Nhận biết nếu ai đó mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Rối loạn Nhân cách Phụ thuộc đặc trưng bởi nhu cầu được quan tâm quá mức, dẫn đến thái độ phục tùng, phụ thuộc vào người khác và nỗi sợ chia lìa.[1] Nó xuất hiện ở những người không có khả năng hình thành ý thức mạnh mẽ về bản thân và chỉ tìm thấy mục tiêu (và cảm giác an toàn) khi sống dưới bóng người khác. Thường xuất hiện ở thời kỳ đầu của giai đoạn trưởng thành, tình trạng này có thể dẫn đến lo lắng, sợ hãi và thái độ bất an, khiến người bệnh không thể có được một cuộc sống đầy đủ và vẹn toàn. Khuynh hướng "đeo bám" có thể khiến những người bị phụ thuộc cảm thấy ngột ngạt hoặc, trong trường hợp có tính thao túng, vụ lợi, sẽ tìm cách điều khiển mọi hành động và suy nghĩ của người bị bệnh. Nếu nghi ngờ ai đó có thể mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc, học cách nhận biết dấu hiệu và khuyến khích người bị bệnh tìm đến sự hỗ trợ là điều quan trọng cần làm.

Các bước[sửa]

Đánh giá Tình huống[sửa]

  1. Hiểu Nguyên nhân Có thể Dẫn đến Rối loạn Nhân cách Phụ thuộc. Thời kỳ tuổi thơ có thể đặt nền móng cho sự phát triển của rối loạn nhân cách phụ thuộc. Quan tâm và lo lắng quá mức ở bố mẹ thường khiến trẻ mất khả năng độc lập.[2] Liên tục bị trách phạt hoặc buộc tội có thể khiến suy nghĩ và hành động độc lập trở nên sai trái trong nhận thức của trẻ. Những trải nghiệm này cần được vượt qua và xem xét ảnh hưởng của chúng đến tính cách phụ thuộc ở người bệnh có thể sẽ hữu ích trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân rối loạn.
    • Nếu có thể, hãy dành thời gian lắng nghe tâm sự và nhẹ nhàng đặt câu hỏi về tuổi thơ của họ, cảm xúc không hạnh phúc gắn liền với thời kỳ đó có thể sẽ được bộc lộ.
    • Lưu ý rằng, có thể, sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, sinh vật học và môi trường đã dẫn đến tình trạng rối loạn trên.[3]
  2. Nhận biết dấu hiệu. Cần ít nhất năm trong số đặc điểm dưới đây để có thể rút ra kết luận ban đầu về khả năng mắc chứng Rối loạn Nhân cách Phụ thuộc.[1] Sự kết hợp của những biểu hiện này thường cho thấy sự hiện diện của bệnh (tuy nhiên, vẫn cần đến chẩn đoán chuyên nghiệp để có thể kết luận chắn chắn):[1][4]
    • Họ có liên tục gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định trong cuộc sống hàng ngày? Cần quá nhiều lời khuyên và trấn an từ người khác trước khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào là dấu hiệu của sự phụ thuộc nghiêm trọng. Dù nhiệm vụ đó nhỏ đến mức nào, họ cũng không thể tự bắt đầu hay hoàn thành chúng. Đó là một dấu hiệu.
      • Đặt cho họ những câu hỏi sau: Một số người thích ra quyết định, một số khác muốn được chỉ dẫn bởi ai đó mà họ tin tưởng. Bạn thuộc trường hợp nào? Bạn có xin lời khuyên cho những quyết định hàng ngày hay không? Bạn có thường cần giúp đỡ để bắt đầu một dự án?
    • Họ có cho phép người khác quyết định thay những điều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ hay không? Cần ai đó chịu trách nhiệm cho hầu hết những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc sống cho thấy sự thiếu trưởng thành cũng như ý thức về tầm quan trọng của chịu trách nhiệm với chính mình.
      • Đặt cho họ câu hỏi sau: Bạn có từng ở hoàn cảnh mà người khác ra quyết định về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như, nên nhận việc nào?
    • Họ có đi quá xa để có được sự quan tâm và hỗ trợ từ người khác? Đó thậm chí có thể bao gồm làm những điều khiến bản thân cảm thấy không thoải mái.
      • Đặt những câu hỏi sau: Bạn có sẵn sàng làm những điều không thoải mái vì người khác để có được sự quan tâm của họ khi cần? Bạn có thoải mái khi ở một mình không? Bạn có e sợ không đủ khả năng tự chăm lo cho bản thân? Bạn có lo lắng về việc người quan trọng trong cuộc sống sẽ rời xa bạn?
    • Họ có gấp rút tìm mối quan hệ khác để được quan tâm và hỗ trợ khi một mối quan hệ thân thiết đi đến hồi kết?[5] Chẳng hạn như, lao vào những mối quan hệ thay thế - phải nhanh chóng tìm ai đó để hẹn hò ngay sau khi chia tay? Họ có cảm thấy bất lực khi một mình vì lo sợ thái quá về việc không thể chăm sóc cho bản thân, dù là về tài chính, cảm xúc hay thậm chí thể chất?
      • Đặt câu hỏi sau: Bạn có vô cùng muốn lao ngay vào một mối quan hệ khác khi kết thúc mối quan hệ thân thiết hiện tại? Kể cả khi quan hệ mới có thể không là điều tốt nhất dành cho bạn?
    • Họ có liên tục gặp khó khăn khi thể hiện sự không đồng tình với người khác? Sợ bị chê trách, chối bỏ hay đánh mất sự hỗ trợ, nhiều khả năng họ sẽ cố quá mức để làm hài lòng người khác. Lưu ý rằng nó không bao gồm lo sợ trừng phạt hay báo thù có tính thực tế.
      • Đặt những câu hỏi sau: Bày tỏ ý kiến khác với những người thân thiết có khó không? Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra khi làm điều đó? Bạn có thường giả vờ đồng ý với người khác? Tại sao? Phản đối có thể khiến bạn gặp rắc rối gì hay không?
  3. Kiểm tra tiêu chí đánh giá bổ sung. Đôi khi, dù không mắc bệnh, một số người vẫn biểu hiện như thể bị Rối loạn Nhân cách Phụ thuộc. Nếu có những đặc điểm ở trên, trước khi kết luận, hãy xem xét liệu đồng thời, có hay không những đặc điểm dưới đây:[1]
    • Cách hành xử có đặc biệt khác với quy tắc thông thường trong văn hóa của họ ở ít nhất hai trong số dưới đây:
      • Nhận thức (hiểu, diễn giải sự vật, con người, sự kiện và hình thành thái độ, nhận thức về bản thân và người khác).
      • Tác động (phạm vi, mức độ, tính phù hợp của sự thức tỉnh và phản ứng cảm xúc).
      • Kiểm soát sự bốc đồng và thỏa mãn nhu cầu.
      • Cách cư xử trong mối quan hệ với người khác và khi xử lý những tình huống giữa cá nhân với cá nhân.
    • Triệu chứng của họ không chỉ giới hạn bởi những tình huống hay kích thích đặc thù mà được bộc lộ rõ qua vô số tình huống cá nhân và xã hội khác biệt? Nếu vậy, triệu chứng của họ được xem là có tính lan tỏa ở diện rộng, không thay đổi và không có khả năng thích ứng.
    • Triệu chứng phụ thuộc có dẫn đến tình trạng kiệt quệ cá nhân hoặc tác động không tốt đến môi trường xã hội của họ?
    • Triệu chứng của họ có nhất quán và tồn tại trong thời gian dài, khởi đầu từ cuối thời kỳ thơ ấu hoặc thanh niên?
    • Có thể loại trừ khả năng những chứng rối loạn tâm thần khác ở người trưởng thành là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng phụ thuộc ở họ không?
    • Có thể loại trừ khả năng hội chứng não hữu cơ, chấn thương hay rối loạn chức năng não là nguyên nhân của triệu chứng phụ thuộc hay không? Bạn không thể kết luận rằng người bà, đã già yếu không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, bị rối loạn nhân cách phụ thuộc.
  4. Xem xét cảm nhận của người bị bệnh khi để họ một mình. Họ có cảm thấy bất lực, không thoải mái và lo lắng? Họ có cảm thấy lưỡng lự và tức giận với chính mình vì chẳng biết phải làm hay nghĩ gì? Hãy xem cách phản ứng của họ khi người bị phụ thuộc trở lại. Họ có ngay lập tức lao vào người đó, mong đợi được chú ý tức thời và thậm chí, quát mắng vì đã để họ một mình? Cảm thấy bất lực, bị bỏ rơi và không thoải mái khi một mình thường là kết quả của sự sợ hãi thái quá về việc không thể tự chăm lo cho bản thân.[1]
    • Chú ý những người không ngừng bận tâm một cách không thực tế bởi ý nghĩ và nỗi sợ bị bỏ rơi, phải tự chăm sóc bản thân. Đó là dấu hiệu báo động cho thấy họ cảm thấy không đủ khả năng tự đối mặt, dù đó là nhiệm vụ dễ đến mấy hay cuộc sống mà họ đang hướng tới.

