Đại dịch

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đại dịch là bệnh dịch tễ do nhiễm khuẩn, lây lan nhanh, xảy ra đồng thời ở một vùng dân cư rộng lớn.

Trong lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch. Đại dịch hạch, hay dịch hạch đen xảy ra ở châu Âu thế kỷ 13 đã một phần ba dân số tử vong. Ở Hungari thế kỷ 16 cũng có dịch sốt phát ban do rận. Ở Tây Ban Nha năm 1918 dịch cúm làm chết khoảng 40 triệu người. Châu Á năm 1957 có dịch cúm do virut A. Đại dịch ở Hồng Kông năm 1968 cũng ro virut A. Gần đây nhất là Đại dịch cúm 2009 ở nhiều quốc gia.

Định nghĩa và giai đoạn[sửa]

Đại dịch có thể được định nghĩa "là dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên một khu vực rộng lớn xuyên qua biên giới quốc gia, và thường ảnh hưởng đến rất nhiều người."[1]

WHO chia đại dịch thành 6 giai đoạn miêu tả quá trình một loại virus cúm mới nhiễm trùng vài người đầu tiên rồi phát triển thành dịch. Điều này bắt đầu chủ yếu là sự lây nhiễm ở động vật, với một vài ca động vật lây nhiễm qua người, sau đó đến gian đoạn virus bắt đầu phát tán trực tiếp giữa người sang người, và cuốu cùng là dịch bệnh khi sự lây nhiễm phân bố trên toàn cầu.[2]

Các đại dịch hiện tại[sửa]

HIV và AIDS[sửa]

Xem chi tiết: HIV/AIDS

HIV lây sang Hoa Kỳ và nhiều nơi khác của thế giới bắt đầu vào khoảng năm 1969.[3] HIV, loại virus gây bệnh AIDS, hiện là một đại dịch, với tốc độ lây nhiễm khoảng 25% ở nam và đông châu Phi. Năm 2006, tỉ lệ nhiễm HIV trong số phụ nữ mang thai ở Nam Phi là 29,1%.[4] Việc giáo dục hiệu quả về an toàn tình dục và cảnh báo lây truyền qua đường máu đã giúp làm giảm tốc độ lây nhiễm ở nhiều nước thuộc châu Phi với sự hỗ trợ của các chương trình quốc gia. Tốc độ lây nhiễm đang tăng trở lại ở châu Á và châu Mỹ. AIDS có thể giết chết 31 triệu dân ở Ấn Độ và 18 trheo các nghiên cứu của U.N..[5] Số người chết do AIDS ở châu Phi có thể lên đến 90–100 triệu vào năm 2025.[6]

Đại dịch và dịch bệnh nổi tiếng trong lịch sử[sửa]

Dịch tả[sửa]

Từ một bệnh có quy mô địa phương, bệnh tả đã trở thành một bệnh lây truyền và gây chết người nhiều nhất trong thế kỷ 19, dịch bệnh đã giết chết 10 triệu người.[7]

  • Dịch tả lần thứ nhất (1816–1826). Trước đó chỉ phân bố trong khu vực tiểu lục địa Ấn Độ, bắt đầu ở Bengal, sau đó lan khắp Ấn Độ năm 1820. 10.000 binh lính Anh và không biết bao nhiêu người Ấn Độ đã chết trong suốt đại dịch này.[8] Nó bắt đầu lan sang Trung Quốc, Indonesia (nơi có hơn 100.000 người chết trên đảo Java) và vùng biển Caspi trước khi tàn lụi. Số ca tử vong ở Ấn Độ giữa năm 1817 và 1860 ước tính hơn 15 triệu người, và khoảng 23 triệu người chết trong khoảng 1865 và 1917. Số ca tử vong ở Nga trong cùng thời kỳ trên là hơn 2 triệu.[9]
  • Dịch tả lần 2 (1829–1851). Xảy ra ở Nga (xem Cholera Riots), Hungary (khoảng 100.000 người chết) và Đức năm 1831, Luân Đôn năm 1832 (hơn 55.000 người chết ở Vương quốc Anh),[10] Pháp, Canada (Ontario), và Hoa Kỳ (New York) trong cùng năm,[11] và bờ Thái Bình Dương của Bắc Mỹ vào năm 1834. Hai năm sau khi dịch bùng phát ở Anh Wales năm 1848 và đã có 52.000 chết.[12] Có nguồn cho rằng có hơn 150.000 người Mỹ đã chết do bệnh tả trong khoảng 1832 và 1849.[13]
  • Dịch tả lần thứ 3 (1852–1860). Chủ yếu ảnh hưởng ở Nga, với hơn 1 triệu ca tử vong. Năm 1852, bệnh tả lan sang phía đông đến Indonesia và sau đó xâm nhập vào Trung Quốc Nhật Bản năm 1854. Philippines bị nhiễm năm 1858 và Triều Tiên năm 1859. Vào năm 1859, dịch đã bùnh phát trở lại ở Bengal làm lây lan sang Iran, Iraq, Ả Rập và Nga.[14] Trên khắp đất nước Tây Ban Nha, bệnh tả gây ra hơn 236.000 ca tử vong trong năm 1854–55.[15] Có khoảng 200.000 người chết ở México.[16]
  • Dịch tả lần thứ 4 (1863–1875). Lây lan chủ yếu ở châu Âu và châu Phi. Có ít nhất 30.000 trong số 90.000 Mecca khách hành hương là nạn nhân của dịch bệnh. Dịch đã cướp đi 90.000 mạng sống ở Nga năm 1866.[17] Năm 1866, dịch bùng phát ở Bắc Mỹ, giết khoảng 50.000 người.[13]
  • Dịch tả lần thứ 5 (1881–1896). Dịch tả 1883–1887 đã cướp đi 250.000 người ở châu Âu và ít nhất 50.000 ở châu Mỹ. Bệnh tảd9a44 giết 267.890 người ở Nga (1892);[18] 120.000 ở Tây Ban NHa;[19] 90.000 ở Nhật và 60.000 ở Ba Tư. Năm 1892, bệnh tả đã nhiễm vào nguồn nước cấp ở Hamburg, và làm 8606 người chết.[20]
  • Dịch tả lần thứ 6 (1899–1923). Đại dịch này ảnh hưởng ít ở châu Âu do những cải tiến trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhưng ở Nga vẫn bị ảnh hưởng nặng với hơn 500.000 người chết trong 1/4 đầu của thế kỷ 20.[21] Đại dịch này đã giết hơn 800.000 người ở Ấn Độ. Giai đoạn 1902–1904 bệnh tả đã cướp đi hơn 200.000 người ở Philippines.[22] Có 27 lần dịch bệnh đã được ghi nhận là trong các thời kỳ hành hương đến Mecca từ thế kỷ 19 đến năm 1930, và có hơn 20.000 người hành hương chết vì bệnh tả trong khoảng 1907–08 hajj.[23]
  • Dịch tả lần thứ 7 (1962–66). Bắt đầu ở Indonesia, gọi là El Tor, và sau đó đến Bangladesh năm 1963, Ấn Độ năm 1964, và Liên Xô năm 1966.

Dịch cúm[sửa]

Tập tin:WHO pandemic phases.png
Cảnh báo của WHO về các giai đoạn của đại dịch cúm
  • Nhà vật lý Hy Lạp Hippocrates, "Cha đẻ của Y học", đã miêu tả cúm năm 412 TCN.[24]
  • Đại dịch cúm lần đầu tiên được ghi nhận năm 1580 và kể từ đó các đại dịch cúm diễn ra cứ mỗi 10 đến 30 năm.[25][26][27]
  • Đại dịch cúm 1889–1890, hay còn gọi là Cúm Nga, được báo cáo đầu tiên vào tháng 5 năm 1889 ở Bukhara, Uzbekistan. Vào tháng 10, nó lan đến Tomsk Kavkaz. Nó nhanh chóng lan về phía tây và đến Bắc Mỹ vào tháng 12 năm 1889, Nam Mỹ vào tháng 2-3 năm 1890, Ấn Độ vào tháng 2-3 năm 1890, và Úc vào tháng 3-4 năm 1890. Các chủng virus H3N8 H2N2 của virus cúm A đã được xác nhận có thể là nguyên nhân gây dịch bệnh. Nó có mức độ tấn công và tỉ lệ tử vong rất cao. Khoảng 1 triệu người chết do đại dịch này."[28]
  • Cúm Tây Ban Nha (1918–1919). Được xác định đầu tiên vào tháng 3 năm 1918 trong một trại huấn huyện lính của Hoa Kỳ tại Camp Funston, Kansas. Vào tháng 10 năm 1918, nó bắt đầu lây lan thành một đại dịch toàn cầu trên khắp các lục địa, và cuối cùng lây nhiễm 1/3 dân số thế giới vào thời điểm đó (khoảng 500 triệu người).[29] Một dịch bệnh chết người, nó kết thúc nhanh như nó bắt đầu, quét qua chỉ trong vòng 18 tháng. Trong 6 tháng đã có khoảng 50 triệu người chết;[29] một số cách ước tính cho con số tử vong toàn cầu cao gấp 2 lần con số trên.[30] Khoảng 17 triệu người chết ở Ấn Độ, 675.000 ở Hoa Kỳ[31] và 200.000 người ở Vương quốc Anh. Virus gần đây đã được các nhà khoa học tái hiện lại tại CDC nghiên cứu dựa trên những mẫu được bảo quản trong các lớp băng vĩnh cửu ở Alaska. Virus H1N1 có cấu trúc nhỏ, nhưng cấu trúc quan trọng như cúm Tây Ban Nha.[32]
  • Cúm châu Á (1957–58). Virus H2N2 đã làm khoảng 70.000 người chết ở Hoa Kỳ. Chúng được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối tháng 2 năm 1957, Cúm châu Á lây sang Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1957. Nó làm khoảng 2 triệu người chết trên toàn cầu.[33]
  • Cúm Hồng Kông (1968–69). Virus H3N2 làm chết khoảng 34.000 người ở Hoa Kỳ. Loại virus này được phát hiện đầu tiên ở Hồng Kông vào đầu năm 1968, và lây lan sang Hoa Kỳ vào một năm sau đó. Đại dịch này đã giết chết khoảng 1 triệu người trên toàn cầu.[34] Hiện tại, các virus cúm A (H3N2) vẫn còn tồn tại.


Đậu mùa[sửa]

Đậu mùa là căn bệnh rất dễ lây lan do virus Variola. Bệnh này đã giết khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm trong suốt những năm cuối thế kỷ 18.[35] Trong suốt thế kỷ 20, số người chết do đậu mùa ước tính có thể là 300–500 triệu.[36] Gần đây hơn vào đầu thập niên 1950, có khoảng 50 triệu ca đậu mùa xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm.[37] Sau các chiến dịch tiêm vắc-xin thành công trong suốt thế kỷ 19 và 20, WHO đã chứng nhận đã xóa đậu mùa vào tháng 12 năm 1979. Cho đến ngày nay, đậu mùa là bệnh duy nhất lây nhiễm người đã bị loại bỏ hoàn toàn.[38]

Sởi[sửa]

Về lịch sử, sởi có mặt trên khắp thế giới, vì nó rất dễ lây nhiễm. Theo chương trình Tiêm chủng Quốc gia Hoa Kỳ, 90% người dân bị nhiễm sởi vào tuổi 15. Trước khi vắc-xin được đưa ra năm 1963, có khoảng 3–4 triệu ca nhiễm ở Hoa Kỳ mỗi năm.[39] Trong khoảng 150 năm qua, sởi đã giết khoảng 200 triệu người trên toàn cầu.[40] Chỉ riêng năm 2000, sởi đã giết khoảng 777.000 người trên toàn cầu, trong tổng số khoảng 40 triệu ca nhiễm.[41]

Năm 1529, sởi bùng phát ở Cuba đã giết 2/3 trong số người bản địa đã từng mắc bệnh đậu mùa.[42] Dịch đã tàn phá México, Trung Mỹ, và văn minh Inca.[43]

Lao[sửa]

Một phần ba dân số hiện tại của thế giới bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis, và các ca nhiễm mới hiện với tốc độ 1 ca/giây.[44] Khoảng 5–10% các ca nhiễm tiềm ẩn cuối cùng sẽ phản triển thành bệnh hoạt động, trong đó nếu không được điều trị sẽ giết hơn phân nửa số nạn nhân. Hàng năm, 8 triệu người phát bệnh lao, và 2 triệu người chết do bệnh này trên toàn cầu.[45] Trong thế kỷ 19, lao đã giết khoảng 1/4 người trưởng thành ở châu Âu;[46] vào năm 1918 một trong 6 ca tử vong ở Pháp là do bệnh lao. Vào cuối thế kỷ 19, 70 đến 90% trong số cư dân đô thị ở châu Âu và Bắc Mỹ bị nhiễm M. tuberculosis, và khoảng 40% ca tử vong trong tầng lớp lao động ở các thành phố là do virus lao.[47] Trong thế kỷ 20, bệnh lao đã giết chết khoảng 100 triệu người.[40] Lao vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất trong thế giới đang phát triển.[48]

Bệnh phong[sửa]

Bệnh phong do vi trùng, Mycobacterium leprae gây ra. Đây là loại bệnh mãn tính với thời gian ủ bệnh lên đến 5 năm. Từ năm 1985, 15 triệu người trên thế giới đã được chữa khỏi bệnh phong.[49] Năm 2002, 763.917 các ca mới được phát hiện. Ước tính có khoảng 1 đến 2 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn do bệnh phong.[50]

Theo các tài liệu, phong đã ảnh hưởng đến con người itu72 ít nhất năm 600 TCN, và đã được công nhận trong các nền văn minh của Trung Quốc, Ai Cập Ấn Độ cổ đại.[51] Trong suốt thời kỳ Thượng Trung cổ, Tây Âu chứng kiến sự bùng nổ chưa từng thấy của bệnh phong.[52][53] Nhiều leprosaria, hay bệnh viện phong mọc lên ở thời Trung Cổ; Matthew Paris ước tính trong đầu thế kỷ 13 có khoảng 19.000 bệnh viện ở khắp châu Âu.[54]

Sốt rét[sửa]

Sốt rét phân bố rộng khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các phân của châu Mỹ, châu Á, và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 350–500 triệu ca sốt rét.[55] Kháng thuốc đặt ra một vấn đề ngày càng tăng trong việc điều trị sốt rét trong thế kỷ 21, vì khánh thuốc hiện phổ biến cho tất cả các nhóm thuốc chống sốt rét, trừ artemisinins.[56]

Sốt rét từng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà ngày nay nó không còn tồn tại.[57] Sốt rét có thể đã góp phần làm suy yếu đế quốc La Mã.[58] Dịch bệnh trở nên nổi tiếng với tên gọi "sốt La Mã".[59] Plasmodium falciparum trở thành mối đe dọa thực sự đối với người dân thuộc địa và người bản địa khi nó được du nhập vào châu Mỹ cùng với việc buôn bán nô lệ. Sốt rét đã tàn phá thuộc địa Jamestown và tàn phát miền Nam và Trung đông. Đến năm 1830 nó đến tây bắc Thái Bình Dương.[60] Trong nội chiến Hoa Kỳ, có hơn 1,2 triệu ca sốt rét trong số lính của hai phía.[61] Phía nam Hoa Kỳ tiếp tục bị ảnh hưởng với hàng triệu ca sốt rét trong thập niên 1930.[62]

Sốt vàng da[sửa]

Sốt vàng da làn nguồn gốc của nhiều dịch bệnh tàn phá.[63] Các thành phố xa về phía bắc của New York, Philadelphia, và Boston đã từng bị dịch bệnh này tấn công. Năm 1793, một trong những dịch bệnh sốt vàng da lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã giết chết 5.000 người dân Philadelphia—chiếm gần 10% dân số thành phố này.[64] Khoảng phân nửa công dân đã rời bỏ thành phố, bao gồm cả George Washington. Khoảng 300.000 người được tin là đã chết do sốt vàng da ở Tây Ban Nha trong suốt thế kỷ 19.[65] Trong thời kỳ thuộc địa, Tâu Phi trở nên nổi tiến khi vì "các nấm một của người da trắng" do sốt rét và sốt vàng da.[66]

Các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai[sửa]

Sốt xuất huyết[sửa]

Xem chi tiết: Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi một số họ virus sau: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn. dịch

Kháng lại kháng sinh[sửa]

SARS[sửa]

Xem chi tiết: SARS

SARS hay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một chứng bệnh hô hấp con người gây ra bởi virus. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, bùng phát dịch SARS ở Hồng Kông gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới [67] (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới.[68] Trong vòng vài tuần, SARS lây lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm các cá nhân khác tại 37 quốc gia vào đầu năm 2003.

SARS không được tuyên bố đã được loại trừ (không giống như bệnh đậu mùa), vì nó vẫn có thể có mặt ở các hồ chứa vật chủ tự nhiên của nó (quần thể động vật) và có khả năng có thể trở lại trong tương lai. Trường hợp tử vong của SARS là ít hơn 1% người ở độ tuổi 24 hoặc trẻ hơn, 6% đối với những người 25 đến 44, 15% đối với những người 45 đến 64, và hơn 50% đối với những người trên 65 tuổi.

Cúm[sửa]

Xem chi tiết: Cúm

Tham khảo[sửa]

  1. Miquel Porta (ngày 3 tháng 7 năm 2008). Miquel Porta. ed. Dictionary of Epidemiology. Oxford University Press. tr. 179. ISBN 978-0-19-531449-6. http://books.google.com/books?id=3Dr8dyuzvTkC&pg=PA179. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012.
  2. Current WHO phase of pandemic alert World Health Organization 2009
  3. The virus reached the U.S. by way of Haiti, genetic study shows.. Los Angeles Times. ngày 30 tháng 10 năm 2007.
  4. “The South African Department of Health Study, 2006”. Avert.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. AIDS Toll May Reach 100 Million in Africa. Washington Post. ngày 4 tháng 6 năm 2006.
  6. “Aids could kill 90 million Africans, says UN”, Guardian, ngày 4 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010.
  7. .Kelley Lee (2003) "Health impacts of globalization: towards global governance". Palgrave Macmillan. p.131. ISBN 0-333-80254-3
  8. John Pike. “Cholera- Biological Weapons”. Globalsecurity.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  9. By G. William Beardslee. “The 1832 Cholera Epidemic in New York State”. Earlyamerica.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  10. “Asiatic Cholera Pandemic of 1826–37”. Ph.ucla.edu. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  11. “The Cholera Epidemic Years in the United States”. Tngenweb.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  12. Cholera's seven pandemics, cbc.ca, ngày 2 tháng 12 năm 2008
  13. 13,0 13,1 The 1832 Cholera Epidemic in New York State – Page 2. By G. William Beardslee
  14. Asiatic Cholera Pandemic of 1846–63 . UCLA School of Public Health.
  15. Kohn, George C. (2008). Encyclopedia of plague and pestilence: from ancient times to the present. Infobase Publishing. tr. 369. ISBN 0-8160-6935-2. http://books.google.com/books?id=tzRwRmb09rgC&pg=PA369&dq#v=onepage&q=&f=false.
  16. Byrne, Joseph Patrick (2008). Encyclopedia of Pestilence, Pandemics, and Plagues: A-M. ABC-CLIO. tr. 101. ISBN 0-313-34102-8. http://books.google.com/books?id=5Pvi-ksuKFIC&pg=PA101&dq#v=onepage&q=&f=false.
  17. “Eastern European Plagues and Epidemics 1300–1918”. Shtetlinks.jewishgen.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  18. “Cholera – LoveToKnow 1911”. 1911encyclopedia.org (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  19. “The cholera in Spain”, New York Times, ngày 20 tháng 6 năm 1890. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2008.
  20. Barry, John M. (2004). The Great Influenza: The Epic Story of the Greatest Plague in History. Viking Penguin. ISBN 0-670-89473-7.
  21. cholera:: Seven pandemics, Britannica Online Encyclopedia
  22. John M. Gates, Ch. 3, "The U.S. Army and Irregular Warfare"
  23. Cholera (pathology). Britannica Online Encyclopedia.
  24. 50 Years of Influenza Surveillance. World Health Organization.
  25. "Pandemic Flu". Department of Health and Social Security.
  26. Beveridge, W.I.B. (1977) Influenza: The Last Great Plague: An Unfinished Story of Discovery, New York: Prodist. ISBN 0-88202-118-4.
  27. Potter, C.W. (October 2001). "A History of Influenza". Journal of Applied Microbiology 91 (4): 572–579. doi:10.1046/j.1365-2672.2001.01492.x. PMID 11576290. http://www.blackwell-synergy.com/doi/abs/10.1046/j.1365-2672.2001.01492.x. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2006.
  28. CIDRAP article Pandemic Influenza Last updated ngày 16 tháng 6 năm 2011
  29. 29,0 29,1 Taubenberger JK, Morens DM (January 2006). "1918 Influenza: the mother of all pandemics". Emerg Infect Dis (Centers for Disease Control and Prevention (CDC)) 12 (1): 15–22. doi:10.3201/eid1201.050979. PMID 16494711. PMC: 3291398. http://www.cdc.gov/ncidod/eid/vol12no01/05-0979.htm.
  30. Spanish flu, ScienceDaily
  31. The Great Pandemic: The United States in 1918–1919, U.S. Department of Health & Human Services.
  32. http://www.scientificamerican.com/blog/post.cfm?id=h1n1-shares-key-similar-structures-2010-03-24
  33. Q&A: Swine flu. BBC News. ngày 27 tháng 4 năm 2009.
  34. “World health group issues alert Mexican president tries to isolate those with swine flu”, Associate Press, ngày 25 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2009.
  35. Smallpox and Vaccinia. National Center for Biotechnology Information.
  36. How Poxviruses Such As Smallpox Evade The Immune System, ScienceDaily, ngày 1 tháng 2 năm 2008
  37. "Smallpox". WHO Factsheet. Retrieved on 2007-09-22.
  38. De Cock KM (2001). "(Book Review) The Eradication of Smallpox: Edward Jenner and The First and Only Eradication of a Human Infectious Disease". Nature Medicine 7 (1): 15–6. doi:10.1038/83283. http://www.nature.com/nm/journal/v7/n1/full/nm0101_15b.html.
  39. Center for Disease Control & National Immunization Program. Measles History, article online 2001. Available from http://www.cdc.gov.nip/diseases/measles/history.htm
  40. 40,0 40,1 “Torrey EF and Yolken RH. 2005. Their bugs are worse than their bite. Washington Post, April 3, p. B01”. Birdflubook.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  41. Stein CE, Birmingham M, Kurian M, Duclos P, Strebel P (May 2003). "The global burden of measles in the year 2000—a model that uses country-specific indicators". J. Infect. Dis. 187 (Suppl 1): S8–14. doi:10.1086/368114. PMID 12721886.
  42. Man and Microbes: Disease and Plagues in History and Modern Times; by Arno Karlen
  43. "Measles and Small Pox as an Allied Army of the Conquistadors of America" by Carlos Ruvalcaba, translated by Theresa M. Betz in "Encounters" (Double Issue No. 5-6, pp. 44–45)
  44. World Health Organization (WHO). Tuberculosis Fact sheet N°104 – Global and regional incidence. March 2006, Retrieved on ngày 6 tháng 10 năm 2006.
  45. Centers for Disease Control. Fact Sheet: Tuberculosis in the United States. ngày 17 tháng 3 năm 2005, Retrieved on ngày 6 tháng 10 năm 2006.
  46. Multidrug-Resistant Tuberculosis. Centers for Disease Control and Prevention.
  47. Tuberculosis in Europe and North America, 1800–1922. The Harvard University Library, Open Collections Program: Contagion.
  48. Immune responses to tuberculosis in developing countries: implications for new vaccines. Nature Reviews Immunology 5, 661–667 (August 2005).
  49. Leprosy 'could pose new threat'. BBC News. ngày 3 tháng 4 năm 2007.
  50. Leprosy (Hansen's Disease).Centers for Disease Control and Prevention (CDC).
  51. “Leprosy”. WHO. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  52. "Medieval leprosy reconsidered". International Social Science Review, Spring-Summer, 2006, by Timothy S. Miller, Rachel Smith-Savage.
  53. Boldsen JL (February 2005). "Leprosy and mortality in the Medieval Danish village of Tirup". Am. J. Phys. Anthropol. 126 (2): 159–68. doi:10.1002/ajpa.20085. PMID 15386293. http://www3.interscience.wiley.com/journal/108564968/abstract.
  54. Malaria Facts. Centers for Disease Control and Prevention.
  55. White NJ (April 2004). "Antimalarial drug resistance". J. Clin. Invest. 113 (8): 1084–92. doi:10.1172/JCI21682. PMID 15085184.
  56. Vector- and Rodent-Borne Diseases in Europe and North America. Norman G. Gratz. World Health Organization, Geneva.
  57. DNA clues to malaria in ancient Rome. BBC News. ngày 20 tháng 2 năm 2001.
  58. "Malaria and Rome". Robert Sallares. ABC.net.au. ngày 29 tháng 1 năm 2003.
  59. "The Changing World of Pacific Northwest Indians". Center for the Study of the Pacific Northwest, University of Washington.
  60. “A Brief History of Malaria”. Infoplease.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  61. Malaria. By Michael Finkel. National Geographic Magazine.
  62. Yellow Fever – LoveToKnow 1911.
  63. Arnebeck, Bob (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “A Short History of Yellow Fever in the US”. Benjamin Rush, Yellow Fever and the Birth of Modern Medicine. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  64. Tiger mosquitoes and the history of yellow fever and dengue in Spain.
  65. Africa's Nations Start to Be TheirBrothers' Keepers. The New York Times, ngày 15 tháng 10 năm 1995.
  66. [1]
  67. [2]

Đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây