Tận hưởng cuộc sống

Từ VLOS
(đổi hướng từ Tận hưởng Cuộc sống)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tận hưởng cuộc sống thường được xem là một tư tưởng đối với cuộc sống, bắt nguồn từ suy nghĩ, hành động và lòng biết ơn. Trong khi hầu hết chúng ta đều không có đủ thời gian để thoát khỏi cuộc sống bộn bề, đi đến đền đài trên núi cao để theo đuổi sự an lạc, thì cách tốt nhất để đạt được hạnh phúc chính là sự thay đổi thực tế hàng ngày. Cùng với việc lựa chọn những người thật sự quan trọng trong cuộc đời và dành thời gian cho những việc bạn có thể làm tốt nhất, một số thay đổi nhỏ trong cách sống sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

Các bước[sửa]

Nuôi dưỡng Cảm xúc Tích cực[sửa]

  1. Nuôi thú cưng. Nuôi thú cưng không những mang đến tình yêu thương, tình bạn, và giây phút vui vẻ, mà còn giúp ích cho sức khỏe, như giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim, tăng cảm giác hạnh phúc và gắn bó. Ngoài ra, nuôi thú cưng cũng là bài học về sự đồng cảm và nuôi dưỡng.[1]
    • Để thêm cảm giác ấm áp, yêu thương, thử cân nhắc nhận nuôi một chú thú cưng từ trạm cứu hộ động vật địa phương.
  2. Phát triển sở thích âm nhạc. Nghe nhạc giúp kích thích khả năng sáng tạo và cá tính của bạn, tăng sự tự tin, và bớt cảm giác bị cô lập.[2] Ngoài ra, nghe nhạc còn đem lại cảm giác tự chủ trong cuộc sống. Đầu tiên, mở album bạn yêu thích, sau đó vặn to âm lượng, và thoát khỏi mọi thứ phiền nhiễu để trải nghiệm sự kỳ diệu của âm nhạc.
    • Trong một vài trường hợp, âm nhạc còn giúp đối phó với chứng giảm trí nhớ, giúp tăng khả năng kiểm soát. Liệu pháp âm nhạc cũng rất hữu ích cho người bị lo lắng và trầm cảm.[3]
  3. Bắt đầu ngày mới với nụ cười. Biểu cảm khuôn mặt không những được ví như cửa sổ cảm xúc, mà còn có thể tác động đến tâm trạng của bạn.[4] Vì vậy, hãy cười một cách thoải mái để luôn có tâm trạng vui vẻ. Thậm chí điều đầu tiên bạn nên làm mỗi buổi sáng là chào đón chính mình trong gương bằng nụ cười thật tươi để giữ cho tâm trạng dễ chịu cả ngày.
  4. Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi đúng cách không có nghĩa là nghỉ để xem TV hay chìm đắm trong thế giới mạng, mà bạn nên dành cho mình những khoảng thời gian đặc biệt như một sự đền đáp. Bạn có thể đi du lịch hoặc đơn giản là “nghỉ dưỡng tại nhà” để thay đổi không khí, ví dụ như dạo chơi và ăn uống trong sân vườn, hay cùng con của bạn xây pháo đài trong phòng khách. Thoát khỏi công việc thường nhật, để bản thân bạn được thư giãn sẽ mang lại điều kỳ diệu như cảm giác vui tươi, nhẹ nhõm, và hạnh phúc.
  5. Dành thời gian với những người thú vị. Có một sự thật đó là người nhiều bạn bè thường sống thọ hơn.[5]Tất nhiên, bạn bè thì thường giống nhau, và hành vi của họ có thể tác động lên bạn rất nhiều. Vì vậy, bạn nên gặp gỡ người có suy nghĩ tích cực và thú vị, để được truyền cảm hứng và để cuộc sống phong phú hơn.
    • Đã lâu bạn không liên lạc với bạn bè cũ? Hãy gọi người đó ngay hôm nay. Nếu không thể nói chuyện với người đó qua điện thoại, bạn có thể dành thời gian gửi thư điện tử cho họ, hoặc viết thư theo kiểu truyền thống.
    • Bạn đang cảm thấy buồn phiền vì một người bạn không tốt? Bỏ qua hành vi xấu của họ sẽ không có lợi cho cả hai. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ thật kỹ và đưa ra cách giải quyết chân thành hoặc đơn giản là chấm dứt mối quan hệ đó.
    • Bạn có khó khăn khi gặp gỡ người lạ? Hãy thử thoát khỏi vùng an toàn của bản thân và đi đến nơi mới lạ, bắt chuyện với người lạ, tìm thú vui mới, hoặc thậm chí tham gia các nhóm hoạt động xã hội trên trang web như Meetup.com.

Nuôi dưỡng Tinh thần Khỏe mạnh[sửa]

  1. Giảm căng thẳng. Căng thẳng thần kinh rõ ràng là rất có hại, thậm chí chứng rối loạn cảm xúc do căng thẳng như trầm cảm cận lâm sàng cũng có thể tàn phá hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trên thực tế, độ dài của thời gian căng thẳng tác động đến hệ miễn dịch nhiều hơn là mức độ căng thẳng.[6] Để chống căng thẳng thần kinh, đầu tiên phải nhận diện được nó, và đừng cố gắng đối phó với vấn đề này một mình. Bạn nên tìm cách kiểm soát bản thân và giải tỏa tâm trạng một cách lành mạnh bằng cách tham gia các hoạt động như liệu pháp tưởng tượng có hướng dẫn, yoga, hay thái cực quyền; nếu bạn bị rối loạn cảm xúc trầm trọng, nên tìm đến các chuyên gia tư vấn hoặc thiền.[7]
  2. Quản lý căng thẳng hiệu quả hơn, nếu bạn không thể loại bỏ nó. Bạn có thể thay đổi nguyên nhân gây ra căng thẳng không? Nếu có hãy thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, căng thẳng bắt nguồn từ công việc, tiền bạc, hoặc chuyện gia đình. Nếu không chắc chắn, việc thay đổi, chẳng hạn như bỏ việc, là rất khó khăn. Vì vậy, bạn nên tìm cách để quản lý căng thẳng tốt hơn.
    • Quản lý căng thẳng trong công việc hoặc gia đình có thể thực hiện được nếu bạn trở nên quyết đoán hơn về nhu cầu cá nhân và đặt ra ranh giới. Việc này bao gồm học cách nói "không" với những yêu cầu làm bạn quá tải, dành thời gian cho bản thân thường xuyên, và tránh các cuộc gọi liên quan đến công việc khi bạn đang ngoài giờ làm hoặc ngược lại.[8]
    • Cách khác để quản lý căng thẳng trong công việc cũng bao gồm làm việc một cách thông mình hơn, chứ không phải nặng hơn, có nghĩa là chia nhỏ công việc nặng ra thành các phần nhỏ hơn và giao phó cho người khác nếu cần thiết. Bạn cũng nên tham gia tập huấn và phát triển chuyên môn để loại bỏ thói quen làm việc có hại cho sức khỏe và tinh thần.[9]
  3. Học những điều mới. Học cao hơn giúp bạn cũng cố bản thân, và nhận thức về thế giới. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện theo học và đó không phải là giải pháp duy nhất. Đọc sách, đi du lịch, tham dự các lớp học vui vẻ, buổi giảng của các vị khách mời, và gặp mọi người đến từ nhiều nền văn hóa khác cũng mang lại lợi ích tương tự. Hoặc bạn có thể thử MOOCs - các khóa học đại trà trực tuyến - để được cung cấp những kiến thức và kỹ năng dàn trải đầy lý thú, hơn nữa có thể học theo thời gian của riêng bạn. Tóm lại, thay vì chạy khỏi trải nghiệm mới mẻ, hãy hòa mình và tìm kiếm chúng bất cứ khi nào bạn có thể, vì bạn chỉ sống có một lần duy nhất.
  4. Tìm thú vui mới. Dù là sưu tầm tem hay đấm bốc, thú vui và hoạt động ngoại khóa là cần thiết để theo đuổi cuộc sống hạnh phúc. Công việc thường ngày cứng nhắc sẽ làm cuộc sống gò bó và nhàm chán, vì vậy bạn nên sống tích cực hơn. Tìm kiếm thú vui và hoạt động mà bạn yêu thích, để được hòa mình vào đó, chứ không phải vì lý do như để bằng bạn bằng bè hoặc theo những tiêu chuẩn xã hội không thực tế.
    • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tham gia hoạt động giải trí có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như sự cân bằng cơ thể. Lợi ích hoạt động thư giãn giúp hạ huyết áp, giảm hóc môn cortisol, giảm cân và tăng nhận thức khả năng thể chất.[10]
  5. Đọc sách. Ngồi thư giãn và xem chương trình yêu thích cuối ngày cũng rất tuyệt, nhưng xem một cách thụ động sẽ không kích thích trí tưởng tượng của bạn nhiều và có thể làm bạn mất ngủ và vật vờ như xác sống. Để thay đổi không khí, tìm một cuốn sách có thể khiến bạn đọc một cách say mê. Nếu bạn thấy mình không phải là người thích đọc sách, hãy nghĩ thoáng hơn và tìm sách liên quan đến thú vui của bạn: ví dụ nếu bạn yêu thích bóng chày, thử đọc cuốn tự truyện của Bill Veeck; nếu bạn thích lái xe mô tô, cuốn “Thiền và nghệ thuật bảo trì xe máy” là lựa chọn tuyệt vời.
    • Ghi chú những đoạn hoặc ý tưởng mà bạn tâm đắc. Luôn giữ một quyển sổ bên mình khi đọc sách, để sẵn sàng ghi lại nhửng ý tưởng hay, và bạn sẽ sớm tích lũy được cả bộ sưu tập ý tưởng đầy cảm hứng, ý nghĩa, và giúp bạn sống có mục đích hơn trong tương lai.
  6. Thiền. Thiền giúp bạn giảm căng thẳng và tĩnh tâm hơn. Mỗi ngày thiền vài phút sẽ giúp bạn sống lạc quan, đồng thời giữ tâm trí bạn cân bằng và thư thái. Bạn nên ngồi thiền đúng tư thế và tại nơi hoàn toàn yên tĩnh, không bị quấy rầy.

Tăng cường Sức khỏe Thể chất[sửa]

  1. Tăng sức đề kháng. Không ai cảm thấy hạnh phúc khi họ bị bệnh! Đơn giản chỉ cần uống vitamin tổng hợp gồm vitamin C, E, và A, selen và beta carotene cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.[11]
    • Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bạn đương đầu tốt hơn với căng thẳng và bệnh tật. Các phương pháp khác như tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi đầy đủ, và giữ chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch.
  2. Tập thể dục. Tập luyện giúp giải phóng endorphin, một chất dẫn truyền thần kinh, tạo ra cảm xúc tích cực.[12] Tập thể dục thường xuyên không chỉ chống lại trầm cảm, lo âu, và cảm giác cô đơn, mà còn tăng cường hệ thống miễn dịch, thậm chí đi bộ cũng giúp tăng kháng thể và sự phản ứng của tế bào T-tiêu diệt.[13]
  3. Ngủ ngon. Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến sức khỏe, mức độ căng thẳng, cân nặng và chất lượng cuộc sống. Hơn thế nữa, trong khi bạn ngủ, cơ thể của bạn sản sinh ra tế bào chống viêm nhiễm, và căng thẳng, vì vậy, thiếu ngủ làm cơ thể dễ bị bệnh, và lâu hồi phục hơn.[14]
    • Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để có giấc ngủ ngon.[15]
  4. Làm vườn. Các nhà khoa học cho rằng vi khuẩn có lợi trong đất thực sự kích thích não sản sinh ra chất serotonin (có tác dụng như thuốc chống suy nhược).[16] Nếu nhà bạn có sân vườn, nên ra đó chơi và đào bới. Nếu không có, hãy thiết kế một mảnh vườn, trồng hoa, hoặc rau và thảo mộc cho những món ăn bổ dưỡng. Thậm chí một vườn cây được trồng trong bất cứ vật dụng nào cũng có thể tạo ra không gian vui tươi cho cuộc sống của bạn.
    • Trong vườn bạn cũng có thể có vi khuẩn không có lợi, vì vậy nên mang găng để bảo vệ tay, nhất là nếu vườn nhà bạn cũng là nơi thú cảnh đi vệ sinh. Lưu ý rửa sạch tay sau khi làm vườn!
  5. Ăn uống lành mạnh. Rõ ràng là ăn uống một cách lành mạnh (tươi, không chế biến sẵn, sạch và nguồn gốc rõ ràng) có nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe. Hơn nữa, dành thời gian nấu ăn còn giúp cải thiện cảm xúc của bạn bởi mùi vị thơm ngon, món ăn bắt mắt và khi trở nên thành thạo hơn, nấu ăn còn đem lại cho bạn giây phút thư giãn vui vẻ, sáng tạo sau những công việc thường ngày. Ngoài việc tốt cho bản thân, nấu ăn còn có lợi cho ví tiền của bạn. Nếu bạn mới tập nấu ăn, nên bắt đầu với vài món dễ nấu và nhanh, như vậy sẽ không làm bạn nản lòng. Càng ít ăn thực phẩm chế biến sẵn, bạn sẽ càng khỏe mạnh, từ đó đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc hơn.[17]

Lời khuyên[sửa]

  • Dù các lời khuyên trên đây dựa vào thuyết khoa học về sự hạnh phúc, nhưng lưu ý rằng việc tận hưởng cuộc sống còn tùy thuộc vào mỗi người. Không có thước đo khoa học nào cho sự hạnh phúc, và quan điểm của mỗi người về sự hạnh phúc, viên mãn là khác nhau. Nói một cách ngắn gọn, cuộc sống hạnh phúc hay không, chỉ duy nhất một người có thể quyết định, đó chính là bạn.
  • Lo lắng là sự tiêu tốn năng lượng vô ích. Thay vì lo âu buồn phiền, bạn nên dành năng lượng cho những việc khác. Nếu bạn lo lắng chuyện gì đó đến mức hoảng sợ, nên nghỉ ngơi hoặc chợp mắt một chút, sau đó quay lại và giải quyết vấn đề. Như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn so với việc bỏ cuộc.
  • Bạn nên dùng đến trí tưởng tượng mỗi ngày. Suy nghĩ một cách sáng tạo và vui vẻ.
  • Thử nhìn xung quanh bạn! Nếu bạn đang không tận hưởng cuộc sống, hãy loại bỏ hết những điều tiêu cực. Tìm kiếm điều bạn yêu thích, và người quan tâm đến hạnh phúc của bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Không có giải pháp nào có thể phù hợp cho tất cả mọi người để đạt được hạnh phúc. Tất nhiên bạn có thể tìm thấy lời khuyên trong những cuốn sách giúp cải thiện bản thân, hay như trong bài viết này. Nhưng đừng dựa hoàn toàn vào chúng, nếu phương pháp nào đó không hiệu quả với bạn, đừng tự trách mình. Hãy tìm một phương pháp thay thế hiệu quả hơn và theo đuổi đến cùng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Phys.org on pets, health, happiness, and healing, http://phys.org/news162660892.html
  2. Journals.Cambridge.org: The contribution of music to quality of life in older people, http://journals.cambridge.org/action/displayAbstract;jsessionid=C00A60705AC2F7CACF21B1F4E1A84B3B.journals?fromPage=online&aid=283212
  3. Journals.Cambridge.org: Music and the well-being of people with dementia, http://journals.cambridge.org/action/displayFulltext?type=1&fid=570884&jid=ASO&volumeId=27&issueId=01&aid=570880
  4. NCBI.NLM.NIH.gov on facial feedback hypothesis, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3379579?dopt=Abstract - Under the theory of “facial feedback hypothesis,” it has been shown that a person can alter his or her mood by sustaining a particular expression.
  5. NYTimes on friendship and lifespan, http://www.nytimes.com/2009/04/21/health/21well.html?_r=1
  6. APA on stress and immunity, http://www.apa.org/research/action/immune.aspx
  7. ClevelandClinic.org on diet, stress, exercise, and the immune system, http://my.clevelandclinic.org/disorders/chronic_fatigue_syndrome/hic_diet_exercise_stress_and_the_immune_system.aspx
  8. http://www.cmhc.utexas.edu/clearinghouse/files/TI043.pdf
  9. http://www.inc.com/jeff-haden/5-scientifically-proven-ways-to-work-smarter-not-harder-tues.html
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2863117/
  11. MyClevelandClinic.org on diet, stress, exercise, and immunity, http://my.clevelandclinic.org/disorders/chronic_fatigue_syndrome/hic_diet_exercise_stress_and_the_immune_system.aspx
  12. BrynMawr.edu on the effects of exercise on the brain, http://serendip.brynmawr.edu/bb/neuro/neuro05/web2/mmcgovern.html
  13. ClevelandClinic.org on diet, stress, exercise, and the immune system, http://my.clevelandclinic.org/disorders/chronic_fatigue_syndrome/hic_diet_exercise_stress_and_the_immune_system.aspx
  14. Mayo Clinic on sleep deprivation, http://www.mayoclinic.com/health/lack-of-sleep/AN02065
  15. PubMed.gov: Effects of Exercise on Sleep, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15892929
  16. MedicalNewsToday.com: Soil Bacteria Work In Similar Way To Antidepressants, http://www.medicalnewstoday.com/articles/66840.php
  17. https://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/lose_wt/eat/calories.htm

Liên kết đến đây