Thành viên:Nguyenthephuc/Note: 5 thói tật trong tranh luận
1. Định kiến.[sửa]
Nếu có ai đó khác ý ta, ta không phản bác lại bằng lập luận với chứng cứ, mà chỉ thuần phán xét. Tranh luận là tranh thắng bằng lí luận, chứ không phải bằng phán xét mang tính chụp mũ. Ta ưa gom các khuyết điểm trước đó của đối phương lại, và phán: nịnh bợ, chó săn, phản động hay gì gì khác.
2. Chân lí luôn về ta.[sửa]
Ta thường không chịu nhận đối phương đúng, cho dù họ đã đưa ra luận cứ và luận chứng đáng tin. Không chấp nhận, ta cố cãi lấy được. Một khi cãi bướng, là chính ta tự đóng cánh cửa trao đổi. Vĩnh viễn.
3. Né tránh.[sửa]
Tranh luận về đề tài này, khi biết mình túng thế, ta không bao giờ chịu nhận mình sai. Thế là ta tìm cách né tránh, và nói lảng sang chuyện khác.
4. Ngoài lề.[sửa]
Yếu về lập luận, vậy là ta lôi đời tư [thực hay chỉ nghe nói] đối phương, kèm những gì mang tính ngoài lề như bằng cấp, dòng họ… người ta ra, và ta kêu: Đấy, con người đang tranh luận với tôi đạo đức ở tầm như thế đó, ông bố nó như thế đấy. Việc nào ra việc đó, đồng hóa đời tư đối tượng với vấn đề đang tranh luận, để tranh thủ dư luận, đó là lối ăn gian.
5. Ngôn từ.[sửa]
Rồi, khi đuối lí, ta ưa dùng ngôn từ nặng nề công phá đối phương, bất kể đối phương đó tuổi tác có thể thuộc hàng cha chú ta. Ta sử dụng đủ loại ngôn từ mang tính áp chế. Vậy mà vẫn có người like, mới phiền.
Các ghi chú của cùng tác giả
- So sánh điểm kì thi tốt nghiệp trung học của Hà Giang và cả nước
- Học làm cha, làm mẹ
- Đọc sách 2 giờ mỗi ngày (Từ 4-6h sáng)
- Rễ, thân cành, và lá
- Sự trở lại của các thành bang
- Việt Nam học được gì từ bài học Phần Lan trong đổi mới giáo dục
- Đằng sau sự thành công của giáo dục Phần Lan là gì?
- Bí mật trong tuyển chọn và đào tạo giáo viên Phần Lan
- Chiến tranh và khó khăn - lý do khiến giáo dục Việt Nam khó phát triển
- Năng lực và các khái niệm liên quan