Về việc dạy chữ Nho ở trường phổ thông/5
Khi
chúng
ta
dùng
tiếng
Việt
hiện
đại,
việc
nắm
bắt
những
sự
qui
chiếu
khác
nhau,
nếu
có,
là
bắt
buộc
vì
các
sự
vật
và
khái
niệm
trong
đời
sống
văn
hoá
của
chúng
ta
có
cả
hai
nguồn
gốc,
bất
chấp
việc
chúng
ta
gọi
nó
bằng
cùng
một
tên
trong
tiếng
Việt.
Điều
này
giải
thích
vì
sao
trong
trước
tác
của
những
người
chưa
hoàn
toàn
nghĩ
bằng
Việt
ngữ,
mà
vẫn
nghĩ
bằng
các
thuật
ngữ
gốc,
có
những
phát
hiện
mà
thế
hệ
sau
không
dễ
dàng
chia
sẻ.
Ví
dụ,
ý
kiến
của
Đặng
Thai
Mai
theo
đó,
chính
việc
viết
tiếng
Việt
bằng
bút
lông
(viết
chữ
Nôm)
đã
khiến
Phan
Bội
Châu
trở
thành
một
nhà
văn
đơn
độc
(mà
theo
tôi
đó
là
một
mẫn
cảm
đặc
biệt
trong
hoàn
cảnh
ngôn
ngữ
học
đã
xác
lập
vị
thế
độc
tôn
trong
suy
nghĩ
về
tiếng
nói
và
về
văn
chương),
không
được
ai
nhắc
lại
và
suy
nghĩ
tiếp.
Nếu
chúng
ta
nghĩ
tiếp
ý
kiến
đó
thì
chúng
ta
sẽ
giải
thích
sự
ra
đời
của
thơ
mới
theo
một
hướng
khác
chứ
không
phải
lúc
nào
cũng
chỉ
viện
đến
ảnh
hưởng
của
Pháp,
đến
đời
sống
đô
thị
hay
điều
kiện
kinh
tế,
trong
khi
học
theo
một
nền
văn
hoá
khác
không
phải
đơn
giản
như
mượn
khuôn
đóng
gạch,
còn
đời
sống
đô
thị
hay
điều
kiện
kinh
tế
thời
thuộc
Pháp
ở
ta
thì
chưa
phải
đã
có
sự
đột
biến
và
nếu
đã
xem
xét
thơ
mới
như
sự
thay
đổi
mô
hình
thì
cũng
chưa
chắc
đã
cần
tính
tới.
Ví
dụ,
những
ý
kiến
của
Cao
Xuân
Huy
về
cái
có,
cái
không,
về
tư
duy
chủ
toàn
và
tư
duy
chủ
biệt,
có
thể
xem
như
những
chìa
khoá
căn
bản
để
mở
ra
những
bí
mật
về
bước
chuyển
trong
nền
văn
hoá
và
văn
chương
của
chúng
ta,
gần
như
không
được
thế
hệ
sau
mài
rũa
thêm
để
dùng
mà
lại
bị
xếp
vào
kho
“lưu
trữ”
đồ
cổ.
Khi đưa ra những nhận xét như vậy, không phải là chúng tôi không biết đến nhận định của Lại Nguyên Ân về mối liên hệ giữa Quốc ngữ và thơ mới trong báo cáo mà anh đã đọc ở hội nghị khoa học do chính chúng tôi góp phần tổ chức, nhưng ý kiến của anh mới chỉ là một mẫn cảm khoa học, chứ chưa được anh đầu tư nghiên cứu. Chúng tôi cũng không phải không biết đến vài cuốn từ điển văn học và thuật ngữ văn học mà có những cuốn chúng tôi có tham gia biên soạn. Nhưng những cuốn sách công cụ này, ngoài một số mục từ được viết công phu, còn quá nhiều mục từ chỉ dựa trên tài liệu tham khảo,không được kiểm chứng bằng thực tiễn nghiên cứu của chúng ta, do đó, chúng tôi sẽ trở lại với việc suy nghĩ bằng các thuật ngữ có gốc chữ Hán mà không trích dẫn các công trình đó.
