Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn Toán/Tương tự hóa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tương tự là một thao tác tư duy dựa trên sự giống nhau về tính chất và quan hệ của những đối tượng khác nhau

Trong mặt phẳng ta đã xét hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng, trong không gian hãy xét tương tự: hai mặt phẳng cùng vuông góc với một đường thẳng, hai đường thẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng, hai mặt phẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng, hai, ba đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng.

Ta đã biết cách tính tổng:

S={\frac  {1}{1.2}}+{\frac  {1}{2.3}}+{\frac  {1}{3.4}}+...+{\frac  {1}{9.10}}+{\frac  {1}{10.11}}

Hãy tính:

S={\frac  {3}{1.4}}+{\frac  {3}{4.7}}+{\frac  {3}{7.10}}+{\frac  {3}{10.13}}+{\frac  {3}{13.16}}+{\frac  {3}{16.19}}+{\frac  {3}{19.22}}

Hình thành hằng đẳng thức bình phương của một hiệu hai biểu thức:

Từ hằng đẳng thức “Bình phương của một tổng hai biểu thức” có thể suy ra hằng đẳng thức “bình phương của một hiệu hai biểu thức” không?

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, thì ta phải:

  • Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương;
  • Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.

Thế còn, khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một biểu thức thì sao?

Tìm hệ thức tương tự với hệ thức Pitago trong một hình không gian tương tự như tam giác vuông.

Xem thêm[sửa]


← Mục lục

Liên kết đến đây