Phương pháp kỷ luật tích cực/C3.1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em, bổn phận của trẻ em

Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em[sửa]

Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em là văn bản pháp lý quốc tế do Liên hiệp quốc ban hành và có hiệu lực ngày 2 tháng 9 năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ 2 trên thế' giới phê chuẩn Công ước này.

Mục đích của Công ước là tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện, bao gồm việc phát triển về tất cả các mặt thể' chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội.

Trẻ em là nhóm đối tượng chưa có khả năng tự chăm sóc, tự đáp ứng các nhu cầu của mình và tự bảo vệ bản thân nên cần sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Quy định về các quyền, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ để' các em phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt đã được đưa vào các văn bản pháp luật mà mọi người đều có trách nhiệm thực hiện.

Trước khi đề cập đến các nhóm quyền của trẻ, cần phải hiểu các nguyên tắc về thực hiện quyền của trẻ.

Bốn nguyên tắc chính về thực hiện quyền trẻ em[sửa]

Bình đẳng, không phân biệt đối xử: Mọi trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo... đều phải được đối xử như nhau, không phân biệt.

Vì lợi ích tốt nhất của trẻ: Trong khi xem xét, giải quyết vấn đề liên quan đến trẻ cần phải quan tâm đến lợi ích của trẻ, không được đặt lợi ích của trẻ em sau lợi ích của người lớn.

Vì sự sống còn và phát triển của trẻ: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không được để' xảy ra các vấn đề nguy hiểm tới tính mạng, sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Tôn trọng trẻ em: Trẻ được bày tỏ ý kiến, quan điểm về những vấn đề có tác động đến trẻ, những quan điể'm của trẻ phải được tôn trọng (ở nhà, ở trường, toà án...) một cách thích đáng, phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em.

Bốn nhóm quyền của trẻ em[sửa]

1. Nhóm quyền sống còn: Do trẻ em là những cá thể còn non nớt về cả thể chất lẫn tinh thần, không thể' tự nuôi sống được bản thân mình nên trong Công ước khái niệm "bảo đảm sự sống còn" của trẻ em được mở rộng không chỉ bao gồm việc đảm bảo không bị tước đoạt về tính mạng, mà còn bao gồm việc bảo đảm cho trẻ em được cung cấp chất dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế ở mức độ cao nhất. Tất cả các quyền trẻ em nào liên quan đến vấn đề này thuộc phạm vi nhóm quyền được sống còn của trẻ. Nhóm quyền sống còn bao gồm: trẻ em có quyền được sống, tồn tại; quyền có giấy khai sinh, quốc tịch; quyền được sống chung với cha mẹ và được chăm sóc.

2. Nhóm quyền được phát triển: Công ước đưa ra một cách nhìn toàn diện về sự phát triển của trẻ em, không chỉ về thể' chất mà còn về trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã hội. Tất cả những quyền của trẻ em tác động đến quá trình này được coi là thuộc nhóm quyền được phát triển. Nhìn chung, nhóm quyền này thể' hiện ở ba khía cạnh chính: cung cấp chất dinh dưỡng (phát triển về thể' chất), giáo dục (phát triển về trí tuệ) và cung cấp các điều kiện vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật. Nhóm quyền này bao gồm: trẻ em có quyền được phát triển, được chăm sóc dinh dưỡng, sức khoẻ để' phát triển về thể' lực; chăm sóc, giáo dục, được đi học để' phát triển về nhận thức, có hiểu biết, trí tuệ.

3. Nhóm quyền được bảo vệ: Khái niệm "bảo vệ trẻ em" không dừng lại ở việc ngăn ngừa sự xâm hại về thể' chất và tinh thần với trẻ em mà còn bao gồm cả việc ngăn ngừa và khắc phục những điều kiện bất lợi đối với cuộc sống trẻ em. Theo Công ước, nhóm quyền này bao gồm các quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột, xâm hại, sao nhãng, bỏ mặc, phân biệt đối xử và được bảo vệ trong các trường hợp đặc biệt khó khăn như bị tách khỏi môi trường gia đình, trong chiến tranh hay thiên tai,...

4. Nhóm quyền được tham gia: Nhóm quyền này bao gồm tất cả các quyền giúp trẻ em có thể' biểu đạt dưới mọi hình thức những ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ. Có ba yêu cầu trong việc thực hiện nhóm quyền này, đó là: giúp trẻ có điều kiện tiếp nhận thông tin; giúp trẻ được biểu đạt ý kiến, quan điểm; tôn trọng, lắng nghe và xem xét ý kiến, quan điểm của trẻ.

Lưu ý rằng sự phân chia các quyền cụ thể’ vào 4 nhóm quyền trên đây chỉ mang tính tương đối vì 4 nhóm quyền này có mối liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau và không thể’ tách rời. Cuộc sống của trẻ em là một tiến trình liên tục chứ không phải là những sự kiện tách rời, chính vì vậy, tất cả các nhóm quyền này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các mặt của đời sống trẻ em được đề cập đến trong từng nhóm quyền có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau, mặt này ảnh hưởng đến mặt khác. Ví dụ quyền được có tên gọi và quốc tịch có liên quan trực tiếp đến quyền được sống còn và phát triển, và cũng liên quan đến quyền được chăm sóc sức khoẻ và được giáo dục.

Những quy định cụ thể hơn liên quan đến 4 nhóm quyền trên đây cũng có thể được chia nhỏ hơn thành 10 nhóm cụ thể’ trong Luật Bảo vệ Chăm sóc Giáo dục Trẻ em năm 2004:

1. Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11)

2. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12)

3. Quyền được chung sống với cha mẹ (Điều 13)

4. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể', nhân phẩm và danh dự (điều 14)

5. Quyền được chăm sóc sức khoẻ (Điều 15)

6. Quyền được học tập (Điều 16)

7. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể' dục thể' thao, du lịch (Điều 17)

8. Quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18)

9. Quyền có tài sản (Điều 19)

10. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội (Điều 20)

Bổn phận của trẻ em[sửa]

Quyền luôn đi đôi với trách nhiệm, bổn phận. Bổn phận của trẻ là những việc trẻ phải làm theo đạo lý, quy định phù hợp với lứa tuổi của mình. Các bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ dựa trên 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, phù hợp với những giá trị văn hoá và đạo đức của người Việt Nam.

Một số bổn phận của trẻ em[sửa]

1. Yêu quý, kính trọng và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể', thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.

3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc phù hợp với sức mình.

4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức, tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ cũng quy định những điều trẻ em không được làm (điều 22). Những quy định này không nhằm mục đích răn đe, trừng trị trẻ em mà nhằm giáo dục cho trẻ em hiểu và tránh xa các hành vi xấu, trái pháp luật và có ý thức với hành động của mình.

Điều 22: Những điều trẻ em không được làm[sửa]

1. Không được tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.

2. Không được xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng.

3. Không được đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ.

4. Không được trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ, sử dụng đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

Trong mục 2 của điều 22 cũng chỉ rõ, trẻ em không được "xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác". Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các em không được đánh mắng các bạn và các em khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các em không muốn bị người lớn đánh mắng. Nhưng khi được hỏi "Các em sẽ làm gì nếu em của mình mắc lỗi", câu trả lời thường là "sẽ đánh, mắng các em đó". Như vậy, với việc thực hiện bổn phận của mình, trẻ em cũng góp phần đảm bảo quyền của những trẻ em khác.

Quan hệ giữa người lớn và trẻ là quan hệ 2 chiểu. Một mặt, người lớn (cha mẹ, thắỵ cô...) có trách nhiệm thực hiện các quyển của trẻ, nhưng mặt khác, trẻ cũng phải có trách nhiệm làm tròn các bổn phận của mình VỚI người lớn,

Với gia đình, nhà trường, xã hội. Việc trẻ làm tốt các bổn phận cũng góp phẩn làm cho mốl quan hệ cha mẹ-con cái, thẩỵ- trò trở nên gắn gũi, thân thiện, dễ hợp tác hon.

Việc xây dựng các mốl quan hệ tích cực nhưvậỵsẽ làm giảm các hành vi trừng phạt của người lớn đối với trẻ.

Họat động: Bốn nhóm quyền trẻ em[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Họat động: Một số bổn phận của trẻ[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này