Một khi đã làm khoa học thì chúng ta chẳng có cách nào khác hơn là suy nghĩ bằng thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ giống như một số đo về góc mở và những độ dài tương ứng của hai cạnh cái compa tiềm ẩn trong mắt ta. Vì thế, đôi khi, những số đo khác nhau đã dẫn ta theo những cuộc phiêu lưu rất khác nhau. Khi dịch “mythe” là thần thoại (tôi không biết tự bao giờ và do đâu, chưa chắc đã là do người Việt vì với lợi thế của chữ Hán, ta có thể học cách dịch này từ Nhật Bản hay Trung Hoa), chúng ta có một loại truyện về thần. Cấu trúc gốc Hán của thuật ngữ cho phép ta hiểu như thế. Khi điểm lại những Truyện Âu cơ, Chử Đồng Tử, Từ Thức lấy tiên, ta bảo, ta không có thần thoại, vì đó toàn là truyện kể về người xưa, ta chỉ có cổ tích thôi. Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta lại bắt gặp những chuyện chẳng phải là chuyện về thần, mà cũng chẳng phải là cổ tích, ví dụ như sự trì trệ của cơ chế đến mức mà tư duy lôgic của ta cũng không giải thích được chẳng hạn, có màu sắc như một thần thoại hay cổ tích, ta bèn bảo đó là một huyền thoại. Thế là ta có ba thuật ngữ, chỉ ba kiểu truyện mà người Phương Tây gọi chung là mythe, theo nghĩa là truyện hoang đường, kỳ ảo, bịa đặt. Quyền sáng tạo thuật ngữ là quyền của chúng ta. Tiếng Việt là do cha ông ta để lại và chỉ có chúng ta dùng, chúng ta không cần quan tâm đến việc nó có tương hợp với ngôn ngữ của người Phương Tây hay không. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Nhưng nếu căn cứ vào cách dùng các thuật ngữ khác nhau để phân loại như thế mà đi tìm nét độc đáo của văn hoá dân tộc, thì lại là chuyện khác. Ví dụ, ai đó bảo rằng, người Hy Lạp có thần thoại, còn ta thì ta có cổ tích, chẳng hạn. Nhận định như thế thật tức cười vì trong mythe đã bao gồm cổ tích rồi và loại truyện này thì người Hy Lạp có nhiều lắm. Tôi nhớ hình như Gorki có khuyên rằng, hãy nói rõ xem ta đang tranh luận về cái gì đã rồi hãy tranh luận với nhau. Nếu người Phương Tây mà thấy ta so sánh chỗ tương đồng, dị biệt giữa văn hoá của ta với văn hoá của họ như thế thì họ khó mà đồng ý với ta được. Cho nên, chúng ta cần phải “cảnh giác” vói khả năng soi sáng cho tư duy của kho tàng thuật ngữ có gốc chữ Nho, nhất là khi nghĩ về văn chương hiện đại. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, lý luận và sáng tác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những lầm lẫn trong lý luận, trong phê bình và nghiên cứu, sẽ chỉ kìm hãm sáng tác. Đó là một chủ đề mà chúng ta có thể đề cập vào một dịp khác.
2. Ta chuyển sang lối nói có gốc chữ Nho. Lê Bầu (trong Nên hay không nên dạy chữ Nho?, Văn nghệ, số 40, ngày 1/ 10/ 2005) sau khi đã rất đắn đo, vẫn phải kiến nghị với vị đại biểu Quốc hội nào đó là nên cố học thêm một chút để đừng nói “danh không chính thì ngôn không luận”. Nghị trường là nơi bàn những việc hệ trọng, một tiếng nói, cả đất nước lắng nghe mà nói như thế thì nghịch nhĩ lắm vì đa phần người dân đều biết phải nói là “danh không chính thì ngôn không thuận”. Tôi không băn khoăn về sự lầm lẫn thanh âm như thế, vì khó mà tránh hết những sơ sót trong cả văn viết, chứ đừng nói gì đến văn nói. Nhưng tôi rất băn khoăn về việc dùng các thành ngữ hoặc lối nói có sẵn từ chữ Nho như thế vì chúng không mấy thích hợp với nguyên tắc tổ chức của xã hội ta hiện nay. Ta hãy phân tích chính câu nói mà Lê Bầu vừa đề cập.
Danh chính, ngôn thuận, nếu tôi hiểu đúng thì có hàm ý thế này: chưa có danh, hay chưa xứng đáng với cái danh thì lời nói không ai nghe (thuận là nghe theo do uy tín của người nói chứ không phải do lẽ phải trong lời nói thuyết phục). Vì lý do này, trước hoặc trong khi tổ chức nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi, theo truyền thuyết, đã sai người đi viết tám chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” bằng mỡ vào lá xanh để kiến đục thành chữ và khi những cái lá này rụng xuống thì chúng biến thành truyền đơn, thác mệnh trời, giao phó chuyện lớn cho hai người đó. Cũng vì lý do này mà Phan Bội Châu, dù rất ghét lối học cử tử, vẫn phải cố giật lấy cái bằng tiến sĩ, trước khi đứng ra hiệu triệu cứu nước. Nó xuất phát từ chân lý của nền văn hoá chữ Nho: danh là do thiên mệnh, không được trời đoái thương thì dù có tài đi thi cũng trượt. Cho nên, cần phải có danh và chính danh (làm cho cái danh được sáng tỏ) đã trước khi muốn người khác nghe theo. Nhưng quan điểm đó không còn hoàn toàn phù hợp với chúng ta ở chỗ, nó xem danh và chính danh là đủ. Đỗ đạt thì được khắc tên vào bia ở Văn miếu, cho dù sau này có thành kẻ mọt dân hại nước cũng không sao (chỉ có tội phản nghịch mới bị đục tên). Nó khẳng định rằng, danh đẻ ra chân lý. Đây là nguồn gốc của thói chuộng danh mà một trong những biểu hiện của nó đã phải được uốn nắn bằng nghị quyết: giới thiệu đại biểu thì chỉ nên giới thiệu chức danh phù hợp với hôị nghị chứ không cần đọc hết các chức danh, làm khổ cử toạ, vì nghị trường là nơi đặt nguyên tắc ngôn chính lên trước nguyên tắc danh chính.
Thật vậy, trong nghị trường, như ở Quốc hội hay Hội đồng nhân dân chẳng hạn, thì lời nói có đúng người ta mới nghe theo, chứ người ta không nghe ai đó chỉ vì danh. Nếu không thế thì một vị đại biểu xuất thân từ một kỹ sư sẽ không bao giờ dám chất vấn một vị đại biểu có hàm giáo sư bộ trưởng chẳng hạn vì cho dù cùng là đại biểu Quốc hội, nhưng họ vốn có danh khác nhau. Nhưng tại đấy, nguyên tắc trọng chân lý lại đặt mọi người vào sự bình đẳng. Mà đó cũng chính là nguyên tắc để tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhân dân: các vị đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân không trực tiếp điều hành đất nước, nhưng không chỉ mang tiếng nói của dân đến với những người điều hành đất nước mà còn trực tiếp bàn bạc về sự điều hành đất nước, giám sát sự điều hành đất nước bằng ngôn chính (biểu quyết). Lời nói trong xã hội ta đã có thêm một chức năng mới so với lời nói trong xã hội cũ. Trong xã hội cũ, vế ngôn chính không cần đặt ra vì trong xã hội đó, luật hoá thân vào lễ, không có sự bàn bạc mà chỉ có sự thừa hành vô điều kiện. Nó giải thích vì sao người xưa thấy danh chính, ngôn thuận là đủ, còn trong xã hội ta thì cần bổ sung thêm một vế, là, ngôn chính, nhân thuận. Nếu không có thêm vế này thì không có nhà lãnh đạo nào còn đọc báo chí, hoặc nghe tiếng nói của dân nữa.
Từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy việc ta dùng lại vốn chữ nghĩa cũ không phải bao giờ cũng dễ. Cách đây vài tuần, trên mục Tiếng nói nhà văn của tờ Văn nghệ, Trần Đình Sử có nêu ra những băn khoăn của ông xung quanh khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”. Nếu đẩy xa hơn những điều ông phân tích, chúng ta phải nhận rằng, khẩu hiệu đó là trái với phép biện chứng. Học “lễ” là học tuân thủ sự phân công xã hội, học “văn” là học tri thức. Người xưa cho “lễ” đi trước một bước vì “lễ” là do “danh” mà “danh” lại bất di, bất dịch. Nhưng trong xã hội hiện nay của chúng ta, khi quan niệm về thiên mệnh đã bị phủ nhận, sự phân công xã hội là do tài đức. Bầu cử là hình thức xác nhận lại cái “danh” sau một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra “danh” bằng tài đức. “Văn”, do đó, tạo ra “danh” và là điều kiện của “lễ”. Nếu ta cứ dùng khẩu hiệu cũ, tức là ta cứ cho rằng, “lễ” phải đi trước “văn” một cách vô điều kiện, “văn” cứ tách bạch với “lễ” như quan niệm xưa. Vị thế người thầy chẳng hạn, theo cái lý đó, là được tôn vinh bất chấp tài, đức. Điều này có thể dẫn đến một hiện tượng là, khi có điều gì bất thường ở học đường, chúng ta thường lớn tiếng mắng học trò là tha hoá về đạo đức, chứ không mấy khi đặt câu hỏi, liệu có gì không ổn về năng lực và tư cách của người thầy ở đó hay không. Dỡ bỏ khẩu hiệu đó, lôgic của tư duy sẽ là, ở đâu có học trò hư, thì ở đó, thầy giáo cũng phải nhìn lại mình, nếu không phải về mặt năng lực, thì cũng là về mặt tư cách. Lối nói cũ không còn phù hợp với bản chất của xã hội hiện nay. Tôi cũng nghĩ như Trần Đình Sử, không nên vì sính chữ mà thành ra lại đề cao nền luân lý phong kiến vào thời đại dân chủ.
3. Bây giờ chúng ta nói đến việc sử dụng các từ có gốc chữ Nho. Một nhà Việt ngữ, trên tờ VNexpress, đã nêu ra những rắc rối trong việc phân tích một câu mà hầu như ai cũng từng nghe: “Tôi học sinh vật học” để nêu ra lý do vì sao phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Nó là phong ba, bão táp thật, không chỉ với người nước ngoài, mà đặc biệt với học trò phổ thông. Tôi thấy có nhiều học trò phổ thông không có khả năng phân tích câu. Nhà ngữ học đi đến một đề xuất là nên viết Tôi học sinhvậthọc chẳng hạn, cho sự nhận biết về ngữ pháp trở nên dễ dàng. Theo tôi, đây là một đề nghị rất nghiêm túc mà những người xem ngôn ngữ là có khả năng vận động tự thân, độc lập với văn tự, cũng như những người hiểu nhiệm vụ bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt một cách giản đơn (nó đã trong sáng chưa mà ta cứ khăng khăng bảo vệ chứ không chịu quy chuẩn hoá nó) không muốn nhìn ngó đến. Nhưng đây không đơn thuần chỉ là vấn đề từ gốc Hán mà chủ yếu là vấn đề nghiên cứu và hoàn chỉnh Quốc ngữ. Trong bài này, chúng tôi cũng đã chỉ ra lợi ích của việc chuẩn hoá cách viết theo sự phát triển của tiếng Việt hiện đại trong khi dùng hình-tượng và hình tượng.
Từ các ví dụ trên đây, chúng tôi cho rằng, chữ Nho và nền văn hoá chữ Nho không chỉ có lợi mà còn có thể cản trở chúng ta suy nghĩ về những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại. Nhưng không nên vì thế mà nghĩ rằng, nếu chúng ta cứ dạy chữ Nho cho học trò phổ thông thì chúng ta sẽ giúp các em hoá giải được những chướng ngại đó. Những lỗi tư duy mà chúng tôi đã dẫn ra thì những người biết chữ Nho, thậm chí là rất giỏi chữ Nho đã mắc. Tôi nói như vậy, một phần là để cáo lỗi với những ai mà tôi đã nêu ra chỗ lầm lẫn, một phần để tỏ bày một chút kinh nghiệm. Cáo lỗi là vì tôi không đả kích cá nhân, dù những câu chuyện mà tôi nói là có địa chỉ cụ thể. Đó không phải là khó khăn tư duy của một vài người mà là của chung chúng ta, do sự thay đổi chữ viết. Tỏ bày kinh nghiệm cá nhân bởi vì, để vượt qua những khó khăn như thế, không nhất thiết phải giỏi chữ Nho. Về vốn chữ nghĩa, tôi không đáng là học trò của một vài người mà tôi phát hiện được lầm lẫn trong công trình của họ. Chúng ta có thể tránh được những lầm lẫn như thế, nếu chúng ta ý thức về mối liên hệ giữa chữ viết và tư duy và có trong tay một vài cuốn sách công cụ tốt, nếu chúng ta không “chống lại” các nhà ngôn ngữ học khi thừa nhận rằng, ngôn ngữ đúng là hiện thực trực tiếp của tư duy, rằng, lời nói có trước chữ viết, nhưng lại không quên rằng, một tiếng nói mà chưa có chữ viết thì tiếng nói đó mới chỉ đảm nhận được chức năng giao tiếp thông thường, chứ chưa đảm nhận được chức năng làm công cụ cho tư duy trừu tượng và trao đổi tư tưởng. Tiếng nói phải nhờ có chữ viết mới thành công cụ cho tư duy được. Câu cuối cùng này là tôi diễn ý của J. Dérrida, người đã nhìn ra vai trò của chữ viết từ giải cấu trúc luận.
Chính kinh nghiệm bản thân đã khiến tôi thường nghĩ rằng, không nên dạy chữ Nho, vì tôi không phải là người thông thạo chữ Nho nhưng, như những người có sở học giống tôi, tôi có thể dùng được tiếng Việt để nghĩ, nói, viết và dịch thuật ở mức nhất định. Nhưng đó là không nên dạy chữ Nho như trường Pháp – Việt đã dạy chữ Nho, hoặc như cách làm của các khoa Văn hiện nay, vì cả hai cách làm này hoặc ít hữu ích, hoặc cần nhiều thời gian. Đối với học trò phổ thông, không biết tí gì về chữ Nho và nền văn hoá mà nó chuyển tải, không biết tí gì về bước chuyển văn hoá do thay đổi chữ viết, không biết rằng chúng ta đang dùng công cụ nào và thừa kế những gì từ quá khứ ngay trong tiếng nói để ý thức rằng, muốn hiểu một từ thì phải tra từ điển, kể cả từ điển từ nguyên nếu cần, thì theo tôi, sẽ là thiệt thòi lớn cho các em. Các em cần phải dùng tiếng Việt để suy nghĩ và diễn đạt cho dù sau này có chuyên làm toán đi nữa. Dĩ nhiên, muốn thế thì ngoài việc dạy thêm một số giờ về chữ viết ở phổ thông, việc nghiên cứu tiếng Việt trong Quốc ngữ, cập nhật cho từ điển phải là việc thường niên chứ không thể là công việc được chăng hay chớ như hiện nay.
Mục lục[sửa]
- Kì 1: Chữ nho ở trường Pháp – Việt
- Kì 2: Nhìn lại bốn lý do dẫn tới việc đề xuất dạy chữ Nho
- Kì 3: Cách nhìn nhận và diễn giảng về tồn tại của chữ Nho
- Kì 4: Khó khăn trong việc sử dụng thuật ngữ, lối nói và từ ngữ có gốc chữ Nho
- Kì 5: Khó khăn trong việc sử dụng thuật ngữ, lối nói và từ ngữ có gốc chữ Nho (Tiếp theo)
- Kì 6: Lời kết
Tác giả và nguồn[sửa]
- Phan Quý Bích
- Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
- Đã đăng: báo Văn nghệ trẻ, 2005