Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Giá trị Mỹ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đoạn sau đây cho thấy nước Mỹ đang bị chia căt sâu sắc từ bên trong tư tưởng, không chỉ là sự chia cắt vỏ ngoài xã hội. Sự chia cắt của các giá trị và lợi ích. Dường như lãnh đạo mới của Mỹ không hiểu điều này?

[Trích]

Hôm qua, TNS John McCain đã đăng một bài luận trên New York Times phản đối chính sách ngoại giao coi trọng quyền lợi, coi nhẹ giá trị của Hành pháp Mỹ.

Ông viết rằng:

"...Nhân quyền có trước quốc gia, trước cả lịch sử. Không có chính quyền nào có quyền lấy lại hay ban phát. Nhân quyền sống trong nhân tâm, và ở nơi đó, tuy có thể bị chèn ép, nhưng không thể nào bị bóp nghẹt."

Ông cũng viết rằng:

"Giá trị của chúng ta là sức mạnh, và là tài sản lớn lao nhất. Chúng ta khác với mọi quốc gia bởi vì không phải chúng ta hình thành từ một mảnh đất hay một bộ lạc hay một nòi giống nào đặc biệt, mà từ lý tưởng coi tự do là quyền bất khả phân ly của con người, thuận theo lẽ tự nhiên và Tạo hoá".

Tôi không tin TNS có thể thay đổi ưu tiên ngoại giao của Hành pháp Mỹ, nhưng tôi cảm động vì những lời ông viết. Vào những ngày này, trên đất nước này, những ngôn từ đó lại càng lung linh.

Tôi viết ở đây chỉ để tìm đồng cảm.

[/Trích]

Nguồn: Fber Phạm Ngọc Hưng

Xem thêm: Giá trị Mỹ vs Lợi ích Mỹ trong ván bài "Cách mạng Hoa Nhài"

Giá trị Mỹ[sửa]

Giá Trị Mỹ (Phần 1)[sửa]

Nguồn: Le Trinh

Mỗi nước có đều có sự khác biệt. Khác biệt vể văn hoá, địa lý, tôn giáo, ngôn ngữ, Nước Mỹ cũng vậy nhưng nhiều người thường hay đề cập tới một thứ gọi là "Giá Trị Mỹ". Vậy "Giá Trị Mỹ" là gì? Bạn hãy mở một đồng xu của Mỹ ra và sẽ thấy ngoài tên nước giá tiền thì có 3 dòng chữ được khắc lên: E Pluribus Unum, In God We Trust, và Liberty. Ba giá trị này được một học giả về chính trị Mỹ bắt chước theo Christian Trinity gọi là "The American Trinity" vì 3 giá trị này không có nước nào trên thế giới có được.

  • E Pluribus Unum: có nghĩa là " From many, One" Nước Mỹ không quan tâm bạn đến từ đâu, màu da nào, văn hoá nào, quan điểm chính trị hoặc tôn giáo nào. Khi bạn đến nước Mỹ và trở thành người Mỹ bạn là một phần của nước Mỹ. Điều này không có được ở các nước có văn hoá và tôn giáo, chính trị cục bộ cực đoan.
  • In God We Trust: Bản tuyên ngôn độc lập Mỹ khẳng định con người có những quyền cơ bản bất di bất dịch, các quyền này không phải được ban phát bởi con người, chế độ, vua chúa, hoặc vì một ý do gì đó. Mà được ban phát bởi "God". Điều đó có nghĩa không một ai, không một thể chế, một cá nhân, hoặc một lý do gì có thể lấy đi cái quyền đó. Còn "God" là ai? là "God" của bất kỳ tôn giáo nào, của bất kỳ công dân Mỹ nào, " God" là chân lý của thiên địa tự nhiên.
  • Liberty: Nghĩa là Tự Do. Rất nhiều nước phương Tây cũng lấy Tự Do (Liberty) làm một giá trị nền tản. Ví dụ như cờ Pháp có 3 màu Xanh, Trắng, Đỏ cũng tượng trưng cho 3 giá trị:Liberty, Equality, Fraternity (Tự Do, Bình Đẳng, và Bác Ái). Tuy nhiên chỉ có Liberty của nước Mỹ mới đi cùng "E Pluribus Unum" và "In God We Trust". Ngoài ra nước Mỹ KHÔNG CÓ một số giá trị của phương Tây khác ví dụ như như là Equality (Bình Đẳng) của Pháp. Vì Sao? Mặc dù nước Mỹ vẫn công nhận " Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng" hoặc công nhận "Mọi người bình đẳng trước pháp luật" nhưng nước Mỹ KHÔNG CÔNG NHẬN và KHÔNG CHẤP NHẬN Egalitanianism (Chủ Nghĩa Quân Bình) như là một trong những giá trị của Mỹ. Lý do không công nhận Egalitanianism là vì nước Mỹ tin trằng những người Có tài hơn, làm việc chăm chỉ hơn hoặc thậm chí may mắn hơn sẽ được cuộc sống tốt đẹp hơn, chứ không quân bình tất cả mọi người.

Đây là 3 giá trị cơ bản để thành lập nên nước Mỹ từ năm 1776 bởi các Founding Fathers. Founding Fathers là một nhóm người gồm các nhà chính trị, luật sự, trí thức, binh lính, dân thường... trong đó có các gương mặt nổi bật như John Adams, Benjamin Franklin, Alexander Hamilton, John Jay, Thomas Jefferson, James Madison, George Washington... soạn thảo và ký bản Tuyên Ngôn Độc Lập tách khỏi nước Anh từ năm 1776. Ba giá trị này là ba giá trị độc nhất không nước nào có được và nó vẫn tồn tại bền vững cho đến hôm nay.

Giá Trị Mỹ (Phần 2)[sửa]

Nguồn: https://www.facebook.com/notes/bow-letrinh/ph%E1%BA%A7n-2-small-government/10152410758391785 Le Trinh]

Đây là phần tiếp theo của phần 1 " Giá Trị Mỹ là gì" Trong các phần Bow sẽ viết theo theo cách bình dân dễ hiểu nhất chứ không đi vào lý thuyết của triết học hay chính trị nhé. Bow chưa từng học qua lớp triết học hay kinh tế chính trị gì của Việt Nam nên có nhiều vấn để không biết tiếng Việt như thế naò thì Bow cứ để tiếng Anh hoặc bịa ra. ai hiểu thì hiểu đừng bắt bẻ tội nghiệp

A Small Government

Một trong những Giá Trị Mỹ khác mà các Founding Fathers đã đưa vào Hiến Pháp lập quốc Mỹ đó là nước Mỹ phải là một nước có Small Government. Các Founding Fathers quan niệm rằng giữa chính phủ và người dân. Chính phủ càng nhỏ thì người dân càng lớn, (Small Government, Big People) Hoặc có thể quyền chính phủ càng nhiều thì quyền người dân càng ít hoặc người dân sẽ càng xấu tính đi. Như một trong các Founding Fathers Thomas Jefferson từng nói "That government is best which governs least."

Lý giải như vầy:

  • Big Government - Small People:

- Nếu Chính Phủ càng “Big” có nghĩa là chính phủ đóng vai trò lớn, có quyền hành nhiều thì người dân sẽ càng “ Small” càng dựa dẫm vào chính phủ. Khi chính Phủ “Big” Chính phủ sẽ cung cấp tiền bạc, vật chất, thực phẩm, y tế, an ninh, giáo dục cho người dân thì người dân càng ngày càng ỷ lại, lười biếng, dựa dẫm vào chính chủ thay vì dựa vào cộng đồng, xã hội và bản thân. Con người trở nên ích kỷ, ỷ lại. Thiếu tình người, chẳng hạn không lo lắng cho người già trong nhà vì ỷ lại đã có chính phủ lo. Con người sẽ lười lao động. Nếu lười lao động thì sao đất nước phát triễn?

- Khi chính phủ càng Big thì sẽ có nhiều luật lệ hơn => từ đó người dân sẽ ít đi quyền tự do “ Liberty” đi.

- Xét về mặt kinh tế thì sẽ ít có doanh nghiệp, công ty hơn vì người dân không có nhu cầu làm giàu. Mà ít công ty thì chính phủ sẽ thu ít thuế hơn, chính phủ sẽ nghèo hơn sẽ nợ nước ngoài nhiều hơn. - Mô hình Big Gov - Small People này rất được ưu chuông và phổ biến ở hầu hết các nước ở Châu Âu. Ví dụ như ở Đức - Pháp - Tây Ban Nha …… Người dân đi làm vài giờ một tuần, vài ngày 1 tháng, nghĩ vacation vài tháng trong một năm. Kết quả là như kinh tế Hy Lạp bị sụp vừa rồi. Mô hình này sẽ dẫn tới những người nắm chính phủ có nhiều quyền lực hơn và sẽ xãy ra tham nhụng, lừa đảo, biển thủ.v.v.v

  • Small Government - Big People:

Khi chính phủ càng Small thì người dân sẽ tự có sự giúp đỡ nhau như nhà thờ, bảo hiểm, dịch vụ, người dân quan tâm tới nhau hơn, năng động hơn, siêng năng hơn, lao động nhiều hơn và từ đó kinh tế phát triễn hơn. Người dân có nhu cầu lao động và làm giàu. Công ty doanh nghiệp lập ra càng nhiều, chính phủ thu nhiều thuế hơn, từ đó lại chăm lo tốt hơn hơn cho người dân chẳng hạn về mặt an ninh, quốc phòng, hay an sinh xã hội chẳng hạn.

- Chính phủ càng Small thì quyền con người Liberty càng mạnh hơn.

- Chính phủ càng Small thì quyền lực của những người nắm chính phủ càng ít đi nên tham nhũng lũng đoạn ít hơn.v.v.v

Small Government chính là tầm nhìn của các Founding Fathers từ thời lập quốc được định ra trong hiến pháp của Mỹ. Nó không chịu ảnh hưởng của các đảng phái chính trị như Dân Chủ hay Cộng Hoà. Các Đảng phái đó có nhiệm vụ canh chừng để chính phủ luôn luôn phải SMALL.

Đây cũng là giá trị chỉ có Mỹ mới có được. Đó chính là lý do chính tại sao nước Mỹ luôn thành công. Nó cũng lý giải thích tại sao nước Mỹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhiều người hơn, mọi người đều có được tự do và cơ hội để sống tốt hơn. Giá trị đó được chứng mình cho đến ngày hôm nay.

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này