Hỗ trợ Người bị Rối loạn Nhân cách Phụ thuộc[sửa]

  1. Giúp người bệnh học cách chịu trách nhiệm. Đây không phải là thói quen có thể đơn giản "tiếp nhận một cách vui vẻ". Họ sẽ cần thời gian để học cách tự đứng trên đôi chân của mình và cảm thấy an toàn khi bộc lộ suy nghĩ, ý kiến cá nhân.
    • Đặt ra những nhiệm vụ nhỏ, thực tế mà họ có thể dễ dàng hoàn thành. Khi họ hoàn thành chúng một cách hoàn toàn độc lập, hãy khen ngợi và tăng dần độ khó của nhiệm vụ.
    • Trao đổi về những điều họ thích làm. Mỗi khi để họ một mình, hãy gợi ý những hoạt động đó.
    • Giúp họ học cách tin tưởng vào bản thân hơn. Để họ đọc sách, tham gia khóa học giúp nâng cao sự tự tin và dành thời gian trao đổi những điểm mạnh của họ.
    • Giúp họ tập thể thao, dùng những bữa ăn cân bằng và giảm căng thẳng. Nghiện (nếu có) cần phải được điều trị, bất kể đó là chất gì. Cẩn thận đừng để họ quá tách biệt với những người xung quanh bởi chính sự hỗ trợ xã hội cũng góp phần làm giảm căng thẳng.[6]
    • Cảnh giác với việc bản thân trở nên lạm dụng. Sự thiếu thốn khiến người bệnh vô cùng dễ dàng đầu hàng trước tính cách không ổn định hoặc có tính kiểm soát. Hãy chắc rằng bạn đã tự hỏi một cách thành thực liệu bản thân có đang khuyến kích sự phụ thuộc của họ hay không.
  2. Khuyến khích người bệnh đọc thêm về bệnh càng nhiều càng tốt. Hiểu biết về tình trạng của bản thân và nhận thấy mình không hề đơn độc có thể đem lại sự an ủi to lớn, đồng thời, cho thấy lối thoát để nỗ lực tiến tới.
  3. Khuyến khích người bệnh tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể chữa khỏi nhờ liệu pháp hay phân tích tâm lý. Nó không là án tử với người bị bệnh. Dù vậy, nhiều người có khuynh hướng từ chối điều trị bởi không muốn nhìn nhận bất kỳ điều gì không đúng trong cách sống hay quá phiền muộn hoặc nghiện ngập đến nỗi lảng tránh đối mặt với bất kỳ vấn đề gì. Tạo động lực để họ có thể tìm đến sự giúp đỡ là rất quan trọng.[7]
    • Để thuyết phục người bệnh đồng ý tìm đến sự giúp đỡ, hãy giải thích rằng nó cũng là giúp cho những người mà họ phụ thuộc quá nhiều. Nhấn mạnh rằng họ đáng được khám phá hết bản thân và sống một cách trọn vẹn dựa trên phát huy khả năng tối đa ở bản thân mà không cần dựa vào sự điều khiển của ai khác.
    • Vì người mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể vô cùng sợ bị bỏ rơi/chối bỏ, việc đánh giá bất kỳ dấu hiệu trầm cảm, lo lắng, rối loạn hoảng loạn và rối loạn bản thể của chuyên gia tâm lý cũng rất quan trọng.[7][8]
  4. Tránh ngôn ngữ tiêu cực. Đừng dùng cụm từ hay lời lẽ tiêu cực khi khuyến khích họ điều trị. Nói rằng họ "quá thụ động", "quá phụ thuộc" hay là "nỗi đau khi phải đối mặt" sẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.
    • Thay vào đó, cố tập trung vào ngôn ngữ tích cực. Ví dụ như: "Trở nên độc lập hơn, sau cùng, sẽ giúp bạn hạnh phúc và mãn nguyện hơn".
  5. Làm phần việc của mình để khuyến khích sự thay đổi ở người bệnh. Nếu là người mà họ vô cùng phụ thuộc, bạn sẽ cần thay đổi thái độ để có thể khiến họ thay đổi. Điều này thường phổ biến trong gia đình. Dù vậy, nó cũng có thể xuất hiện trong mối quan hệ bạn bè, thầy trò, tư vấn, chủ và nhân viên hay những mối quan hệ gần gũi tương tự khác. Khi hành động như người bảo vệ, giám hộ, tư vấn hoặc ai đó sẵn sàng loại bỏ những khó khăn trong cuộc sống của người bệnh, bạn đã tạo điều kiện cho chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc ở họ và sẽ cần giảm dần kiểu hỗ trợ này khi họ tìm cách đứng trên đôi chân của chính mình.
    • Hãy cẩn thận, đừng nghi ngờ quyết định của họ, cho phép họ phạm và học từ sai lầm, giúp họ hiểu rằng lời khuyên không phải lúc nào cũng cần được nghe theo.
    • Cố hết sức để không can thiệp một cách thường xuyên. Hãy can thiệp ở mức tương tự như với người không bị bệnh.

Lời khuyên[sửa]

  • Những đặc điểm chính của rối loạn nhân cách phụ thuộc được đưa ra trên đây như một chỉ dẫn cho việc chuẩn đoán bệnh. Để có thể đi đến kết luận, chúng cần nhất quán hoặc thường xuyên xuất hiện trong hành động hay tính cách của ai đó. Đồng thời, luôn tìm đến chẩn đoán của chuyên gia.
  • Hội chứng này phát triển ở giai đoạn đầu của thời kỳ trưởng thành và liên quan đặc biệt đến cách cư xử chín chắn hay trưởng thành. Trong quá trình phát triển của trẻ, hãy giúp chúng suy nghĩ và hành động ngày một độc lập bằng cách để chúng tự ra quyết định.[9] Đồng thời, tạo môi trường gia đình mà trong đó, phạm lỗi là bình thường, cho chúng thấy ví dụ về cách bạn đứng dậy và bước tiếp mỗi khi chính bạn phạm sai lầm.
  • Bao bọc trẻ quá mức có thể góp phần hình thành rối loạn này. Hãy tìm cách duy trì sự cân bằng.[2]
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc được xếp ở "Nhóm C" trong các loại hình rối loạn nhân cách. Chúng thường thể hiện sự lo lắng và sợ hãi.[5]

Cảnh báo[sửa]

  • Người vô cùng phục tùng và không thể tự lo liệu rất dễ bị lợi dụng và cần giúp đỡ ngay lập tức để có thể cảm nhận tốt hơn về chính mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  • Trích từ: Abnormal Behavior and Mental Health, Study Guide for PYC 302A, University Of South Africa, University Press, Pretoria, 2007-2009.

Liên kết đến đây