Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Đối mặt với tuổi già
Từ VLOS
Chúng ta ai rồi cũng già đi nếu may mắn sống lâu. Tuy nhiên, bởi chúng ta đang sống trong nền văn hóa thuộc về tuổi trẻ, việc đối mặt với tuổi xế chiều dường như thật khó khăn. Nếu bạn phải chống chọi với tuổi già đang đến, có lẽ một thái độ tích cực hơn sẽ giúp ích cho bạn. Và việc xây dựng thái độ tích cực sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tìm hiểu về những điều đang chờ đợi ở phía trước và quan tâm chăm sóc bản thân mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phát triển thái độ tích cực[sửa]
-
Đương
đầu
với
nỗi
sợ
tuổi
già.
Bạn
cần
phải
rõ
ràng
và
cụ
thể.
Việc
xác
định
điều
gì
khiến
bạn
sợ
hãi
nhất
sẽ
giúp
bạn
đương
đầu
với
nó.
Nếu
bao
lâu
nay
bạn
tránh
né
nghĩ
về
tuổi
già
vì
nó
khiến
bạn
rối
trí
thì
cách
này
chính
là
điều
bạn
cần
để
đối
mặt
với
tuổi
già
đang
đến.
Cách
mà
bạn
suy
nghĩ
về
bản
thân
mình
và
quá
trình
già
đi
sẽ
tác
động
đến
cách
bạn
nhìn
cuộc
sống
của
chính
bạn.[1]
- Đối với nhiều người, già đi nghĩa là cái chết đang đến gần. Một phần của nỗi lo sợ mình đang già đi bắt nguồn từ nỗi sợ chết, cái chết của chính họ và cả cái chết của những người thân. Việc dự tính cho kế hoạch chăm sóc những ngày cuối đời và đối mặt với gốc rễ của nỗi sợ có thể sẽ giúp ích cho bạn.
- Bạn cũng có thể lo sợ mất đi sự độc lập, trở nên yếu ớt về thể chất, hoặc mắc những căn bệnh liên quan đến tuổi già. Việc học cách thích nghi và tìm hiểu về các nguồn hỗ trợ sẽ giúp bạn giữ được sự độc lập lâu dài hết sức có thể.
- Bạn có thể lo ngại về việc thay đổi vẻ ngoài. Vậy thì bạn có thể tìm những hình mẫu đã có tuổi nhưng vẫn toát lên vẻ duyên dáng, cả những người nổi tiếng và những người trong đời thực mà bạn vẫn gặp.
- Việc nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn đối mặt những nỗi sợ của mình một cách an toàn. Khi nói về nỗi sợ của mình với một người bạn thân, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, cho dù không có gì thay đổi.
-
Sống
trong
hiện
tại.
Có
lẽ
bạn
sẽ
thấy
ngạt
thở
nếu
ngay
một
lúc
kể
ra
tất
cả
những
nỗi
sợ
hãi.
Nhưng
liệt
kê
ra
những
nỗi
sợ
không
có
nghĩa
là
chúng
sẽ
đến
cùng
một
lúc.
Bạn
hãy
hiểu
rằng
thực
ra
phần
lớn
những
điều
mà
bạn
e
sợ
không
đến
ngay
lập
tức.[2]
- Khi nhận thấy nỗi sợ hãi đang dâng lên, bạn hãy tự hỏi bản thân, “Điều đó có đang xảy ra ngay lúc này không?” Nếu câu trả lời là không, bạn hãy quay về khoảnh khắc hiện tại.
- Nếu bạn đã nghĩ đến các bước để xử trí các nỗi sợ - ví dụ như các kế hoạch chăm sóc dài hạn để giải quyết nỗi lo về bệnh tật hoặc thể chất yếu ớt – vậy thì bạn hãy bắt tay vào thực hiện các bước đó.
-
Tập
trung
vào
điểm
tích
cực.
Có
nhiều
lý
do
để
bạn
trông
đợi
mình
lớn
tuổi
hơn.
Chẳng
hạn
như
bạn
có
thể
dùng
kinh
nghiệm
lâu
năm
của
mình
để
giúp
đỡ
mọi
người.
Bạn
có
thể
nhận
được
sự
kính
trọng
của
những
người
trẻ
vừa
mới
vào
đời.[3]
- Tuổi tác có thể cho phép bạn sống chậm lại và tận hưởng cuộc sống, giải phóng bạn khỏi những nghĩa vụ khi nuôi con nhỏ và các trách nhiệm đối với công việc.
- Nếu có khoản tiết kiệm khi về hưu, bạn có thể tận hưởng thú vui đi đây đó và học hỏi nhiều điều thú vị.
- Lần đầu tiên trong đời, bạn không bị ràng buộc bởi các bổn phận học hành và làm việc.
-
Tìm
các
hình
mẫu
tích
cực.
Có
thể
sự
liên
tưởng
đến
các
hình
ảnh
đáng
buồn
khiến
bạn
lo
sợ
tuổi
già
ập
đến.
Tuy
nhiên
có
nhiều
người
bước
vào
tuổi
già
với
cơ
thể
khỏe
mạnh,
tinh
thần
minh
mẫn
và
biết
tận
hưởng
một
cuộc
sống
vui
tươi.[3]
- Những nỗi sợ hãi sẽ ít có cơ hội bủa vây bạn nếu bạn nhận ra rằng có nhiều người đang vui thú với tuổi già.
- Tìm những tấm gương như vậy trên truyền thông, trong cộng đồng và trong cuộc sống của bạn.
-
Nói
chuyện
với
bạn
bè.
Mặc
dù
nhiều
người
khá
dè
dặt
về
những
đề
tài
liên
quan
đến
tuổi
tác,
nhưng
bạn
có
thể
tìm
được
sự
thấu
hiểu
và
kinh
nghiệm
quý
giá
từ
bạn
bè.
Nếu
bạn
có
những
người
bạn
lớn
tuổi
hơn
hoặc
họ
đã
thu
xếp
những
kế
hoạch
dài
hạn
cho
mình,
bạn
hãy
học
hỏi
kinh
nghiệm
của
họ
để
có
kế
hoạch
cho
riêng
mình.
- Bạn bè có thể giúp bạn nhận ra rằng ai rồi cũng phải đối mặt với tuổi già. Bạn sẽ tìm được những tấm gương hữu ích trong cuộc sống của mình, cả tích cực lẫn tiêu cực.
- Có thể bạn sẽ tìm được sự giúp đỡ từ những thành viên cao tuổi hơn trong gia đình. Nếu cha mẹ bạn còn sống, bạn có thể nói chuyện về việc họ đã già đi như thế nào để có ý niệm về quá trình già đi của chính mình.
-
Giữ
liên
lạc
với
mọi
người.
Các
nghiên
cứu
về
y
học
nhiều
lần
đã
chứng
minh
rằng
cảm
giác
kết
nối
xã
hội
giúp
người
cao
tuổi
sống
hạnh
phúc
hơn.
Bất
kể
là
ở
bên
cạnh
bạn
bè,
người
thân
hoặc
tham
gia
các
hoạt
động
cộng
đồng,
việc
giao
tiếp
là
một
trong
những
cách
tốt
nhất
để
bạn
tự
chăm
sóc
mình
ở
tuổi
về
chiều.[1]
- Tham gia vào các tổ chức thiện nguyện, tư vấn cho trẻ em, dạy học tình nguyện là những cách giúp bạn tương tác với mọi người và phát triển các mối quan hệ.
- Thử kết nối với mọi người trên internet. Nếu không có phương tiện đi lại thuận tiện hoặc sống xa gia đình, bạn có thể giao tiếp qua internet. Các ứng dụng trò chuyện kèm hình ảnh như Skype, Facetime, hoặc các ứng dụng khác là những phương tiện tuyệt vời giúp bạn duy trì liên lạc.
Biết những điều chờ đợi bạn phía trước[sửa]
-
Tìm
hiểu
về
những
thay
đổi
của
cơ
thể.
Việc
hiểu
về
những
thay
đổi
đặc
trưng
diễn
ra
trong
một
cơ
thể
đang
già
đi
sẽ
giúp
bạn
đương
đầu
với
sự
can
đảm
và
mạnh
mẽ.
Bạn
có
thể
thực
hiện
các
bước
hạn
chế
tác
động
của
các
thay
đổi
thể
chất
liên
quan
đến
tuổi
già,
và
thích
nghi
đối
với
một
số
thay
đổi
khác.[4]
- Bạn sẽ gặp khó khăn khi tập trung nhìn vào các vật ở gần. Sự thay đổi thị lực sẽ diễn ra trong khoảng từ 40 đến 50 tuổi. Một cặp kính viễn đọc sách sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Dù sao thì tin tốt là tầm nhìn xa của bạn có thể sẽ được cải thiện![5]
- Bạn có thể nhận thấy mình không nghe rõ khi nói chuyện với mọi người ở những nơi nhộn nhịp và khó nghe được những âm thanh tần số cao. Trước đây máy trợ thính là những thiết bị cồng kềnh, nhưng các mẫu mới hiện nay thì nhỏ gọn đến mức không thể nhận ra.
- Nhiều người bắt đầu gặp rắc rối về việc kiểm soát tiểu tiện khi lớn tuổi. May mắn thay, những cải tiến về chất lượng các loại đồ lót sẽ giúp bạn tiếp tục duy trì hoạt động, cho dù bạn có gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang.
- Xương cốt của bạn dường như yếu hơn, và các cơ bắp có thể mất đi sức mạnh và độ dẻo dai. Bạn vẫn có các phương pháp để duy trì hoạt động, trong đó có yoga, yoga thiết kế riêng cho từng người, bơi lội và đi bộ.
- Nhịp tim và sự trao đổi chất trong cơ thể bạn sẽ chậm lại, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách chăm sóc cơ thể để có trái tim khỏe mạnh.
-
Sẵn
sàng
cho
sự
thay
đổi
về
trí
nhớ.
Nhiều
người
nhận
thấy
rằng
trí
nhớ
của
họ
giảm
sút
so
với
thời
còn
trẻ.
Có
thể
bạn
phải
ngẫm
nghĩ
một
lúc
mới
tìm
được
từ
muốn
diễn
đạt,
hay
mất
nhiều
thời
gian
để
nhớ
lại
xem
bạn
đã
để
cặp
kính
của
mình
ở
đâu.
Và
bạn
cũng
cảm
thấy
khó
khăn
hơn
khi
muốn
học
một
điều
mới.
Tuy
nhiên
đó
không
hẳn
là
các
dấu
hiệu
của
sự
sa
sút.
Các
nghiên
cứu
cho
thấy
rằng
những
người
lớn
tuổi
có
thể
chỉ
mất
nhiều
thời
gian
hơn
để
hoàn
thành
những
hoạt
động
phức
tạp,
nhưng
lại
có
thể
làm
tốt
hơn
trong
một
số
lĩnh
vực
thuộc
về
trí
tuệ.[6]
- Sự thay đổi về trí nhớ đôi khi có thể là các triệu chứng của một số căn bệnh, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc có nguyên nhân từ các vấn đề tinh thần như stress, lo âu hoặc trầm cảm.
- Những vấn đề về trí nhớ nghiêm trọng hơn bao gồm chứng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và sa sút trí tuệ, bao gồm bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ não mạch.
- Nếu lo ngại về những thay đổi trong trí nhớ, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ.
-
Lập
kế
hoạch
cho
tương
lai.
Một
cách
thiết
thực
nhất
để
xử
trí
các
nỗi
sợ
là
dự
tính
cho
chúng.
Tránh
suy
nghĩ
về
tuổi
già
là
một
trong
những
cách
dở
nhất
để
đối
phó
với
nó.
Thay
vì
khỏa
lấp
nỗi
sợ
của
mình,
bạn
nên
tìm
hiểu
những
gì
chờ
đợi
bạn
phía
trước
và
lập
kế
hoạch
xử
trí.
- Dự tính trước cho kế hoạch chăm sóc và chuẩn bị về pháp lý cho quãng đời còn lại là một bước thiết thực để bạn thực hiện ở bất kỳ tuổi nào.[7]
- Nếu bạn biết những gì đang ở phía trước, có lẽ bạn sẽ ít bị choáng ngợp hơn.
- Các kế hoạch của bạn có thể bao gồm chương trình đi du lịch, những thú tiêu khiển và các sở thích mới. Khi nhận ra rằng mình vẫn có cơ hội làm được những điều mới mẻ, bạn sẽ có thể suy nghĩ tích cực hơn về tuổi già.
-
Lập
quỹ
hưu
trí.
Có
lẽ
bạn
cần
để
dành
tiền
cho
việc
về
hưu,
có
thể
là
thông
qua
chủ
lao
động
hoặc
tự
mình
dành
dụm.
Nếu
bạn
đã
có
lương
hưu,
quỹ
hưu
trí
401-K,
tài
khoản
hưu
trí
cá
nhân
(IRA)
hay
các
chương
trình
tài
chính
khác,
bạn
hãy
học
cách
đầu
tư
số
tiền
đó
một
cách
khôn
ngoan.[8]
- Bạn có thể nhờ chuyên viên tư vấn tài chính giúp lập kế hoạch để đạt được lợi ích tối đa.
- Việc nhận ra nhu cầu tài chính của riêng mình khi về hưu sẽ giúp bạn lập những kế hoạch tài chính có hiệu quả.
Chăm sóc cơ thể[sửa]
-
Rèn
luyện
thân
thể.
Việc
tập
luyện
hàng
ngày
sẽ
giúp
bạn
duy
trì
cân
nặng
khỏe
mạnh,
giảm
huyết
áp
và
có
thể
giúp
động
mạch
bớt
xơ
cứng,
một
tình
trạng
có
thể
dẫn
đến
các
vấn
đề
nghiêm
trọng
về
tim
mạch.[9]
Tập
thể
dục
cũng
có
tác
dụng
tốt
cho
sức
khỏe
tâm
thần,
cải
thiện
tâm
trạng
và
nâng
cao
lòng
tự
trọng.
Bạn
hãy
dành
30
phút
mỗi
ngày
cho
việc
đi
bộ,
bơi
lội
hoặc
các
hoạt
động
yêu
thích
khác
của
mình.[10]
- Các dạng bài tập kháng lực (weight-bearing) giúp xương chắc khỏe, trong khi các bài tập aerobic tốt cho nhịp tim và huyết áp.
- Nếu bạn chỉ mới bắt đầu tập thể dục, có lẽ bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.
-
Áp
dụng
một
chế
độ
ăn
lành
mạnh.
Khi
bạn
có
tuổi,
nhu
cầu
dinh
dưỡng
của
bạn
cũng
thay
đổi.
Các
chuyên
gia
khuyên
rằng
những
người
trên
50
tuổi
nên
chọn
các
thực
phẩm
lành
mạnh
để
hỗ
trợ
cho
hệ
tim
mạch,
phòng
chống
cao
huyết
áp,
chứng
loãng
xương
và
bệnh
tiểu
đường.
Chế
độ
ăn
lành
mạnh
cần
phải
phong
phú
với
nhiều
loại
rau,
hoa
quả,
ngũ
cốc
nguyên
hạt,
thực
phẩm
giàu
chất
xơ
và
các
nguồn
đạm
gầy
như
cá.[11]
- Tránh chất béo chuyển hóa và cắt bớt các thực phẩm có hàm lượng sodium và chất béo bão hòa cao.
- Bạn có thể nhận ra mình ít đói hơn hoặc cần ít calorie hơn, nhất là đối với phụ nữ.
- Cố gắng gạt bỏ mọi thức ăn chứa “calorie rỗng,” hoặc các thực phẩm có rất ít giá trị dinh dưỡng, bao gồm các món như khoai tây chiên, bánh ngọt và các thức uống như soda và rượu bia.
-
Không
hút
thuốc.
Thuốc
lá
góp
phần
làm
xơ
cứng
động
mạch,
tăng
huyết
áp
và
nhịp
tim.
