dụ trên, bạn có thể đọc sách kinh doanh, thảo luận với các chủ doanh nghiệp nhỏ, và vào website của Ban Quản trị Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ để được hướng dẫn.
- Bạn có thể thay đổi suy nghĩ khi đã hiểu biết hơn về bản thân. Hãy lùi lại một bước và tự hỏi tại sao bạn ấp ủ tiềm năng thực sự của mình với hình ảnh đó, và liệu điều đó có thể đạt được về lý thuyết hay không. Nếu ít nhất bạn không thể suy nghĩ được điều này, có lẽ bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội xác định lại tiềm năng của bạn cùng với niềm vui sướng và ý nghĩa kèm theo đó.
- Hãy kiên nhẫn và rộng lượng với mình. Việc tìm được tiềm năng thực sự của bản thân đòi hỏi thời gian và công sức. Quan trọng hơn nữa, nó cần sự cảm thông của bạn đối với chính mình. Hãy xác nhận những ưu điểm và kỹ năng của bạn cũng như các lĩnh vực mà bạn cần phát triển. Hãy trân trọng những nỗ lực hàng ngày của chính bạn để hướng đến nhận biết tiềm năng thực sự của bản thân.
Thách thức Bẫy Suy nghĩ Thông thường[sửa]
-
Nhận
biết
và
thách
thức
sự
khái
quát
hóa.
Khái
quát
hóa
xảy
ra
khi
bạn
lấy
một
trải
nghiệm
và
khái
quát
nó
lên
thành
cả
thế
giới
này.[5]
Điều
này
có
thể
ngăn
cản
bạn
nhận
ra
tiềm
năng
thực
sự
của
mình
vì
nó
quy
kết
về
bản
thân
bạn:
Một
khi
đã
bị
quy
kết,
bạn
sẽ
thấy
mình
không
chỉ
là
một
người
có
vài
sai
sót,
mà
bạn
là
“kẻ
thất
bại”.
Làm
sao
bạn
có
động
lực
để
nhận
ra
tiềm
năng
đích
thực
của
mình
nếu
bạn
suy
nghĩ
theo
cách
đó?
- Ví dụ, có thể bạn đang cố gắng sáng chế một công nghệ tương lai tuyệt vời nhưng chưa thành công. Bạn đã làm thực nghiệm 7 lần và tất cả đều thất bại. Bạn có thể khái quát hóa từ sự kiện này và nói, “Mình sẽ không bao giờ làm được công việc này vì mình là kẻ thất bại”.
- Muốn xử lý việc này tốt hơn, bạn hãy suy nghĩ, “Thí nghiệm này không thành công, nhưng không sao, giờ thì mình đã có thêm kinh nghiệm từ việc đó, và mình có thể thử cách khác có thể đem lại hiệu quả.” Bạn không phải là kẻ thất bại. Bạn là người biết học từ những sai lầm và có thể tiếp tục trưởng thành.
-
Nhận
ra
và
thách
thức
tâm
lý
sàng
lọc.
Cái
bẫy
suy
nghĩ
này
có
thể
kéo
bạn
tụt
lại
phía
sau
vì
nó
bẻ
cong
sự
tập
trung
của
bạn.[5]
Khi
sàng
lọc,
bạn
chỉ
tập
trung
vào
các
mặt
tiêu
cực
của
tình
huống
mà
bỏ
qua
các
mặt
tích
cực.[6]
- Ví dụ, bạn nhận được lời phê cho bài luận ở trường với 70% là tích cực, nhưng bạn chỉ chú ý vào ba điểm mà thầy của bạn phê rằng cần phải cố gắng thêm mà bỏ qua phần còn lại.
- Thách thức bản thân nhìn vào tình huống bằng đôi mắt của người ngoài cuộc. Cố gắng liệt kê các sự kiện của tình huống một cách khách quan nhất có thể. Trong trường hợp này, bạn có thể tự nhủ: “Trong mười điểm phê thì bảy điểm là lời khen. Ba điểm cần cải thiện thì mình có thể phấn đấu. Những điểm chưa tốt này không làm giảm giá trị của các điểm tích cực.”
-
Đề
phòng
lối
suy
nghĩ
“tất
cả
hoặc
không
có
gì”.
Lối
suy
nghĩ
“tất
cả
hoặc
không
có
gì”
thường
giết
chết
thành
công,
vì
thành
công
thường
không
đến
một
cách
hoàn
hảo
ngay
từ
đầu.
Khi
bạn
đi
theo
lối
suy
nghĩ
“tất
cả
hoặc
không
có
gì”,
bạn
đã
không
cho
mình
con
đường
dung
hòa.
Những
nỗ
lực
của
bạn
hoặc
là
thật
hoàn
hảo,
hoặc
là
thất
bại.[6]
- Ví dụ như, nếu bạn muốn chơi được đàn violin, lối suy nghĩ “tất cả hoặc không có gì” sẽ không chấp nhận mức độ không hoàn hảo. Lối suy nghĩ đó không cho phép bạn vui mừng vì sự tiến bộ dần dần từng ít một khi bạn chơi một đoạn nhạc; nó chỉ đánh giá bạn bằng các lỗi mà bạn phạm phải trong suốt quá trình học.
- Thay vì thế, bạn hãy tự nhủ rằng sự hoàn hảo là một tiêu chuẩn phi thực tế mà không ai có thể đạt được. Chỉ một trải nghiệm tiêu cực hoặc một sai lầm không thể phủ nhận sự tiến bộ của bạn. Hãy mở lòng rộng lượng với mình và với những người khác.
-
Ngừng
việc
trầm
trọng
hóa
vấn
đề.
Đây
là
một
cái
bẫy
khác
ngăn
cản
bạn
nhận
ra
tiềm
năng
thực
sự
của
mình.
Khi
trầm
trọng
hóa
vấn
đề,
chúng
ta
để
cho
những
suy
nghĩ
của
mình
vượt
khỏi
tầm
kiểm
soát.
Chúng
ta
chờ
đợi
điều
xấu
nhất
xảy
ra.[6]
Điều
này
khiến
chúng
ta
lo
sợ
đến
mức
không
cho
phép
mình
mạo
hiểm
để
đi
đến
thành
công
thực
sự.[7]
- Ví dụ, việc nhận ra tiềm năng thực sự của bạn là rời bỏ một mối quan hệ không hạnh phúc. Nhưng bạn lại nghĩ, lỡ như mình không bao giờ tìm được ai đó để yêu? Mình sẽ phải sống đơn chiếc. Cả cuộc đời còn lại của mình sẽ bất hạnh. Rốt cuộc mình sẽ bị con mèo của mình ăn thịt khi chết cô đơn trong căn hộ chẳng bao giờ có ai đến thăm của mình.
- Một cách để chống lại việc trầm trọng hóa vấn đề là tìm bằng chứng cho mỗi sự việc mà bạn tưởng tượng. Có thật là bạn không có khả năng tìm được ai khác để yêu không? Không. Có hàng tỷ người trên thế giới này, chẳng lẽ không có một người mà bạn có thể cùng sống một cách hạnh phúc? Liệu có thật là khi bạn sống một mình, bạn sẽ cô đơn và bị lũ mèo ăn thịt không? Không. Nhiều người sống một mình mà vẫn có một cuộc sống xã hội trọn vẹn và xứng đáng.
-
Ngừng
lối
suy
nghĩ
"mình
cần
phải".
Cái
bẫy
suy
nghĩ
này
khiến
bạn
có
cảm
giác
như
phải
sống
theo
tiêu
chuẩn
của
người
khác.[5]
Nó
có
thể
ngăn
cản
bạn
tìm
được
tiềm
năng
thực
sự
vì
bạn
đánh
giá
các
hành
động
của
mình
dựa
vào
việc
mà
bạn
cảm
thấy
mình
“nên”
làm
hơn
là
việc
phù
hợp
với
mình.[8]
- Ví dụ như khi nghe người ta nói rằng “nên” có con ở một độ tuổi nào đó, bạn có thể bạn sẽ cảm thấy mình thất bại nếu đã quá tuổi đó mà vẫn chưa có con. Nhưng hãy suy nghĩ lại: bạn có thực sự muốn có con hoặc có con ngay bây giờ không? Hay là bạn đang để cho ý nghĩ “nên” đó khiến bạn cảm thấy day dứt? Miễn là bạn đang sống theo niềm tin giá trị của mình thì tất cả những việc “nên làm” đó đều không quan trọng.
- Khi nhận thấy mình đang suy nghĩ về điều gì đó liên quan đến việc “nên”, “cần”, hoặc “phải”, bạn hãy nghĩ xem nó xuất phát từ đâu. Nếu xác định rằng nó bắt nguồn từ nỗi lo sợ hoặc áp lực từ người khác, bạn hãy chống lại suy nghĩ đó.[9] Ví dụ, nếu bạn nghĩ, “Hôm nay mình không nên ăn bánh ngọt vì mình nên giảm cân“, hãy cân nhắc: bạn cảm thấy mình nên giảm cân là do bác sĩ khuyên bạn làm thế vì sức khỏe, hay bạn cảm thấy áp lực từ tiêu chuẩn của xã hội? Nếu vì nguyên nhân thứ nhất, bạn hãy điều chỉnh lại thành một mục tiêu tích cực: “Hôm nay mình sẽ không ăn cái bánh ngọt đó vì mình đang phấn đấu để khỏe mạnh hơn”. Còn nếu là do nguyên nhân thứ hai, bạn hãy tỏ ra yêu thương bản thân hơn: “Hôm nay mình sẽ ăn cái bánh ngọt đó vì mình yêu bản thân với những gì mình có, và mình không cần phải chiều theo ý muốn của ai khác”.
Ý thức về các Mục tiêu Cụ thể[sửa]
-
Làm
bản
liệt
kê
các
mục
tiêu.
Khi
bạn
đã
hình
dung
ra
con
người
trong
tương
lai
của
mình,
giờ
là
lúc
tìm
ra
cách
thức
để
đạt
được
điều
đó.
Nhiệm
vụ
lớn
lao
của
bạn
sẽ
dễ
dàng
hoàn
thành
hơn
nếu
bạn
chia
nhỏ
thành
các
phần
dễ
thực
hiện
hơn,
dễ
điều
khiển
hơn
và
cụ
thể
hơn.
Chiến
lược
để
đặt
ra
các
mục
đích
cá
nhân
là
đảm
bảo
nó
phải
có
ý
nghĩa
với
bạn,
đồng
thời
phải
chia
thành
những
mục
tiêu
nhỏ
hơn
mà
bạn
có
thể
thực
sự
hoàn
thành.
- Ví dụ, nếu việc nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình là chơi được violin, thì đó là mục đích tổng thể. Bạn cần chia ra thành các mục tiêu (những hành động có thể thực hiện) và nhiệm vụ (những việc nhỏ và cụ thể) để hoàn thành được mục đích đó.
- Vậy, nếu mục đích của bạn là chơi được violin, thì các mục tiêu có thể là tập kỹ thuật rung, nghiên cứu tác phẩm của nhiều nhạc sĩ khác nhau và đi học.
- Bằng cách chia nhỏ, bạn có thể đặt ra các nhiệm vụ cho mình. Chia nhỏ việc “đi học” thành những nhiệm vụ như xác định thầy dạy violin ở gần nơi bạn ở, kinh phí để học, mua đàn, v.v…
-
Sắp
xếp
các
mục
tiêu
của
bạn
theo
tầm
quan
trọng.
Tìm
ra
mục
tiêu
nào
là
quan
trọng
nhất
đối
với
bạn.
Những
mục
tiêu
nào
bạn
háo
hức
chinh
phục
trước
hết?
Những
mục
tiêu
nào
là
khả
thi
dựa
trên
tình
hình
về
thời
gian,
tài
chính
hiện
tại
của
bạn,
và/hoặc
dựa
trên
các
nguồn
lực
khác?
Có
những
mục
tiêu
nào
cần
phải
hoàn
thành
trước
các
mục
tiêu
còn
lại
không?
Tập
trung
vào
việc
cải
tiến
một
hoặc
hai
lĩnh
vực
sẽ
giúp
bạn
không
có
cảm
giác
chìm
ngập.
Khi
bị
chìm
ngập,
bạn
sẽ
dễ
chán
nản
và
không
còn
muốn
theo
đuổi
các
mục
tiêu
của
mình
nữa
vì
bạn
cho
rằng
chúng
nằm
ngoài
khả
năng
của
mình.[10]
- Ví dụ, nếu bạn cho rằng chơi được violin có nghĩa là hoàn thành các mục tiêu học kỹ thuật rung, luyện tất cả các bản nhạc của Vivaldi, và học cách lên dây đàn, bạn có thể đặt việc lên dây đàn là mục tiêu quan trọng nhất, tiếp theo đó là tập rung, sau đó nữa là học tất cả các bản nhạc của Vivaldi.
- Đôi khi có những mục tiêu cần được thực hiện trước khi tiến tới xử trí các mục tiêu khác. Các bản nhạc của Vivaldi sử dụng nhiều kỹ thuật rung, do đó bạn cần biết rung trước khi có thể chơi trọn vẹn bản nhạc của Vivaldi.
- Khi mới bắt đầu, bạn cần chú trọng mục tiêu dễ thực hiện để có được thành công sớm và giữ động lực cho mình.
- Ví dụ, bạn có thể lấy việc học lên dây đàn violin làm mục tiêu đầu tiên, vì việc này dễ hơn việc học một bản nhạc của Vivaldi, và như vậy nó sẽ giúp bạn tiếp tục học và chơi violin (vì nó sẽ có âm thanh chuẩn khi bạn tập luyện).
-
Liệt
kê
một
danh
sách
các
mục
tiêu
có
thể
thực
hiện.
Sau
khi
sắp
xếp
các
mục
tiêu
theo
tầm
quan
trọng,
bạn
hãy
chọn
hai
hoặc
ba
mục
tiêu
quan
trọng
nhất
và
liệt
kê
ra
các
nhiệm
vụ
cần
làm
hàng
ngày.
Việc
này
sẽ
giúp
bạn
dần
dần
hoàn
thành
được
những
mục
tiêu
lớn
hơn
qua
thời
gian.[11]
Ví
dụ
như
bạn
có
thể
đặt
mục
tiêu
là
thực
hành
các
bài
tập
rung
và
học
các
bản
nhạc
của
Vivaldi.[12]
- Đảm bảo không theo đuổi quá nhiều mục tiêu cùng một lúc. Nếu không, các mục tiêu của bạn sẽ đối chọi với nhau vì chúng phải cạnh tranh để giành thời gian của bạn, và rốt cuộc bạn sẽ làm việc không hiệu quả.[13]
- Chia các mục tiêu này thành các nhiệm vụ nhỏ hơn. Một nhiệm vụ là một việc nhỏ và cụ thể mà bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu của mình.[14] Ví dụ, một nhiệm vụ có thể là thực hành bài tập rung 15 phút, hoặc tập 10 nhịp của một đoạn nhạc Vivaldi trong 30 phút mỗi ngày cho đến khi bạn cảm thấy có thể chuyển sang tập 10 nhịp tiếp theo.
-
Hoàn
thành
các
mục
tiêu.
Viết
ra
một
bản
danh
sách
các
nhiệm
vụ
hàng
ngày
và
gạch
đi
từng
nhiệm
vụ
sau
khi
đã
hoàn
thành.
Lặp
lại
tiến
trình
này
cho
đến
khi
bạn
cảm
thấy
mình
đã
đạt
được
mục
tiêu
đó,
và
thay
thế
bằng
mục
tiêu
khác.
- Ví dụ, mỗi lần tập xong một bản nhạc, hãy gạch bản nhạc đó khỏi danh sách nhiệm vụ hàng ngày của mình. Khi đã chơi được bản nhạc đó, bạn có thể thêm một bản nhạc mới vào danh sách.
Cải thiện Lối Suy nghĩ[sửa]
-
Tiếp
nhận
sự
phát
triển
của
tư
duy.
Hãy
tin
rằng
bạn
có
thể
nỗ
lực
để
cải
thiện
trình
độ
kỹ
năng
và
năng
lực
của
mình.
Chấp
nhận
những
sai
lầm
và
sự
phê
bình,
đồng
thời
học
hỏi
từ
đó.
Đừng
cho
rằng
khả
năng
là
cố
định
và
không
thể
thay
đổi.
Khi
tiếp
nhận
sự
phát
triển
của
tư
duy,
bạn
sẽ
có
những
biểu
hiện
và
động
lực
tốt
hơn
ở
một
vài
phạm
vi.[15]
- Điều chỉnh “sự thất bại” thành một kinh nghiệm để học hỏi. Chắc chắn bạn sẽ có sai sót và trải qua những thất bại trên hành trình tìm kiếm tiềm năng đầy đủ của mình. Tuy nhiên, hãy nghĩ về những điều đó như một cách để học hỏi và làm tốt hơn trong tương lai, và bạn sẽ không bị những “thất bại” này cản bước trên tiến trình phát triển của mình.
- Ví dụ, nếu việc “trở thành nhà văn” là cách mà bạn muốn đạt được tiềm năng đầy đủ của mình, hãy nhớ rằng sẽ có nhiều thách thức mà bạn phải vượt qua để đạt được điều đó. Đừng tự trách mình vì những thách thức này. Chẳng hạn, khi quyển tiểu thuyết mà bạn nộp lên bị từ chối, bạn đừng coi đó là một bằng chứng về sự thất bại và nghĩ rằng mình nên ngừng theo đuổi mục tiêu đó. Một số nhà văn vĩ đại nhất thế kỷ 20 lúc đầu cũng từng bị từ chối nhiều lần. Tiểu thuyết Cuốn theo Chiều Gió của Margaret Mitchell đã bị bác bỏ đến 38 lần. Xứ Cát của Frank Herbert bị bác bỏ 23 lần. Quyển đầu tiên trong bộ Harry Potter của.K. Rowling bị từ chối 12 lần.[16] Những tác giả trên cuối cùng đã thành công vì họ có một tư duy phát triển, và liên tục cải thiện công việc của mình cho đến khi họ tìm được bến đỗ.
-
Suy
nghĩ
một
cách
thực
tế.
Điều
quan
trọng
là
bạn
phải
nhận
thức
được
rằng
việc
đạt
tới
tiềm
năng
đầy
đủ
không
phải
là
việc
một
sớm
một
chiều.
Hãy
mong
đợi
một
cách
thực
tế.
Ví
dụ,
nếu
bạn
muốn
trở
thành
tổng
thống
Mỹ
thì
điều
đó
sẽ
không
thể
xảy
ra
trong
vài
tháng,
thậm
chí
vài
năm.
Bạn
có
thể
phải
ứng
cử
vào
chức
vụ
quản
trị
nhỏ
hơn,
trở
thành
thượng
nghị
sĩ
hoặc
nghị
viên
trong
vài
năm
và
gây
quỹ
thật
nhiều
cho
các
chiến
dịch
thậm
chí
trước
khi
tiến
đến
cuộc
bầu
cử.
Điều
này
không
có
nghĩa
là
bạn
không
nên
đặt
mục
tiêu
cao,
mà
là
bạn
nên
thực
tế
trong
việc
đặt
trọng
tâm
và
chỉ
trông
đợi
vào
những
điều
có
khả
năng
thực
hiện
trong
khi
phấn
đấu
hướng
tới
những
mục
tiêu
đó.[4]
- Việc tập trung vào những mục tiêu và nhiệm vụ nhỏ hơn khi hướng tới mục đích tổng thể sẽ giúp bạn giữ được động lực và năng lượng. Bạn sẽ có thể hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn trong bước đường hướng tới mục tiêu cao nhất.
- Hãy nghĩ về điều đó thế này: Nếu bạn xác định điều bạn cần làm để hoàn thành tiềm năng của mình là trèo lên đỉnh núi Everest, chắc chắn là bạn không thể chỉ đơn giản đi đến đó và lao vào leo núi ngay ngày hôm sau. (Đó có thể là một phương pháp dẫn đến thảm họa một cách nhanh chóng). Bạn sẽ phải rèn luyện sức khỏe, mua sắm trang thiết bị, thực hành và tập luyện khắt khe, đồng thời tìm một người dẫn đường thông thạo trước khi bạn đặt chân lên ngọn núi đó.
-
Suy
nghĩ
tích
cực.
Khi
làm
việc
cật
lực
để
tiến
tới
các
mục
tiêu,
bạn
hãy
suy
nghĩ
một
cách
lạc
quan
về
sự
tiến
triển
của
mình.
Những
suy
nghĩ
tích
cực
sẽ
giúp
bạn
đi
đúng
hướng
trên
con
đường
tìm
kiếm
tiềm
năng
thực
sự.[17][18]
- Quan sát cách suy nghĩ của bạn. Khi tự nói với bản thân về tiến trình hướngtới đích của mình, hãy lưu ý xem bạn đang lạc quan hay bi quan.
- Nếu bắt gặp mình tự nói với bản thân rằng "việc này sẽ không bao giờ thành công," bạn hãy thử suy nghĩ tích cực và hợp lý hơn như “những người khác đã thành công, và mình cũng sẽ làm được” hoặc “sẽ có nhiều điều thú vị khi mình thử làm việc này!”[19]
- Các nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng suy nghĩ tích cực tác động lên bộ não. Suy nghĩ tích cực kích thích những vùng trong não gắn với trí tưởng tượng, động lực, lòng cảm thông và cái nhìn “toàn cảnh”.[20]
-
Trân
trọng
mọi
người
và
lấy
cảm
hứng
từ
họ.
Hãy
nhìn
vào
những
người
mà
bạn
cho
rằng
họ
đã
nhận
ra
tiềm
năng
đầy
đủ
của
họ,
hoặc
ai
đó
mà
bạn
muốn
trở
thành
con
người
như
họ.
Nghiền
ngẫm
cách
họ
cư
xử,
suy
nghĩ
và
học
những
điều
mà
bạn
thích
ở
họ.
Cảm
hứng
mà
họ
truyền
sang
sẽ
giúp
bạn
nhận
ra
tiềm
năng
thực
sự
của
mình.[21]
- Nếu có thể, bạn hãy nói chuyện với hình tượng mẫu của mình để biết họ làm thế nào để được như bây giờ. Chẳng hạn như, nếu ước mơ của bạn là làm chủ một doanh nghiệp nhỏ, bạn hãy nói chuyện với những người đang có công việc kinh doanh riêng. Hỏi rằng họ đã làm như thế nào, họ đã sử dụng những kỹ năng và điểm mạnh gì để đạt được mục tiêu.
- Không lý tưởng hóa hình tượng mẫu. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi thần tượng của bạn là những người bạn chưa bao giờ gặp, chẳng hạn như những ngôi sao nổi tiếng hoặc các vận động viên. Mặc dù thành công của họ có thể truyền cảm hứng cho bạn, nhưng bạn đừng quên rằng bạn thường không thấy được những sai lầm và thất bại mà họ phải đối mặt. Đừng tưởng tượng rằng họ quá hoàn hảo, vì điều đó sẽ khiến bạn tự đánh giá mình dựa trên những điều không hoàn hảo.
-
Nhận
trách
nhiệm
cho
những
hành
động
của
mình.
Việc
có
phát
huy
được
tiềm
năng
của
mình
hay
không
là
trách
nhiệm
của
bạn.
Thay
vì
tìm
cách
biện
hộ
cho
việc
xảy
ra,
bạn
hãy
suy
nghĩ
tích
cực
về
cách
làm
sao
để
vượt
qua
trở
ngại
trên
con
đường
nhận
ra
tiềm
năng
của
bạn.[22][23]
- Cách mà bạn giải thích những điều xảy ra trong cuộc sống của bạn gọi là điểm kiểm soát. (locus of control) Điểm kiểm soát bên ngoài đổ trách nhiệm lên những người khác cho những điều không hay đã xảy ra.[24] Ví dụ, nếu bạn lệ thuộc vào điểm kiểm soát bên ngoài, thì khi làm bài kiểm tra không đạt bạn sẽ đổ tại thầy ra đề quá khó. Lối suy nghĩ này có thể ngăn cản bạn nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình vì bạn luôn đổ trách nhiệm lên người khác hoặc thứ gì khác.
- Điểm kiểm soát bên trong là nơi bạn thừa nhận rằng những việc xảy ra có một phần nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Mặc dù không thể kiểm soát được kết quả của hành động, nhưng bạn có thể kiểm soát được hành động của mình.[25] Ví dụ, khi làm bài kiểm tra không đạt, và bạn thừa nhận rằng lẽ ra bạn nên ôn luyện nhiều hơn thay vì đi chơi với bạn bè, thì có lẽ bạn đang sử dụng điểm kiểm soát bên trong. Lối suy nghĩ này giúp bạn tiến lên phía trước vì bạn đang có những quyết định của mình, dù những quyết định đó có sáng suốt hay không.
Bền gan Trước Nghịch cảnh[sửa]
-
Hãy
tỏ
ra
can
đảm.
Hoàn
thành
mục
tiêu
không
phải
là
việc
dễ
dàng.
Hãy
giữ
lòng
nhiệt
huyết
và
tiếp
tục
phấn
đấu
hướng
tới
các
mục
tiêu
trong
các
thời
điểm
thử
thách.
Những
người
gan
dạ
thường
có
nhiều
khả
năng
thành
công
vì
ngọn
lửa
nhiệt
tình
tiếp
thêm
sức
mạnh
cho
họ,
và
họ
không
chịu
đầu
hàng
hoặc
nhân
nhượng!
[26]
- Nếu đã mất đi lòng nhiệt huyết, bạn hãy nhắc bản thân về lý do khiến bạn coi trọng việc vươn đến tiềm năng toàn vẹn, và điều gì khiến trước đây bạn tha thiết muốn hoàn thành các mục tiêu của mình. Hãy tự hỏi việc nhận ra tiềm năng của bạn có tác động tích cực như thế nào đến bạn và những người khác.
-
Kiên
nhẫn
và
đừng
nản
chí.
Phải
mất
nhiều
giờ
thực
hành
mới
có
thể
thành
thạo
trong
một
lĩnh
vực
nào
đó;
việc
nhận
ra
tiềm
năng
đầy
đủ
của
mình
có
thể
còn
mất
nhiều
thời
gian
hơn
thế.
Mặc
dù
các
nghiên
cứu
gần
đây
hoài
nghi
về
“nguyên
lý
10.000
giờ”,
nhưng
sự
thực
là
bạn
không
thể
nắm
vững
một
điều
gì
đó
mà
không
phải
thực
hành
và
làm
việc
bền
bỉ.[27]
Thay
vì
chỉ
nghĩ
về
mục
tiêu
cuối
cùng,
bạn
hãy
tập
trung
vào
những
tiến
bộ
từng
ngày
hoặc
từng
tuần
của
mình.[28]
- Để khỏi nản chí, bạn hãy nghĩ về những người khác, chẳng hạn như Henry Ford hoặc Dr. Seuss, hai nhân vật đã từng phải đối mặt với những thất bại và những khó khăn ban đầu, nhưng họ vẫn phấn đấu một cách bền bỉ và đã đạt được mục tiêu của mình.[29][30]
- Để có lòng kiên nhẫn, bạn hãy tự nhủ rằng việc nhận biết tiềm năng toàn diện là một quá trình lâu dài, và mục tiêu cuối cùng không phải là điều duy nhất quan trọng. Nếu cảm thấy mình quá thiếu kiên nhẫn và nản lòng, bạn hãy thử tạm dừng và nghỉ ngơi. Sau thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể làm việc hiệu quả hơn, thay vì cứ làm việc không ngừng nhưng năng suất thấp mà lại phải đối mặt với nguy cơ kiệt sức.[31]
-
Chiến
đấu
với
nỗi
sợ.
Tránh
lo
lắng
quá
mức
về
thất
bại.
Từ
“thất
bại”
ám
chỉ
rằng
bạn
mãi
mãi
không
thành
công,
và
nó
quy
kết
cho
bản
thân
bạn.
Điều
này
là
không
đúng.
Thay
vì
thế,
bạn
hãy
nghĩ
rằng
bạn
có
thể
học
được
từ
những
sai
lầm
của
mình.[32]
Thành
công
thường
đến
từ
hàng
loạt
những
thử
nghiệm.
Lần
thử
thứ
hai
mươi
hoặc
thậm
chí
thứ
một
trăm
của
bạn
có
thể
là
thời
điểm
bạn
gặt
hái
thành
công.
- Hãy nghĩ về tấm gương của nhà phát minh Myshkin Ingawale. Ông có ý tưởng muốn phát triển công nghệ để giúp giảm tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng nông thôn Ấn Độ. Ông đã thử nghiệm 32 lần và cũng thất bại 32 lần mới hoàn thành được mục tiêu của mình. Nhưng hiện giờ công nghệ của ông đã giảm được tỷ lệ tử vong với số dân mà ông nhắm tới xuống còn một nửa.[33]
- Tự hỏi bản thân về điều xấu nhất có khả năng xảy ra nếu bạn thử nghiệm nhưng không thành công? Đa số thất bại không gây ra hậu quả tệ đến thế. Nếu vậy thì có gì phải sợ? Thực tế là nhiều người thường hay thổi phồng cảm giác thất vọng của mình sau khi không đạt được một mục tiêu; bạn hãy nhớ điều đó nếu bạn đang lo lắng về việc thử nghiệm không thành công.[34]
-
Hãy
tự
hào
về
những
thành
quả
của
mình.
Bạn
đang
phấn
đấu
để
trở
thành
con
người
tốt
hơn,
và
bạn
nên
tự
hào
về
điều
đó.
Khi
đối
mặt
với
những
thời
điểm
khó
khăn,
bạn
hãy
dành
một
khoảnh
khắc
để
tự
hào
về
những
nỗ
lực
của
mình
và
sự
tiến
bộ
mà
bạn
đạt
được
trên
con
đường
phát
huy
tiềm
năng.
Nhờ
đó
bạn
có
thể
vững
tin
và
bền
chí
vượt
mọi
cam
go
mà
bạn
gặp
phải
trên
hành
trình
của
mình.[35]
- Nếu khó có cảm giác tự hào về những thành quả của mình, bạn hãy tự viết cho mình một bức thư như viết cho một người bạn. Tưởng tượng rằng người bạn đó làm công việc bạn đang làm. Chắc bạn tự hào về cô ấy chứ? Có lẽ bạn sẽ động viên cô ấy hãy tiếp tục bước tới và nói rằng cô ấy đang làm một việc tuyệt vời. Vậy thì tại sao bạn lại không đối xử tốt với bản thân mình như thế?[36]
-
Tìm
hỗ
trợ
từ
xã
hội.
Nhờ
cảm
giác
yêu
thương
và
hạnh
phúc
được
nâng
lên
từ
sự
hỗ
trợ
của
gia
đình,
bạn
bè
và
mọi
người
trong
mạng
lưới
xã
hội
của
mình,
bạn
sẽ
được
tiếp
sức
khi
đương
đầu
với
áp
lực
có
thể
xuất
hiện
trong
thời
gian
bạn
gắng
hết
sức
để
hoàn
thành
mục
tiêu.[37]
[38]
- Con người có thể “lây nhiễm” cảm xúc cũng như chúng ta mắc bệnh cảm cúm. Hãy bao bọc quanh mình với những người tích cực và đang nỗ lực hướng tới mục tiêu của họ. Những khát vọng và sự tích cực của họ sẽ “lan truyền” sang bạn.[39]
Lời khuyên[sửa]
- Đừng dễ dàng từ bỏ, nhưng nên linh hoạt thay đổi mục tiêu khi bạn hiểu rõ mình hơn.
- Cải thiện bản thân từng bước và đặt ra những mục tiêu thực tế.
- Đừng dễ nản lòng. Hãy bền gan, kiên nhẫn và luôn nhớ rằng những tiến bộ từng ngày sẽ đẩy lùi sự chán nản. Bạn đừng quên, điều tốt nhất trong cuộc sống luôn đòi hỏi thời gian.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng bao giờ tuyệt vọng nếu bạn nghĩ bạn đang phải vật lộn để nhận ra tiềm năng của mình. Thay vì thế, hãy thực hành bài tập thở và tập trung vào các khía cạnh khác của cuộc sống, ví dụ như thỉnh thoảng tận hưởng trọn vẹn phút giây hiện tại.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.wire.wisc.edu/yourself/selfreflectknowyourself/Yourpersonalvalues.aspx
- ↑ https://contextualscience.org/publications/value_congruence_importance_and_success_and_in_the
- ↑ http://www.mindtools.com/pages/article/newTED_85.htm
- ↑ 4,0 4,1 https://www.psychologytoday.com/blog/what-matters-most/201303/what-is-your-best-possible-self
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://www.apsu.edu/sites/apsu.edu/files/counseling/COGNITIVE_0.pdf
- ↑ 6,0 6,1 6,2 http://psychcentral.com/lib/15-common-cognitive-distortions/
- ↑ http://www.forbes.com/sites/danschawbel/2013/04/21/brene-brown-how-vulnerability-can-make-our-lives-better/
- ↑ http://daphne.palomar.edu/jtagg/should.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/inviting-monkey-tea/201304/stop-shoulding-yourself-death-0
- ↑ http://www.forbes.com/sites/samanthasmith/2013/12/30/a-guide-to-evaluate-your-priorities-set-goals/
- ↑ Rouillard, L. (2009). Goals and Goal Setting : Achieve Measurable Results. Rochester, NY: Axzo Press.
- ↑ http://www.bbc.com/future/story/20130129-the-psychology-of-the-to-do-list
- ↑ http://www.brainpickings.org/2012/02/09/willpower-to-do-list/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/notes-self/201308/how-set-goals
- ↑ http://www.brainpickings.org/2014/01/29/carol-dweck-mindset/
- ↑ http://www.literaryrejections.com/best-sellers-initially-rejected/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11550725
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12084787
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950?pg=2
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23802125
- ↑ http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/17439760802650519#.VZxsHOdGz-Y
- ↑ http://www.simplypsychology.org/maslow.html
- ↑ http://www.nonviolentcommunication.com/freeresources/article_archive/best_life_mmackenzie.htm
- ↑ http://psychcentral.com/encyclopedia/2009/external-locus-of-control/
- ↑ http://psychcentral.com/encyclopedia/2009/internal-locus-of-control/
- ↑ http://rrhs.schoolwires.net/cms/lib7/WI01001304/Centricity/Domain/187/Grit%20JPSP.pdf
- ↑ http://www.bbc.com/news/magazine-26384712
- ↑ http://pss.sagepub.com/content/early/2014/06/30/0956797614535810.abstract
- ↑ http://www.thehenryford.org/exhibits/hf/Did_You_Know.asp
- ↑ http://www.catinthehat.org/history.htm
- ↑ https://hbr.org/2009/10/making-time-off-predictable-and-required/ar/pr
- ↑ http://www.forbes.com/sites/danschawbel/2013/05/09/jon-acuff-why-most-people-dont-reach-their-full-potential-and-how-you-can/
- ↑ http://www.theatlantic.com/health/archive/2012/03/a-blood-test-without-bleeding/254958/
- ↑ http://web.mit.edu/curhan/www/docs/Articles/biases/75_J_Personality_Social_Psychology_617_%28Gilbert%29.pdf
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18505314
- ↑ http://self-compassion.org/exercise-1-treat-friend/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/social-support/art-20044445
- ↑ http://www.psy.cmu.edu/~scohen/buffer84.pdf
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-science-work/201410/faster-speeding-text-emotional-contagion-work