Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Dạy học theo dự án

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dạy học theo dự án là gì?[sửa]

Mô hình dạy học theo dự án dựa trên hệ thống VLOS tích hợp quản trị nội dung, hợp tác đóng góp và mạng xã hội theo C3MS (Community, Collaboration and Content Management System)

Dạy học theo dự án (project-based learning) là một mô hình dạy học lấy học viên làm trung tâm, thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Phương pháp này khá tương đồng và có tính bổ trợ với hình thức dạy học theo vấn đề (problem-based learning). Những đặc điểm chính của phương pháp này là:

  1. mục đích trọng tâm là giáo dục tri thức
  2. thời lượng trung bình hoặc dài (tối thiểu vài tuần cho tới 1 học kỳ)
  3. đa ngành, đa lĩnh vực (nghĩa là vấn đề giáo dục đòi hỏi phải phối hợp kiến thức của nhiều ngành học)
  4. câu hỏi dẫn dắt phải có tính thách thức và xây dựng
  5. người học làm trung tâm của hoạt động
  6. quá trình học theo nhóm yêu cầu có sự phối hợp và hợp tác qua lại
  7. liên hệ đến những vấn đề mang tính thực tiễn
  8. có thành phẩm cụ thể, có giá trị thực tiễn
  9. mang lại cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng sống tích cực như kỹ năng quản lý thời gian, quản trị dự án, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng tranh luận xây dựng .v.v
  10. sử dụng các công cụ có tính trực quan và công nghệ thông tin

Ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án[sửa]

  • Người học tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và khó quên

Trong khi tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc các thông tin theo yêu cầu của dự án, do phải đọc đi đọc lại nhiều lần, người học sẽ nhớ lâu và làm chủ kiến thức, phát huy được tính tự chủ và độc lập trong công việc, có trách nhiệm trong việc làm giàu kiến thức của chính mình. Trong mô hình này, giáo viên chỉ đóng vai trò người trợ giúp không phải là người chỉ đường vạch lối.

  • Đưa bài học vào hơi thở cuộc sống

Dạy học dựa trên dự án là tạo cơ hội cho người học được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống bởi vì các dự án hoặc vấn đề được nêu ra phải xuất phát từ những nhu cầu thực tế, có tính kích thích học viên. Tính thực tế cao cũng chính là động lực để học viên chủ động và tích cực trong hoạt động học tập của mình.

  • Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm

Các thành viên cùng làm việc nhóm phải biết tổ chức phân công, chia sẻ, công việc, học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, tăng cường đoàn kết, tăng cường tính kỷ luật, có trách nhiệm với tập thể. Những kỹ năng làm việc nhóm là tối cần thiết quyết định sự thành công của phương pháp dạy học này. Đây cũng là nhóm kỹ năng sống thiết yếu đối với bất kỳ cá nhân nào trong cuộc sống hiện đại.

  • Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

Trong khi thực hiện dự án, người học buộc phải sử dụng vi tính, Internet để truy cập thông tin và xử lý thông tin cũng như sử dụng các công cụ hổ trợ để hoàn thiện sản phẩm trình bày lại trước tập thể và người hướng dẫn. Web 2.0 nói chung và wiki nói riêng đóng vai trò nền tảng công nghệ cho các hoạt động học tập theo dự án. Những tương tác hữu hiệu giữa các học viên với nhau và giữa học viên với giáo viên cho phép đưa mô hình học theo dự án có thể triển khai trực tuyến, vượt qua giới hạn về không gian.

  • Rèn luyện khả năng trình bày vấn đề và tư duy logic

Trong quá trình học tập theo mô hình này, học viên thường xuyên phải: 1) tìm cách trình bày vấn đề 1 cách rõ ràng và logic; 2) tư duy sáng tạo để tập trung giải quyết vấn đề phát sinh hoặc tìm lối ra cho những khó khăn; 3) bảo vệ ý kiến có tính xây dựng và truy cầu kiến thức thông qua thảo luận.

  • Kỹ năng khai thác thông tin hiệu quả và trực tiếp

Với sự phổ biến của thế giới internet, con người ngày này dường như chịu tác động khủng hoảng thừa thông tin. Thư viên không còn là nơi duy nhất để truy cầu kiến thức mà đơn giản chỉ cần một máy tính kết nối internet. Trong cuộc sống hiện đại đó, kỹ năng khai thác thông tin, định loại thông tin giúp con người có thể "tìm kim giữa một bể kim" và trở thành lợi thế cạnh tranh cũng như chìa khóa thành công trong cuộc sống và quá trình học tập.

  • Cá nhân hóa việc học

Bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người giáo viên có những công cụ để theo dõi tiến trình học của từng học viên, xây dựng mô hình tư duy đặc thù cho từng nhóm học viên. Điều này cho phép nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học, cũng như hỗ trợ giáo viên trong quá trình công tác. Khi những mô hình học được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ thành công để tái áp dụng mô hình cho các trường hợp khác, môi trường khác cũng trở nên cao hơn.


Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này