Nếu
bạn
đang
hút
thuốc
lá
hoặc
các
sản
phẩm
thuốc
hút
khác
thì
bây
giờ
là
lúc
bạn
cần
bỏ
thuốc.
Bạn
có
thể
nhờ
bác
sĩ
giúp
đỡ.[12]
- Hút thuốc lá sẽ khiến quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn. Bạn sẽ có nhiều vết nhăn trên mặt hơn nếu hút thuốc lá. Hút thuốc cũng làm tăng nếp nhăn và tổn hại trên các vùng da khác của cơ thể.[13]
- Hút thuốc tăng nguy cơ phát triển chứng loãng xương.
- Nếu cần được giúp đỡ để bỏ thuốc lá, bạn có thể hỏi dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chủ lao động của bạn cũng có thể đưa ra chương trình ngừng hút thuốc.
-
Học
cách
kiểm
soát
stress.
Mặc
dù
là
một
phần
tự
nhiên
của
cuộc
sống,
nhưng
stress
có
thể
gây
hại
nếu
không
được
kiểm
soát.
Nếu
cảm
thấy
quá
tải
bởi
stress,
bạn
hãy
thử
dùng
vài
chiến
thuật
thư
giãn
để
đối
phó
với
nó.
Hít
vài
hơi
thật
sâu,
dùng
sự
tưởng
tượng
tích
cực,
thử
tập
thiền
và
các
phương
pháp
thư
giãn
để
giải
tỏa
stress
và
thanh
lọc
tâm
trí.[1]
- Áp dụng chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là những cách để hạn chế tác động của stress.
- Tập trung vào các mặt tích cực trong cuộc sống sẽ giúp bạn tránh bị quá tải.
-
Ngủ
đủ
giấc.
Người
lớn
cần
ngủ
từ
bảy
đến
chín
tiếng
mỗi
đêm,
nhưng
khi
bắt
đầu
có
tuổi,
bạn
sẽ
thấy
buồn
ngủ
sớm
hơn
và
thức
dậy
cũng
sớm
hơn
trước.
Ngoài
ra,
ban
đêm
bạn
cũng
có
thể
phải
dậy
đi
vệ
sinh
nhiều
lần
hơn.[14]
- Nếu thấy khó ngủ đủ giấc, bạn hãy thực hiện vài phương pháp giúp ngủ tốt hơn, bao gồm tuân theo lịch trình giấc ngủ, tránh dùng caffeine vào buổi tối và tắm nước nóng trước khi ngủ.
- Tránh dùng rượu bia vào buổi tối. Chất cồn có thể giúp bạn buồn ngủ nhưng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ. Ngay cả một lượng nhỏ chất cồn cũng khiến bạn khó giữ được giấc ngủ ngon.
Lời khuyên[sửa]
- Nhớ rằng bạn không phải giải quyết mọi lo âu cùng một lúc.
Cảnh báo[sửa]
- Những người không có các chiến lược đối phó lành mạnh có thể bị tác động bởi bệnh trầm cảm, chứng nghiện ngập và sự xa cách. Bạn hãy tìm đến chuyên gia tư vấn nếu cần sự giúp đỡ. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn tìm một người đủ năng lực tư vấn cho bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 https://www.psychology.org.au/publications/tip_sheets/ageing/
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/stress-anxiety-depression/pages/mindfulness.aspx
- ↑ 3,0 3,1 http://www.healthguidance.org/entry/16196/1/Fear-of-Getting-Old--How-to-Deal-With-It.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/healthy-aging/in-depth/aging/art-20046070?pg=2
- ↑ https://www.readingglasses.com/primer-for-first-timers/
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/publication/forgetfulness
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/publication/advance-care-planning
- ↑ http://www.dol.gov/ebsa/publications/10_ways_to_prepare.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/healthy-aging/in-depth/aging/art-20046070
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/healthy-aging/in-depth/aging/art-20046070?pg=1
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/publication/healthy-eating-after-50
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/publication/smoking
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/quit-smoking/expert-answers/smoking/faq-20058153
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/publication/good-nights-sleep