
Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học
Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học |
PGS.TS.
NGUYỄN
HỮU
CHÍ
Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục |
Trong
thực
tiễn
lập
kế
hoạch
và
tiến
hành
dạy
học,
người
thầy
giáo
thường
xuyên
đối
diện
với
câu
hỏi:
làm
thế
nào
để
lựa
chọn
phương
pháp
dạy
học
(PPDH)
phù
hợp
và
có
hiệu
quả ?
Các
nhà
lí
luận
dạy
học,
các
nhà
giáo
học
pháp
bộ
môn
thường
đưa
ra
lời
khuyên:
Mỗi
PPDH
có
một
giá
trị
riêng,
không
có
PPDH
nào
là
vạn
năng,
giữ
vị
trí
độc
tôn
trong
dạy
học,
cần
phối
hợp
sử
dụng
các
PPDH…Lời
khuyên
này
không
sai
nhưng
gần
như
không
có
tác
dụng
thao
tác
hoá;
giá
trị
giúp
đỡ
đối
với
giáo
viên
quá
ít
nếu
như
không
chỉ
ra
được
các
yếu
tố
ảnh
hưởng
đến
việc
lựa
chọn
PPDH.
Đặc
biệt
trong
bối
cảnh
đang
có
sự
đấu
tranh
(lúc
công
khai,
lúc
ngấm
ngầm)
giữa
xu
hướng
muốn
giữ
nguyên
trạng
thái
dạy
học
truyền
thụ
một
chiều
hiện
hành,
với
xu
hướng
chủ
trương
đổi
mới
thì
lời
khuyên
chung
chung
ở
trên
là
một
vị
thuốc
an
thần,
an
ủi
những
người
giữ
nguyên
lối
dạy
học
cổ
truyền.
Như
vậy,
cần
phải
góp
phần
trả
lời
câu
hỏi:
Việc
lựa
chọn
PPDH
được
tiến
hành
một
cách
tuỳ
tiện,
bất
kì,
hay
bị
rằng
buộc
bởi
những
tiêu
chuẩn
khoa
học
nào?
Câu trả lời cần được tìm kiếm ở các mối quan hệ của PPDH (hiểu theo cả 3 tầng nghĩa của nó) với các yếu tố liên quan, đó là: Với mục tiêu dạy học; với nội dung dạy học; với nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của học sinh; năng lực, sở trường, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên; với điều kiện giảng dạy và học tập. Dưới đây là mấy cơ sở căn bản cần quan tâm khi lựa chọn PPDH: |
Mục lục
- 1 1. Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học
- 2 2. Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập
- 3 3. Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên
- 4 4. Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học
- 5 Xem thêm
- 6 Liên kết ngoài
1. Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học[sửa]
Mỗi mô hình lí luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định. Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác. Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu nhanh chóng truyền thụ cho xong nội dung quy định thì PPDH thuyết trình có vị trí quan trọng. Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ khác đi.
Sau đây là kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu (theo phân loại của Bloom và các tác giả khác):
Nhìn vào ma trận, ta có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm PPDH với việc thực hiện mục tiêu, đặc biệt là sự hạn chế của PP thuyết trình đối với việc thực hiện các mục tiêu quan trọng của phát triển nhân cách.
Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các PP dùng lời nói và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của học sinh phối hợp các PP nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinh tham gia vào quá trình tri giác các đối tượng lĩnh hội.
2. Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập[sửa]
Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tương thích với nội dung dạy học.
3. Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên[sửa]
a. Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH.
Đối với việc trình bày thông tin cần ưu tiên lựa chọn các PP sử dụng phương tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt.
Đối với các hoạt động chế biến thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh càng tốt.
b. Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.
c. Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.
Với các PPDH có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn PPDH mà GV và HS đã thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn.
Không vì tiêu chí này mà quay trở lại vớ PP truyền thụ một chiều. Hiện nay, rất cần thiết phải cho GV và HS trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để nâng cao tay nghề cần:
- Nghiên cứu các vấn đề đổi mới PPDH qua sách, vở, giáo trình, tạp chí chuyên môn, các lớp tập huấn...
- Rút kinh nghiệm các giờ dạy của bản than kết hợp với tiến hành dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp...
4. Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học[sửa]
a. Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học (TBDH). Đương nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình trạng đang có.
b. Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt nhất.
c. Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền. Tính hiện đại của TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng sư phạm hiện đại.
Tóm
lại,
trên
đây
là
4
cơ
sở
quan
trọng
nhất,
là
căn
cứ
xuất
phát
khi
tiến
hành
lựa
chọn,
lập
kế
hoạch
các
PPDH.
Điều
quan
trọng
nhất
là
cần
xác
định
lựa
chọn
phương
pháp
và
hình
thức
tổ
chức
dạy
học
có
thể
giúp
học
sinh:
- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.
- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học.
- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Xem thêm[sửa]
- Lựa chọn cách dạy thích hợp
- Lựa chọn, sử dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học
- Kĩ thuật thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá
- Kĩ thuật thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt động
- Thiết kế nội dung học tập theo lí thuyết nhận thức linh hoạt
- Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lớp 12, môn Toán, trang 144
Liên kết ngoài[sửa]
- [1] Mạng Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo