El Niño
El Niño (phát âm là "eo ni-nhô" hoặc "en ni-nô") là hiện tượng trái ngược với La Niña, là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng El Niño xuất hiện thường xuyên hơn và sức tàn phá của nó cũng mãnh liệt hơn.
Mục lục
Tên gọi[sửa]
El Niño trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Đứa trẻ", có ý nói đến Chúa Giêsu Hài đồng. Cứ trung bình 3-10 năm[1], ngư dân vùng biển tại Peru phát hiện ra nước biển ấm dần lên vào mùa đông, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng Sinh. Đây chính là một nghịch lý, nhưng nó vẫn tồn tại có chu kì và kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc lên nhiều hơn, tạo ra những cơn mưa như thác đổ. Và ngư dân đã gọi hiện tượng này là El Niño để đánh dấu thời điểm xuất phát của nó là gần Giáng Sinh.
Trong khí tượng học, đôi khi người ta còn gọi hiện tượng El Niño là Dao động phương Nam (El Niño–Southern Oscillation). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El Niño có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ El Niño dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên.
Tác động[sửa]
Mưa bão, lụt lội, đó là các hiện tượng dễ thấy nhất của El Niño. Lý do là dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy vào không khí một lượng hơi nước rất lớn. Hậu quả là các quốc gia ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng mưa bất thường, có khi lượng mưa lên đến 15 cm mỗi ngày. Điều bất ngờ là những cơn gió ở Thái Bình Dương tự dưng đổi hướng vào thời điểm có El Niño. Chúng thổi ngược về phía đông thay vì phía tây như thời tiết mỗi năm. Những cơn gió này có khả năng đưa mây vượt qua Nam Mỹ, đến tận România, Bulgaria, hoặc bờ biển Đen của Nga. Như vậy, một vùng rộng lớn của tây bán cầu bị El Niño khống chế. Năm 1997, toàn vùng này bị thiệt hại ước tính 96 tỷ USD do mưa bão, lũ lụt từ El Niño gây ra. Ngược lại, hiện tượng khô hạn lại xảy ra trên các quốc gia thuộc đông bán cầu. Do mây tập trung vào một khu vực có mật độ quá cao, do đó, phần còn lại của thế giới phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng. Các nước thường xuyên chịu ảnh hưởng khô hạn do El Niño gây ra có thể kể: Úc, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... Đợt hạn hán gần đây nhất ở Úc đã làm hàng triệu con kangaroo, cừu, bò... chết vì khát. Bang New South Wales suốt chín tháng không có mưa, hồ nước ngọt Hinze (bang Queensland) cạn kiệt. Tại Thái Lan, hơn một triệu gia đình bị thiếu nước trầm trọng. Tại Việt Nam, một vùng rộng lớn bị mặn xâm nhập, đặc biệt là tại Nam Bộ, gây khô hạn, thiếu nước ngọt và thời tiết khô nóng, không mưa kéo dài.
Nguyên nhân[sửa]
El Niño không phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên. Vì sao lại xuất hiện dòng nước ấm đột ngột ở phía đông Thái Bình Dương để khởi đầu hiện tượng El Niño? Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng El Niño là sự thay đổi hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển.
Đối phó[sửa]
Các nhà khoa học đã đề ra ba giải pháp đối phó với hiện tượng này:
- Khai thác tất cả tiềm lực văn minh nhân loại để dự báo thời điểm chính xác xuất hiện, dự báo đường đi và sức công phá.
- Không làm các công việc tiếp tay cho El Niño như phá rừng, thải khí cácbonic vào không khí, vì El Niño càng mạnh mẽ hơn nếu mặt đất thiếu cây xanh hay để xảy ra hiện tượng nhà kính.
- Chuẩn bị những điều kiện tối thiểu để sống chung với El Niño, ví dụ như xây nhà phao tránh lũ (đối với vùng lũ lụt) hay dự trữ nước (đối với vùng khô hạn)...
Lợi ích của El Niño[sửa]
Không phải El Niño lúc nào cũng gây tai họa cho con người. Cách đây hơn 5000 năm, khi mà hiện tượng này mới được ngư dân Peru phát hiện thì El Niño đồng nghĩa với "tin mừng". Vì nước biển lúc ấy tăng lên đủ ấm để vi sinh vật phát triển. Chúng là thức ăn cho cá biển. Nhờ thế nền đánh bắt cá của các nước ven biển Nam Mỹ phát triển mạnh. Nếu năm nào mà hiện tượng El Niño không làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên quá cao thì năm đó sẽ có mùa cá bội thu.
Ngoài ra, El Niño còn làm cho một số hoang mạc khô cằn nhất thế giới như Antacama (Nam Mỹ) có những cơn mưa lớn giúp cho thực vật tại nơi đây phát triển đáng kinh ngạc. Tiêu biểu là vào năm 2015, hoa đã nở rộ khắp Hoang mạc Antacama.
Các đợt El Niño[sửa]
<timeline> ImageSize = width:800 height:70 PlotArea = left:50 bottom:20 width:700 height:40 Period = from:1900 till:2016 DateFormat = yyyy TimeAxis = orientation:horizontal ScaleMajor = unit:year increment:5 start:1900 PlotData =
bar:laniña width:30 color:red mark:(line,white) from:1902 till:1903 from:1905 till:1906 from:1911 till:1912 from:1913 till:1915 from:1919 till:1920 from:1925 till:1926 from:1940 till:1942 from:1946 till:1947 from:1951 till:1954 from:1957 till:1959 from:1963 till:1964 from:1965 till:1966 from:1968 till:1970 from:1972 till:1973 from:1976 till:1978 from:1979 till:1980 from:1982 till:1983 from:1986 till:1988 from:1991 till:1993 from:1994 till:1995 from:1997 till:1998 from:2002 till:2003 from:2004 till:2005 from:2006 till:2007 from:2009 till:2010 from:2014 till:2016
</timeline> Biểu đồ thời gian các đợt El Niño trong khoảng thời gian 1900 đến 2016.[2][3]
Ba đợt mạnh nhất từng được ghi nhận đến thời điểm này: 1982-83, 1997-98 và 2014-16.
Đọc thêm[sửa]
- Caviedes, César N. (2001). El Niño in History: Storming Through the Ages, Gainesville: University of Florida Press. ISBN 0-8130-2099-9.
- Fagan, Brian M. (1999). Floods, Famines, and Emperors: El Niño and the Fate of Civilizations, New York: Basic Books. ISBN 0-7126-6478-5.
- Glantz, Michael H. (2001). Currents of change, Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-78672-X.
- Philander, S. George (1990). El Niño, La Niña and the Southern Oscillation, San Diego: Academic Press. ISBN 0-12-553235-0.
- Trenberth, Kevin E. (1997). "The definition of El Niño" (PDF). Bulletin of the American Meteorological Society 78 (12): 2771–7. Bibcode 1997BAMS...78.2771T. doi:10.1175/1520-0477(1997)078<2771:TDOENO>2.0.CO;2. ISSN 1520-0477. http://ams.allenpress.com/perlserv/?request=res-loc&uri=urn%3Aap%3Apdf%3Adoi%3A10.1175%2F1520-0477%281997%29078%3C2771%3ATDOENO%3E2.0.CO%3B2.
- Kuenzer, C.; Zhao, D.; Scipal, K.; Sabel, D.; Naeimi, V.; Bartalis, Z.; Hasenauer, S.; Mehl, H. et al. (2009). "El Niño southern oscillation influences represented in ERS scatterometer-derived soil moisture data". Applied Geography 29 (4): 463–477. doi:10.1016/j.apgeog.2009.04.004.
- Li, J.; Xie, S.-P.; Cook, E.R.; Morales, M.; Christie, D.; Johnson, N.; Chen, F.; d’Arrigo, R. et al. (2013). "El Niño modulations over the past seven centuries". Nature Climate Change 3 (9): 822–826. Bibcode 2013NatCC...3..822L. doi:10.1038/nclimate1936.
Chú thích[sửa]
- ↑ Theo sách Sinh thái học môi trường, Trần Văn Nhân chủ biên
- ↑ “Historical El Niño/La Niña episodes (1950-present)”. United States Climate Prediction Center (4 November 2015). Truy cập 10 January 2015.
- ↑ “El Niño - Detailed Australian Analysis”. Australian Bureau of Meteorology. Truy cập 3 April 2016.
Liên kết ngoài[sửa]
- Mùa hè giữa mùa đông
- Thuật ngữ El Nino và La Nina trên trang Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia
- FAO response to El Niño
- International Research Centre on El Niño-CIIFEN (dead link)
- PO.DAAC's El Niño Animations (dead link)
- National Academy of Sciences El Niño/La Niña article (dead link)
- Latest El Niño/La Niña Watch Data from NASA JPL's Ocean Surface Topography Mission
- Economic Costs of El Niño / La Niña and Economic Benefits from Improved Forecasting from "NOAA Socioeconomics" website initiative
- El Niño and La Niña from the 1999 International Red Cross World Disasters Report by Eric J. Lyman.
- NOAA announces 2004 El Niño
- NOAA El Niño Page
- Ocean Motion: El Niño
- The Climate of Peru
- What is El Niño?
- Kelvin Wave Renews El Niño — NASA, Earth Observatory image of the day, 2010, March 21
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |